Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào

Các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao khi nuôi trồng thủy sản hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Qua đây, mời bà con cùng xem những chia sẻ để cải tạo ao nuôi và tăng năng suất nuôi trồng đạt hiệu quả cao nhất!

Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào
Cải tạo nước và đất đáy ao khi nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng!

Môi trường nước và đất đáy ao có vai trò trọng yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thủy sản trong ao. Sau mỗi lần thu hoạch, hầu như tất cả những bã thức ăn thừa, cặn, các chất thải, vi khuẩn gây bệnh,… đều lắng xuống phần bùn và đất của ao.

Đặc biệt là các ao nuôi cá ăn tạp như cá lóc, các loại thức ăn tươi sống còn dư của chúng sẽ khó phân hủy nên sẽ lắng xuống và gây ảnh hưởng đến chất lượng ao nuôi. Nếu không cải tạo kỹ và triệt để thì sang vụ kế tiếp, chất lượng nước sẽ giảm, dịch bệnh sẽ phát sinh làm năng suất thủy sản hạ thấp.

Do đó, trong nuôi trồng thủy sản cần phải có biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao để mang lại môi trường sinh trưởng tự nhiên (dinh dưỡng, thức ăn, độ pH, nhiệt độ nước,…) tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra trên vật nuôi để chúng phát triển và sinh sản tối ưu.

Biện pháp cải tạo nước và bùn đáy ao trong nuôi trồng thủy sản

Khi biết tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng ao nuôi thì bà con cần áp dụng biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao gồm các bước sau:

Cải tạo bùn đáy ao

  • Đối với ao mới chưa sử dụng: Trước hết rút cạn nước rồi rửa chua 2 3 lần bằng cách ngâm nước 1, 2 ngày rồi xả nước, cứ làm như vậy khoảng 4 5 lần.
  • Đối với ao cũ đã qua sử dụng: Rút cạn nước ao, tu sửa hệ thống cấp và thoát nước, nạo vét lớp bùn dưới đáy cho đến độ sâu khoảng từ 20 đến 40 cm. Công việc vét bùn này nhằm mục đích tăng lượng nước chứa trong ao, loại trừ những chất cặn bã, các vi sinh vật gây bệnh lắng đọng dưới lớp đáy và cải thiện độ thông thoáng của khí CO2, O2, NH3,…
  • Đối với ao quy mô công nghiệp: Với loại ao này, nên lấy sạch lớp bùn dưới đáy và sử dụng chế phẩm vi sinh thủy sản… nhằm loại trừ các chất hữu cơ bất lợi, chất độc hại ngấm trong lớp bùn dưới ao.
Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào
Vét bùn ao nhằm loại bỏ chất thải hữu cơ và mầm bệnh gây hại cho thủy sản và ao nuôi

Tẩy ao bằng vôi

Để đảm bảo phần bờ và đáy ao hoàn toàn không còn mầm bệnh và chất thải, bạn nên khử trùng bằng cách rắc bột vôi quanh đó. Cách này giúp môi trường đáy ao xốp hơn, độ pH ổn định ở tầm trên 6,5; tăng cường sinh trưởng cho các vi sinh vật (nguồn thức ăn vật nuôi) và đặc biệt gia tăng năng suất của các loại phân bón, chế phẩm vi sinh có lợi.

Thông thường, lượng vôi sử dụng sẽ từ 7 đến 10 kg/100 m2, với những ao có độ chua cao hoặc đất sét cần sử dụng 10 đến 15 kg/100 m2 để ổn định pH.

Lưu ý: Nếu ao bị tình trạng ô nhiễm nặng thì có thể sử dụng vôi tối đa 20 kg/100 m2. Khi bón xong, bà con cần rửa lại ao từ 2 đến 3 lần.

Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào
Rắc vôi là biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao nhằm tiêu diệt các mầm bệnh, chất thải,…

Phơi ao

Sau khi các công đoạn trên xong, bà con cần tiến hành phơi ao dưới ánh nắng mặt trời ít nhất 1 tuần. Tận dụng nguồn nhiệt và tia cực tím để làm phân hủy các chất hữu cơ, chất cặn bã, chất thải còn lại để chuyển hóa tạo thành chất vô cơ. Bên cạnh đó, các chất độc tích tụ trong đất cũng được giải phóng.

Ở bước này, bà con nên nhớ cần phơi ao đến khi nào thấy đáy khô, nhiều vết nứt là được. Không nên phơi ao quá lâu để tránh trường hợp bị phản tác dụng làm ao bị khô cằn và mất hết các chất dinh dưỡng.

Bón phân

Bà con cần bón lót khắp ao từ 20 30 kg phân chuồng và khoảng 60 kg lá/100 m2. Lá xanh cần bó lại từ 5 7 kg và để dưới đáy.

Sau đó, cho nước vào ao tầm khoảng 0,5 m, giữ như vậy 1 tuần rồi vớt hết các bã xác của phân bón. Tiếp tục cho nước vào đến độ sâu 1 m, đợi khoảng 5 6 ngày đến khi thấy nước có màu xanh lục hay ngả vàng là đạt tiêu chuẩn.

Bơm nước

Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào
Bơm nước cho ao tôm đúng cách để mang lại hiệu quả nuôi trồng cao nhất!

Nhiều hộ nuôi thủy sản nghĩ rằng công đoạn này đơn giản, chỉ cần bơm nước vào là được. Tuy nhiên, biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao này không dễ thực hiện nếu chưa có kinh nghiệm.

Theo đó, để có thể cho nước vào, bà con cần phải kiểm tra chất lượng trước:

  • Nước không có chất độc hại, hoàn toàn sạch và giàu oxy.
  • Hàm lượng hòa tan của oxy ít nhất phải từ 4 mg/lít.
  • Độ pH của nước khoảng 8.

Có 2 giai đoạn bơm nước vào ao gồm:

  • Giai đoạn 1: Cấp lượng nước đến độ sâu từ 0,4 đến 0,9 m, lúc này cần sát khuẩn nước ao, chờ khoảng 3 4 ngày rồi hòa chế phẩm sinh học vào để tạo màu nước và giữ độ ổn định. Tiếp đó, giữ nước như vậy 4 ngày để các vi sinh vật thủy sinh trong ao phát triển rồi thả giống vào.
  • Giai đoạn 2: Theo dõi tốc độ sinh trưởng của thủy sản, khi chúng lớn thì bơm thêm nước đến độ sâu mong muốn.
Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào
Ở giai đoạn này, nên sử dụng chế phẩm vi sinh để tạo màu nước và giữ ổn định chất lượng dưỡng chất trong ao

Chế phẩm vi sinh – tác dụng bất ngờ khi cải tạo

Anh Phạm Văn Nhân – một chủ hộ nuôi tôm lâu năm tại Bạc Liêu cho biết:

Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao được anh áp dụng chặt chẽ các quy trình nêu trên trong nhiều năm qua. Từ công đoạn tháo nước, vét bùn ao, tẩy vôi, bón phân đến cấp nước nên đã thu hoạch được nhiều vụ mùa bội thu.

Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào
Tảo độc trong ao nuôi tôm làm tốc độ sinh trưởng của tôm giảm nhanh chóng!

Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn chưa khắc phục, chẳng hạn như việc môi trường nước ổn định nên tảo dễ sinh sôi, ảnh hưởng đến sinh trưởng các loài tôm. Từ những tài liệu tham khảo trên mạng và học hỏi từ bà con xung quanh, anh kết hợp sử dụng thêm một số vi sinh thủy sản để xử lý ao nuôi và mang lại hiệu quả bất ngờ.

Tháng 10 năm 2019 đến nay, ao tôm của anh gần như số lượng tảo chỉ còn chiếm diện tích rất nhỏ không đáng kể, chất lượng nước và độ pH, màu nước cũng đạt chuẩn mong muốn.

Thông qua đó, anh kêu gọi bà con nên sử dụng lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp để hỗ trợ cho nuôi tôm và các loại thủy sản khác vì tính thân thiện với sức khỏe và đạt hiệu suất cao.

Đối với vấn đề cải tạo nước và đất đáy ao trong nuôi trồng thủy sản, bà con có thể tham khảo men vi sinh của EcoClean – một trong những thương hiệu xử lý nước ao nuôi nổi tiếng về chất lượng và thân thiện với môi trường!

>>> Tham khảo các sản phẩm vi sinh thủy sản của Ecoclean tại ĐÂY!

Ở địa phương em đã tạo ra nguồn thức ăn cho tôm, cá như thế nào
Nhờ có các sản phẩm xử lý ao nuôi thủy sản đến từ EcoClean mà chất lượng ao nuôi cũng như năng suất thủy sản được tăng lên đáng kể!

Trên đây là một số gợi ý biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao chất lượng và hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bà con có thể chuẩn bị cho một vụ mùa nuôi trồng tốt nhất. Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con thắng lợi trong vụ mùa sắp tới!

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM