Nước biển truyền dịch là gì

Nước biển truyền dịch là gì
Phóng to

Việc truyền dịch chỉ được thực hiện khi có y lệnh của bác sĩ - Ảnh: Thanh Đạm

Điều đáng nói ở đây là cả người muốn “tiếp nước” và người thực hiện việc “tiếp nước” đều cảm thấy hài lòng, dù việc làm đó nhiều khi không cần thiết, tốn kém tiền bạc, thời gian, chưa kể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ở các phòng mạch tư và một số nhà thuốc, hiện tượng người không bệnh tật gì đến đề nghị được truyền dịch là phổ biến. Nhiều người chỉ bị đau đầu nhưng cứ nằng nặc đòi vô “nước biển”. Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn và có ý tốt khuyên không nên thì họ phản ứng bằng cách bỏ đi nơi khác để được “tiếp nước”.

Có bao nhiêu loại dịch truyền?

Ở không ít phòng mạch tư, để dễ thu nhiều tiền bệnh nhân, thường trong “nước biển” sẽ được pha thêm một ít thuốc bổ như becozym...Thực chất đây chỉ là các vitamin nhóm B rất dễ gây sốc khi truyền. Nếu không đủ phương tiện hồi sức cấp cứu thì khi xảy ra sốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng người được truyền.

Người dân thường gọi dịch truyền nói chung là “nước biển”. Trong giới chuyên môn chia dịch truyền thành ba nhóm cơ bản sau:

1. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, dùng trong các trường hợp suy kiệt, ăn uống kém:

- Dịch ngọt chứa đường glucoza (còn gọi là glucose hoặc dextrose) có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Dung dịch glucoza có nhiều loại: 5%, 10%, 20%, 30%. Nửa lít glucoza 5% cung cấp năng lượng tương đương ăn một bát cơm.

- Dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin như: alversin 40, amigolg 8,5%, amino - plasmal 5%, nutrisol 5%, vitaplex, lipofundin, clinoleic... dùng trong các trường hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng. Các sản phẩm này rất đắt tiền.

2. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (tiêu chảy, bỏng, ói mửa...). Đó là các dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...

3. Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê toa.

Các tình huống cần truyền dịch

Dịch truyền sẽ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều. Việc lạm dụng dịch truyền hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến. Người bệnh cần được truyền dịch trong các tình huống sau:

1. Bồi hoàn thể tích dịch cho cơ thể bị mất như khi sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, bỏng, chấn thương gây chảy máu...

2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được, suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột...

3. Mượn đường truyền dịch để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ, vì có một số loại thuốc không thể tiêm thẳng và nhanh vào mạch máu.

4. Bồi hoàn các chất điện giải như natri, kali, canxi, clor... Các chất này thường được phát hiện thiếu hụt khi làm xét nghiệm máu.

Các tai biến khi truyền dịch

Dù truyền dịch có đúng chỉ định hay không vẫn có thể xảy ra tai biến. Bao gồm:

1. Run tiêm truyền và sốc. Đang truyền dịch đột nhiên lạnh run, sốt, toát mồ hôi... Nặng hơn sẽ làm tụt huyết áp, hôn mê, ngưng tim ngưng thở và tử vong

2. Nhiễm trùng. Nếu không sát trùng kỹ nơi tiêm truyền, các thao tác không đảm bảo vô trùng có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ, viêm tĩnh mạch, sưng phù do lệch kim khỏi tĩnh mạch. Nếu vi trùng lan vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Nếu sử dụng kim, ống chích, dây truyền cho nhiều người có thể làm lây bệnh viêm gan siêu vi B,C, nhiễm HIV, sốt rét...

3. Quá tải thể tích. Khi truyền dịch với số lượng lớn hoặc truyền với tốc độ quá nhanh sẽ làm quá sức chịu đựng của tim và phổi, dẫn đến mệt, khó thở, suy tim và phù phổi cấp. Tai biến này rất dễ xảy ra trên các đối tượng như bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim, suy thận, trẻ em...

4. Tắc khí. Hết dịch truyền mà không biết hoặc để bóng khí lọt vào mạch máu có thể gây thuyên tắc khí. Nếu nặng có thể gây chết người.

5. Rối loạn thừa. Việc truyền không đúng loại dịch truyền sẽ gây rối loạn thừa các chất có trong dịch truyền, làm cơ thể mất quân bình.

Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, để xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn. Điều quan trọng là người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền dịch, để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Nước biển truyền dịch là gì

Phân loại dung dịch truyền

Hiện nay trên thị trường dược phẩm có nhiều loại dịch truyền. Tùy theo tác dụng, dịch truyền được chia thành các loại như sau:

- Dịch truyền cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch ngọt chứa đường glucose, dung dịch mặn chứa muối natri clorid, dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat…

- Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể dùng cho người bệnh không ăn được. Đây là loại dịch truyền thường hay bị một số người lạm dụng, ví dụ có người thấy mệt mỏi là thích đi truyền đạm, người hơi thấy bị đau đầu cứ nằng nặc đòi vô “nước biển”. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu, các vitamine, chất khoáng, chất béo…

- Dịch truyền tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh thừa toan hoặc thừa kiềm. Tác dụng của nó là trung hòa thừa toan hoặc thừa kiềm ví dụ người bệnh bị toan huyết dùng dung dịch kiềm là Natribicarbonat…

- Dịch truyền thay thế máu dùng trong trường hợp bị mất máu, đó là dung dịch keo chứa các chất có phân tử lớn như dextran, gelofusin… có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu.

Khi nào cần truyền dịch?

Cơ thể của mỗi người đều có các chỉ số trung bình trong máu về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… Nếu các chỉ số trên thấp hơn chỉ số bình thường cho phép, lúc đó cần phải bù đắp bổ sung kịp thời.

Truyền dịch chỉ có lợi khi cơ thể chúng ta cần hồi phục lại khối lượng tuần hoàn trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu, mất nước, không ăn uống được, ói dữ dội hoặc tụt huyết áp…

Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường hay dựa vào kết quả xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết, trường hợp nào chưa thật cần thiết để truyền dịch bổ sung và số lượng truyền bao nhiêu là phù hợp.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, dù các bác sĩ chưa có được những kết quả xét nghiệm, vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch, đó là khi bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu, bị sốt xuất huyết, bỏng, tiêu chảy mất nước, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật…

Truyền nước biển nhiều có hại gì không?

Truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, rõ nhất là ứ nước trong các mô, tổ chức thường hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi, nước trong mạch máu phổi vào phế nang gây khó thở, suy hô hấp có thể gây tử vong do biến chứng phù phổi.

Các tai biến có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì gây sưng phù đau tại vùng tiêm truyền, nặng hơn có thể gây viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương, gây nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn về chuyển hóa, phù ở tim, thận. Nhưng một tai biến nguy hiểm có thể đến bất ngờ đó là phản ứng toàn thân. Lúc đó bệnh nhân có cảm giác rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực… thường gọi là “sốc dịch truyền”, nếu không xử trí nhanh chóng bệnh nhân có thể tử vong.

Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, xác định cơ thể bệnh nhân đang ở trong tình trạng như thế nào và cần loại dịch truyền gì. Do đó cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Ngoài ra phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn, điều quan trọng người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền dịch để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.