Những việc nên làm khi ngồi trên xe gắn máy

Đáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 3

Giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2022-2023 là cuộc thi diễn ra từ ngày 1/12/2022 đến 10/1/2023 dành cho cấp tiêu học. Nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng là một câu hỏi tự luận trong bộ đề dành cho học sinh lớp 3. Sau đây là gợi ý trả lời.

Lưu ý: Khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng em không nên làm gì là tài liệu được tổng hợp, sưu tầm từ các nguồn để chia sẻ miễn phí đến các bạn học sinh nhằm hoàn thành tốt cuộc thi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 3.

Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia

Câu hỏi: Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đó?

1. Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng: Xe bus

Xe bus là loại giao thông công cộng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Ở các thành phố lớn, có trường còn đưa đón bằng xe bus. Hiểu rõ những việc nên làm và không nên làm khi ngồi ngồi xe bus không chỉ giúp các em trả lời được bài thi mà có là một kỹ năng sống rất có ích cho với các em học sinh tiểu học. Mời các bạn tham khảo dưới đây nhé.

Những việc nên làm và không nên làm khi đi xe buýt
  • Đứng đúng điểm, hãy vẫy cánh tay của bạn khi nhìn thấy xe buýt bạn muốn đi.
  • Khi bước lên xe cần nhanh chân và không đứng tại khu vực bậc lên [chỗ cửa xe mở ra đóng vào]
  • Xác định chỗ ngồi và khẩn trương vào chỗ. Nếu hết chỗ thì đứng bám và đi xuống cuối xe.
  • Luôn nhớ khi đã đưa tiền cho nhân viên thu vé thì hãy cầm vé, không đứa vé thì bảo họ phải đưa vé cho bản thân. Khi có vé trên tay hãy giữ lấy nó. Xuống xe mới bỏ đi.
  • Nhường ghế cho người già, người có tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
  • Nếu bạn có đồ hãy để gọn, khi ngồi chú ý chân để gọn để không làm ảnh hưởng tới chỗ đi lại ở giữa cũng như hành khách đang đứng.
  • Lên xe cửa trước, xuống xe cửa sau.
  • Chuẩn bị tiền lẻ trước khi lên xe.
  • Chú ý lắng nghe thông báo điểm đến để nhanh chóng xuống bến của mình.
  • Không uống rượu, bia trước khi đi xe buýt .
  • Không vứt rác bừa bãi, không nói chuyện quá to trên xe buýt.
  • Không cười đùa, nô nghịch, chạy nhảy trên xe bus.
  • Không gác chân lên ghế đằng trước.
  • Không nói tục chửi bậy trên xe.
  • Không được nhảy xuống xe khi xe chưa dừng hẳn.

Trước khi lên tàu thủy:

  • Nếu muốn mang thú cưng thì phải hỏi về việc mang thú cưng trước khi lên tàu. Nếu không được phép thì không được mang.
  • Nên mang hành lý gọn nhẹ và hợp lý. [Nhiều tàu không có khoang để hành lý nên hành lý thường để ngay bên chỗ ngồi của mình. Mang quá nhiều hành lý cồng kềnh sẽ làm chật chỗ và vướng lối đi.]
  • Cần đến bến tàu sớm để chuẩn bị và quan sát, làm quen với môi trường xung quanh.
  • Phải mua vé trước với những loại tàu cần có vé.
  • Nếu có vali, hành lý nặng thì chuyển cho các nhân viên trên tàu thủy cầm xuống trước.
  • Lúc di chuyển từ bờ xuống tàu thì phải thật cẩn thận, chậm rãi, gần đến sàn tàu thì bắt lấy tay nhân viên nếu họ đưa tay đón. Nếu không cũng phải xuống từ từ, không lao nhanh xuống tàu.

Sau khi lên tàu thủy

  • Lắng nghe những phổ biến về an toàn khi trên tàu.
  • Nhanh chóng di chuyển vào chỗ ngồi theo đúng số vé hoặc theo hướng dẫn của nhân viên tàu.
  • Bám vào các vật vững chắc khi di chuyển đến chỗ ngồi trong tàu.
  • Khi lên tàu thuyền cần mặc áo phao, tuân thủ các quy định của tàu để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Đưa ra các yêu cầu, thắc mặc lịch sự với nhân viên tàu khi cảm thấy cần giúp đỡ.
  • Chú ý hướng dẫn, thông báo của nhân viên để xuống đúng bến và không làm mất thời gian của mọi người.

2.2 Những việc không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy

  • Không nên đi giày cao, giày gót nhọn, dép trơn vì dễ đứng không vững.
  • Không nên chạy nhảy, nô đùa khi di chuyển trên tàu.
  • Không văng tục, chửi bậy trên tàu.
  • Không xả rác bừa bãi tàu.
  • Không chen lấn, xô đẩy nhau khi lên và xuống tàu.
  • Không nghịch ngợm, phá hoại các thiết bị, đồ vật có trên tàu khi di chuyển.
  • Không tự ý di chuyển ra mép tàu, lan can tàu khi không có người lớn hoặc nhân viên tàu.
  • Không uống chất cồn, chất kích thích, chất cấm trước và khi lên tàu. Không làm điều bất hợp pháp.
  • Không đi vào nơi mà không thuộc bổn phận của bạn [Không bao giờ đi vào khu vực riêng của thủy thủ đoàn nếu họ không cho phép]
Nêu những việc nên làm và không nên làm khi đi máy bay
  • Nên đến sớm hơn so với giờ bay một thời gian nhất định, để có thể kiểm tra kĩ các thông tin, hành lý và phòng cho các trường hợp ngoài ý muốn [như tắc đường, lạc đường…]
  • Đọc kĩ thông tin ghế ngồi, số hiệu máy bay để lên đúng vị trí của mình, sau đó tìm đến đúng chỗ ngồi của mình.
  • Tuân thủ đúng theo các quy định của hãng bay và yêu cầu của tiếp viên [thường sẽ được in sẵn hoặc thông báo bằng loa, trực tiếp]
  • Trò chuyện lịch sự, nhẹ nhàng với các tiếp viên về các thắc mắc và nhu cầu của mình.
  • Để ý thời gian và lời nhắc nhở của hệ thống cũng như tiếp viên để sắp xếp, xuống máy bay đúng quy trình khi đến nơi
  • Không sử dụng các chất có cồn, chất kích thích, chất cấm trước khi lên máy bay
  • Không cười nói lớn tiếng, đùa giỡn… ở lối lên máy bay cũng như khi đã vào chỗ ngồi
  • Không tạo các hành động gây ảnh hưởng đến hành khách khác [nói chuyện, nghe nhạc, xem phim lớn tiếng, gác chân lên chỗ ngồi của người khác…]
  • Không xả rác bừa bãi
  • Không làm hành vi khiến hư hại các trang thiết bị chung trên máy bay.
  • Không chạy nhảy, nô đùa trên máy bay.
  • Nên đọc kĩ các thông tin về chuyến đi được in trên vé [số toa, số ghế, giờ xuất phát..]
  • Chuẩn bị sẵn hành lí gọn gàng để tiện di chuyển khi đi qua các cửa của ga tàu
  • Đến sớm hơn giờ xuất phát của tàu để sẵn sàng cho các tình huống ngoài ý muốn [tàu xuất phát sớm hơn dự kiến, tắc đường…]
  • Khi lên tàu, qua cửa soát vé… cần chú ý thực hiện đúng các quy định, yêu cầu của nhà ga và nhân viên, không nô đùa, có các hành vi gây ảnh hưởng đến người khác
  • Tránh sử dụng các chất kích thích [rượu, bia…] trước khi lên tàu, vì với nồng độ cồn nhất định sẽ không được di chuyển bằng đường sắt
  • Nếu không tìm thấy ghế của mình, hãy hỏi các hành khách khác hoặc tiếp viên
  • Nên cất hành lí gọn gàng ở dưới ghế hoặc thanh ngang trên ghế ngồi của mình, chú ý sắp xếp sao cho hợp lí, tránh lấn chiếm sang chỗ ngồi của người khác
  • Trong quá trình tàu hỏa di chuyển, chú ý bảo vệ tài sản cá nhân của mình, những tài sản nhỏ có giá trị [ví tiền, đồ trang sức, điện thoại…] nên mang theo mình
  • Hãy đưa ra các thắc mắc, nhu cầu của bản thân với nhân viên trên tàu một cách lịch sự
  • Trong quá trình tàu di chuyển, không nên cười đùa, xem phim tạo tiếng ồn lớn ảnh hưởng người khác; không xả rác bừa bãi hay làm hư hại các trang thiết bị trên tàu
  • Chú ý thời gian, ga tàu cần xuống [dựa trên thông báu của tàu, của nhân viên] để chuẩn bị hành lí và di chuyển tới cửa ra
  • Khi ra khỏi tàu, cần di chuyển đến đúng nơi cửa ra [theo hướng dẫn] để ra khỏi ga tàu, tránh di chuyển lung tung gây mất thời gian và gặp nguy hiểm
  • Không nên mang nhiều hành lý, đồ đạc cồng kềnh vì không gian trên thuyền, bè có hạn.
  • Di chuyển xuống thuyền thật chậm rãi, cẩn thận.
  • Không chen lấn, xô đẩy nhau khi lên và xuống thuyền
  • Không ngồi sát, ra sát mép thuyền, bè.
  • Ngồi im tại chỗ, giữ chặt lấy mép thuyền hoặc các đồ vật vững chắc
  • Mặc áo phao, tuân thủ các quy định của thuyền để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Không ồn ào, đùa nghịch trên thuyền.
  • Luôn chú ý bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như tài sản cá nhân mang theo.
Những việc nên làm và không nên làm khi phương tiện giao thông công cộng
  • Chờ xếp hàng trước khi lên tàu
  • Xác định cửa ra
  • Ngồi gọn một chỗ, không nên chiếm quá nhiều không gian trên tàu.
  • Không nói lớn tiếng, ồn ào, không văng tục, chửi bậy.
  • Không nô đùa, chạy nhảy trên tàu điện.
  • Nhường ghế cho phụ nữ có thai và người lớn tuổi.
  • Không xả rác bừa bãi.
  • Chú ý lắng nghe ga mình định đến.
  • Không uống rượu bia, thức uống có cồn trước và khi lên tàu.
  • Để gọn túi và đồ mang theo, không quăng quật vào người khác.
  • Kiểm tra và bảo vệ kỹ tài sản của mình.
  • Tránh ăn uống vương vãi.

Trên đây là những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng như xa bus, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, tàu điện......Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Để bảo đảm an toàn trong lúc di chuyển, cha mẹ cần chỉ bảo, hướng dẫn cho con mình những thói quen khi đi trên xe máy, ô tô...ngay từ nhỏ là điều cấp thiết.

Khi đi trên xe máy

Cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy định, khi đi trên xe máy. Trẻ từ 6 tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm [đúng chủng loại và kích cỡ mũ dành cho trẻ em] khi tham gia giao thông cùng cha mẹ trên xe máy. Thông điệp “Đội mũ cho con - Trọn tình cha mẹ” nhắc nhở những bậc làm cha, mẹ hãy đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, nhằm phòng tránh thương vong cho trẻ em khi xảy ra tai nạn giao thông [TNGT]. Thực tế, hằng ngày người đi đường vẫn bắt gặp cảnh cha mẹ đội mũ bảo hiểm đầy đủ, nhưng chở theo con thì đầu trần, không đội mũ. Cũng như người lớn, khi tham gia giao thông bằng các phương tiện xe hai bánh, trẻ em cũng phải đối mặt với các nguy cơ TNGT. Thực tế khi xảy ra TNGT, trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Hướng dẫn cho trẻ cách đeo khẩu trang đúng quy cách, tránh khói, bụi, đề phòng dịch bệnh. Bởi đây cũng là một trong những biện pháp an toàn “5K” hiện nay. Đồng thời, dạy trẻ ngồi trên xe máy với tư thế an toàn, để tránh té ngã, gây mất an toàn đối với người đang lái xe. Tuyệt đối không đùa giỡn trên xe khi xe đang chạy với tốc độ cao. Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn để tránh té ngã, va đập gây chấn thương nghiêm trọng. Với trẻ lớn đủ điều kiện điều khiển phương tiện khi sử dụng xe máy, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách đi xe trên đường và xử lý một số tình huống thường gặp phải. Trước khi cho trẻ tự tham gia giao thông, cần đi kèm trẻ một thời gian để trẻ quen xe, quen đường và biết xử lý tình huống bất ngờ mới cho trẻ đi một mình. Đồng thời dạy trẻ cách thức và thói quen kiểm tra các phương tiện giao thông như phanh xe, bàn đạp, đèn xi nhan, bánh xe đủ hơi…, đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường, phòng, tránh nguy cơ tai nạn thương tích nói chung và tai nạn giao thông nói riêng.

Khi ngồi trên ô tô

Cha mẹ cần dạy trẻ luôn ngồi vào ghế dành cho trẻ và thắt dây an toàn. Ghế trên ô tô được thiết kế dành cho người lớn, do đó tầm vóc của trẻ sẽ lọt thỏm trong lòng ghế, khiến trẻ dễ bị dịch chuyển, lắc lư và dây an toàn không thể thắt gọn. Dù trẻ ngồi ghế riêng hay có thể ngồi cùng ghế người lớn thì cha mẹ cũng phải tập cho trẻ thói quen thắt dây an toàn. Đây là hành động cơ bản, bắt buộc đầu tiên để hình thành thói quen cho trẻ khi bước vào ô tô.  Vị trí thích hợp nhất cho trẻ em là ở hàng ghế sau, ghế ngồi riêng của trẻ nên đặt so cho mắt trẻ có thể quan sát không gian bên ngoài để tránh mệt mỏi, say xe. Không được chơi đùa, nghịch phá khi ngồi trong ô tô đang chạy. Việc chơi đùa trên ô tô thường dễ khiến cho trẻ bị ngã va chạm vào các bộ phận trên xe dẫn đến chấn thương, đặc biệt khi xe chạy nhanh, đổi hướng.

Trang bị cho trẻ những kiến thức an toàn khi đi xe và cách tự giải thoát cho mình khi bị bỏ quên, mắc kẹt trên ô tô một mình. Cụ thể, hãy dạy trẻ cách mở cửa từ bên trong khi xe bị chốt khóa và tắt máy. Chỉ cho trẻ biết các nút mở cửa và vị trí lẫy khóa. Đồng thời, chỉ cho trẻ biết cách bật tín hiệu cảnh báo khẩn cấp trên ô tô và bấm còi [vì khi tắt máy thì các hệ thồng đèn khẩn cấp và coi xe vẫn hoạt động bình thường]. Đối với những trẻ có thể sử dụng các thiết bị công nghệ, nên trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị có thể nghe gọi hoặc một chiếc điện thoại di động. Qua đó hướng dẫn trẻ sử dụng để khi rơi vào các tình huống khẩn cấp có thể liên hệ cho cha mẹ hoặc người thân.


Video liên quan

Chủ Đề