Những ngành nghề nào được nghỉ hưu sớm

- Hiện hành: Lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được về hữu sớm hưởng chế độ [Theo Bộ Luật lao động 2012 và Luật BHXH 2014].

- Từ 1-1-2021: Lao động nam và lao động nữ có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với người lao động [NLĐ] làm việc ở điều kiện bình thường theo Bộ Luật lao động 2019 và Luật BHXH 2014.

Lao động nam

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Năm sinh

2021

55 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 9/1966

2021

50 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1971 đến tháng 8/1971

2022

55 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1966 đến tháng 6/1967

2022

50 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1971 đến tháng 4/1972

2023

55 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1967 đến tháng 3/1968

2023

51 tuổi

Từ tháng 5/1972 đến tháng 12/1972

2024

56 tuổi

Từ tháng 4/1968 đến tháng 12/1968

2024

51 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1973

2025

56 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1969 đến tháng 9/1969

2025

51 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1973 đến tháng 5/1974

2026

56 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1969 đến tháng 6/1970

2026

52 tuổi

Từ tháng 6/1974 đến tháng 12/1974

2027

56 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1970 đến tháng 3/1971

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1975 đến tháng 8/1975

2028

57 tuổi

Từ tháng 4/1971 trở đi

2028

52 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1975 đến tháng 4/1976

2029

53 tuổi

Từ tháng 5/1976 đến tháng 12/1976

2030

53 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1977 đến tháng 8/1977

2031

53 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1977 đến tháng 4/1978

2032

54 tuổi

Từ tháng 5/1978 đến tháng 12/1978

2033

54 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1979 đến tháng 8/1979

2034

54 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1979 đến tháng 4/1980

2035

55 tuổi

Từ tháng 5/1980 trở đi

Ngày 28-6-2016, Bộ LĐ-TB-XH ban hành Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH kèm theo đó là danh mục 163 nghề,công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm [loại IV] hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm [Loại V, VI] sau đây sẽ được nghỉ hưu trước tuổi:

Bộ LĐ-TB-XH vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri các địa phương liên quan đến tuổi nghỉ hưu và chính sách hưu trí.

Cử tri nhiều địa phương kiến nghị cho giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

NHẬT THỊNH

Bộ LĐ-TB-XH cho biết, trong thời gian qua đã nhận được kiến nghị của cử tri 13 tỉnh, gồm: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Long An, Tiền Giang về việc kiến nghị xem xét giảm tuổi nghỉ hưu xuống 55 đối với nữ và 60 đối với nam cho các công nhân lao động trực tiếp tại các khu công nghiệp, làm các công việc nặng nhọc, độc hại.

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế việc rút BHXH 1 lần, người lao động có cơ hội nhận lương hưu để trang trải cuộc sống khi về già, cử tri một số địa phương này còn đề xuất cho phép một số ngành nghề đặc thù nghỉ hưu sớm như giáo viên mầm non, người làm công việc quản lý, bảo vệ rừng...

Cử tri các tỉnh cũng đề nghị sửa đổi luật BHXH theo hướng tách quy định độ tuổi hưởng lương hưu của nhóm đối tượng là công chức, viên chức, lao động khối hành chính sự nghiệp với nhóm đối tượng người lao động khối sản xuất, kinh doanh.

Theo ý kiến cử tri, thực tế hiện nay, điều kiện lao động của công nhân lao động có mức độ nặng nhọc hơn, dẫn đến việc suy giảm sức khỏe lao động nhanh hơn; còn đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục, nhất là giáo viên mầm non đòi hỏi sự trẻ khỏe để chăm sóc các cháu tốt hơn.

Việc thực hiện tuổi hưởng lương hưu theo tuổi nghỉ hưu tăng dần lộ trình đến mốc nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi được quy định tại bộ luật Lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp và giáo viên rất bất hợp lý.

Đa số người lao động sẽ không thể làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mà sẽ phải nghỉ trước tuổi và bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu [mỗi năm bị trừ 2% gây thiệt thòi lớn cho người lao động].

Tiếp tục sửa đổi danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, theo quy định của pháp luật về BHXH, người lao động để được hưởng lương hưu hằng tháng phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện: tuổi đời và thời gian đóng BHXH, nhằm đảm bảo hài hòa, cân đối giữa thời gian đóng góp và thời gian thụ hưởng chế độ BHXH của người lao động, từ đó bảo đảm cân đối và bền vững lâu dài của Quỹ BHXH.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng bộ luật Lao động năm 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ, mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng đã xem xét đến các yếu tố về tính chất, loại hình lao động và sức khỏe của người lao động. Đối với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 5 tuổi hoặc 10 tuổi tùy từng trường hợp.

Ngoài ra, còn có xem xét đến yếu tố làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc những người lao động sức khỏe yếu [bị suy giảm khả năng lao động] thì cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Từ đó, nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện về tuổi hưởng lương hưu của người lao động.

Chủ Đề