Những múi giờ nằm bên trái múi giờ gốc sẽ như thế nào so với giờ gốc?

Độ HOT của những mẫu đồng hồ GMT chưa bao giờ giảm nhiệt dù trải qua nhiều thế hệ. Hãy cùng Điện máy XANH khám phá xem đồng hồ GMT là gì? Và cách xem đồng hồ GMT đúng cách như thế nào nhé!

1 GMT là gì?

GMT là viết tắt của chữ Greenwich Mean Time, có thể hiểu nôm na là giờ của mặt trời được quan sát tại Đài thiên văn Hoàng Gia nằm ở Greenwich – một công viên tại London, Anh Quốc. Greenwich trở thành một nơi đặc biệt khi được quy ước là kinh tuyến gốc [kinh tuyến số 0] của Trái Đất.

Năm 1884, người ta chính thức áp dụng GMT làm tiêu chuẩn thời gian quốc tế. Đồng thời, Hội nghị Kinh tuyến Quốc tế đã thiết lập 24 múi giờ tương ứng với 24 kinh tuyến theo múi giờ chuẩn GMT.

GMT vốn được sử dụng phổ biến trên toàn cầu trong một khoản thời gian dài. Với độ chính xác cao của đồng hồ nguyên tử hiện nay, thì GMT có thể được thay thế bằng UTC [viết tắt của Universal Time Coordinated] – gọi là Tọa độ thời gian Quốc tế, hoặc là thời gian nguyên tử.

Tuy nhiên, kinh tuyến gốc vẫn được quy ước nằm ở Greenwich nên GMT cũng được xem là cơ sở của UTC, và GMT vẫn trở thành múi giờ chuẩn còn sử dụng cho đến ngày nay.

2 Đồng hồ GMT là gì?

Đồng hồ GMT là đồng hồ kim, cho phép bạn biết thời gian ở 2 múi giờ khác nhau– được xác định dựa trên múi giờ chuẩn GMT và cho hiển thị tổng cộng 24 múi giờ.

Đồng hồ GMT ngoài có ba kim - giờ, phút, giây, thì trên mặt đồng hồ này còn được trang bị thêm một kim giờ thứ 2gọi là kim GMT [có vị trí nằm ở trung tâm hoặc mặt phụ tùy mẫu sản phẩm].

Kim giờ thứ 2 có gì đặc biệt?

  • Kim giờ thứ 2 này sẽ cho bạn biết được chính xác thời gian tại một điểm bất kì mà bạn muốn biết.
  • Khung thời gian tương ứng với kim giờ thứ hai này thường là 24 giờ, hoặc tên gọi của các thành phố tương ứng với 24 múi giờ. Điểm đặc biệt của khung giờ này là bạn có thể xoay được bằng núm hoặcvòng bezel để biết được múi giờ thứ 2 mà bạn muốn biết.

3 Cách xem đồng hồ GMT

Greenwich sẽ đại diện cho cột mốc giờ 0, nên muốn biết thời gian tại nơi nào thì bạn chỉ cần cộng hoặc trừ số múi giờ so với Greenwich [London, nước Anh].

Nói một cách khác, chiếc đồng hồ GMT thực hiện phép toán cơ bản cho người sử dụng biết được thời gian. Dù bạn ở đâu, chỉ cần xoay vòng bezel có số múi giờ chênh lệch so với giờ ở Anh, là biết được thời gian nơi bạn muốn biết.

Ví dụ, bạn đang ở Anh, theo giờ địa phương, kim giờ và phút thể hiện là chiều lúc 4:15, bạn muốn biết thời gian ở thành phố Rio de Janeiro [ở Brazil].

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra mũi tên trên vòng bezel đúng số 12, và múi giờ ở Rio de Janeiro chạy chậm hơn ở Anh là GMT-3 [kiểm tra Bảng đối chiếu múi giờ GMT].

Sau đó, điều chỉnh vòng bezel lùi về 3 giờ, nhìn kim giờ thứ 2 GMT [được kí hiệu màu đỏ trên mặt đồng hồ như trong hình] chỉ số 12 trên vòng bezel, và kim phút [theo giờ địa phương] là 15 phút, nghĩa là 1215, hoặc 12:15 trưa tại Rio de Janeiro.

Tham khảo Bảng đối chiếu múi giờ GMT:

4 Đối tượng nào nên dùng đồng hồ GMT?

Thấu hiểu được đồng hồ GMT là gì và cách xem kiểu đồng hồ này ra sao, thì ắt hẳn bạn đã thấy được công dụng tuyệt vời của nó.

Đồng hồ GMT giúp bạn theo dõi thời gian ít nhất hai nơi cùng một lúc, là một phụ kiện hoàn toàn thích hợp cho những ai làm nghề hàng không [phi công, tiếp viên hàng không,…] và doanh nhân, những người thường xuyên đi công tác nước ngoài, kể cả những ai thích đi du lịch nhiều ngoài nước.

Không những thế, chiếc đồng hồ GMT còn thích hợp cho những ai muốn theo dõi thời gian để tương tác với người nước ngoài một cách nhanh chóng, mà không cần phải sử dụng điện thoại để tra cứu múi giờ. Thậm chí, các bạn nam nếu yêu thích sự hoạt động của đồng hồ GMT đều có thể chọn dùng loại đồng hồ này bởi kiểu thiết kế độc đáo, bên cạnh việc chọn các đồng hồ thời trang nam hiện đại khác.

5 Cách chọn đồng hồ GMT

Hầu hết đồng hồ GMT đều có nguyên lý hoạt động giống nhau, nên cách chọn đồng hồ này đều phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Chẳng hạn:

Kiểu đồng hồ GMT hiển thị 24 múi giờ

Nếu bạn yêu thích sự đơn giản mà vẫn thể hiện sự thanh lịch, thì kiểu đồng hồ GMT hiển thị 24 múi giờ là sự lựa chọn phù hợp.

Bạn chỉ cần xoay [vặn] vòng Bezel trên chiếc đồng hồ, kết hợp với kim giờ thứ 2 [thường được thể hiện bằng màu sắc khác so với các loại kim còn lại], là có thể biết được thời gian của bất kì nơi nào.

Kiểu đồng hồ GMT hiển thị 24 thành phố

Kiểu đồng hồ GMT có hiển thị 24 thành phố tương ứng với 24 múi giờ, thích hợp cho những ai yêu chuộng sự thiết kế độc đáo.

Kiểu đồng hồ GMT tích hợp thêm chức năng lịch, hoặc la bàn

Mẫu đồng hồ GMT này cũng rất được ưa chuộng vì mang lại thêm tiện ích cho người đeo đồng hồ như xem ngày tháng, tọa độ,…

Có thể nói, chiếc đồng hồ đeo tay GMT trở thành người đồng hành với bạn ở bất kì nơi nào, vì sự độc đáo về yếu tố thiết kế và nguyên lý hoạt động đặc trưng vốn có của chiếc đồng hồ này.

Các mẫu đồng hồ xem được 2 múi giờ đang được bán tại Điện máy XANH:

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn có cái nhìn độc đáo hơn về kiểu đồng hồ GMT là gì và cách xem đồng hồ này như thế nào nhé!

Trước đây khi chưa có đồng hồ, người ta sử dụng mặt trời để xác định thời gian trong ngày. Ngày nay, cách tính giờ trên Trái Đất đã được hoàn thiện và được quy định. Nó đã tạo nên sự thống nhất trong việc tính thời gian. Vậy công thức tính giờ như thế nào? Trên bề mặt địa cầu có bao nhiêu múi giờ?

Bài viết nổi bật:

Bài viết dưới đây, kienthuctonghop.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tính giờ. Và những sự thật thú vị về múi giờ trên Trái Đất cũng sẽ được bật mí ngay sau đây.

Cách tính giờ trên Trái Đất có gì đặc biệt? Công thức tính giờ

Tại sao ở đất nước này là 7h nhưng tại một quốc gia khác, cùng thời điểm đó đồng hồ lại đang chỉ 9h? Đó là do những vị trí khác nhau trên Trái Đất sẽ có múi giờ khác nhau. Vậy các múi giờ trên Trái Đất là những múi giờ nào, cách tính ra sao?

Cách tính giờ trên Trái Đất: những sự thật thú vị về múi giờ

“Múi giờ là một vùng trên bề mặt địa cầu. Tại đây, người ta quy ước sử dụng 1 thời gian tiêu chuẩn [giờ địa phương]. Các đồng hồ trong múi giờ sẽ chỉ 1 thời gian.”

Người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu múi giờ tất cả?

Thực tế, vì Trái Đất hình cầu, lại quay từ Đông sang Tây nên thời gian cũng biến đổi từ Đông sang Tây. Tại một thời điểm xác định, có nơi đang là buổi sáng, có nơi trời đã chuyển đêm. Các thành phố nằm ở kinh tuyến khác nhau sẽ có múi giờ khác nhau.

24 đường kinh tuyến chia Trái Đất thành 24 phần bằng nhau. Mỗi kinh tuyến tương ứng với một múi giờ. Điều này giúp con người dễ dàng hơn khi tính toán thời gian chênh lệch giữa các quốc gia. Việc phân chia này là cơ sở chung, từ đó, các múi giờ cụ thể sẽ được phân chia theo thỏa ước địa phương nhằm thống nhất lãnh thổ 1 nước. 

Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối với giờ UTC [giờ phối hợp quốc tế, xấp xỉ bằng giờ GMT]. Tức là lấy tương đối so với giờ tại kinh tuyến 0 qua đài thiên văn Greenwich, Luân Đôn, Anh.

Theo lý thuyết, giờ GMT là giờ mặt trời. Nó được tính và thời điểm giữa trưa – mặt trời nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Do quỹ đạo của Trái Đất là hình elip gần tròn nên đã dẫn đến sự chênh lệch giờ trên Trái Đất.

24 múi giờ trên bề mặt Trái Đất

Trái Đất tự quay quanh mình không đều vì chịu tác động của Mặt Trăng nên bị chậm dần. Do đó, sử dụng giờ GMT không còn đảm bảo được độ chính xác. Người ta thay GMT bằng UTC – giờ phối hợp quốc tế được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử bố trí quanh địa cầu. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa giờ UTC và GMT là không đáng kể.

Cách tính giờ trên Trái Đất như thế nào?

Ta có công thức tính giờ trên Trái Đất đó là: Tm = To + M

Trong công thức này, ta có:

  • Tm là giờ múi
  • To là giờ GMT
  • M là số thứ tự của múi giờ

 Khi biết giờ múi của kinh độ, người ta có thể xác định được giờ địa phương. Hoặc ngược lại, khi biết giờ địa phương sẽ tính được giờ múi. Công thức đó là: TM = Tm ± Dt. Trong đó Dt là khoảng chênh lệch thời gian của kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định giờ.

Người ta sẽ căn cứ vào vị trí kinh tuyến để điền dấu [+] hoặc [-]. Nếu kinh tuyến nằm ở bán cầu Đông, công thức trên sẽ là + Dt và – Dt nếu ở bán cầu Tây.

Tính giờ tại các bán cầu Đông tây

Theo đó, chúng ta có thể thiết lập được cách tính giờ Trái Đất ở hai bán cầu như sau:

  • Giờ ở bán cầu Đông Trái Đất = Giờ GMT + khu vực giờ địa phương
  • Giờ tại bán cầu Tây = Khu vực giờ địa phương – giờ GMT

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những nơi cùng bán cầu thì không đổi ngày, khác bán cầu thực hiện đổi ngày. Quy luật đổi ngày của kinh tuyến 180o. Đó là từ Tây sang Đông lùi 1 ngày và cộng 1 ngày nếu là từ Đông sang Tây.

Những sự thật thú vị về các múi giờ trên Trái Đất

Theo như cách tính giờ trên Trái Đất, hành tinh của chúng ta được chia thành 24 múi giờ. Các múi giờ trên Trái Đất có sự chênh lệch nhau, điều này đã tạo nên rất nhiều điều thú vị.

Giờ GMT hay giờ UTC

GMT là giờ gốc tại kinh độ Greenwich đi qua đài thiên văn Greenwich ở Luân Đôn [Anh]. Nó nằm trên kinh tuyến số 0, vĩ độ 51,28,38N, thuộc Bắc bán cầu. Đây là phương thức chuẩn quốc tế đầu tiên của thời gian. Từ năm 1925, người ta đã sử dụng giờ UTC để tính giờ quốc tế thay cho GMT. Năm 1972, UTC chính thức trở thành giờ chuẩn quốc tế.

Sử dụng giờ GMT hay UTC?

Nguyên nhân chính bởi vì Trái Đất tự quay quanh trục với tốc độ không ổn định. Do đó, có thể tạo sự chênh lệch giờ rất lớn. Các nhà nghiên cứu thêm giây nhuận vào giờ UTC để giữ nó không bị chênh lệch quá lớn giữa các múi giờ với nhau.

Sự chênh lệch giữa các múi giờ do cách tính giờ trên Trái Đất

Sự chênh lệch này là rất lớn. Vì các múi giờ còn cần phải được chia theo biên giới giữa các quốc gia. Sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất ở các nước có chiều rộng lãnh thổ lớn nhưng lại sử dụng chung một múi giờ trên toàn lãnh thổ. Trung Quốc, Ấn Độ có diện tích rất lớn nhưng lại chỉ sử dụng một múi giờ trên cả nước.

Múi giờ nhỏ nhất

Tại biển Baltic có một hòn đảo nhỏ thuộc sở hữu của Thụy Điển và Phần Lan. Vì thuộc hai quốc gia khác nhau nên múi giờ của hòn đảo này cũng bị chia làm hai. Mặc dù có diện tích rất nhỏ nhưng hòn đảo sử dụng hai múi giờ theo ranh giới quốc gia mà nó thuộc về.

Cách tính giờ trên Trái Đất có thể bị sai lệch giờ theo biên giới các quốc gia

Quần đảo Hawaii không đổi giờ cho “dễ nhớ”

Vào mùa đông, quần đảo Hawaii có giờ trùng với Alaska dù có thời tiết hoàn toàn trái ngược nhau. Một số vùng thuộc Mỹ cũng không đổi giờ mặc dù nằm trên nhiều kinh độ khác nhau.

Pháp là nước có nhiều múi giờ nhất trong cách tính giờ trên Trái Đất

Trên thực tế, Pháp chỉ sử dụng múi giờ UTC + 1 và UTC + 2. Tuy nhiên vào bất cứ thời điểm nào thì toàn bộ nước Pháp, các tỉnh, lãnh thổ hải ngoại sẽ trải qua 12 múi giờ khác nhau. Nguyên nhân bởi vì các tỉnh, lãnh thổ mà Pháp quản lý có thể nằm ngoài ranh giới châu Âu và rải rác ở nhiều nơi trên Thế giới.

Lãnh thổ Pháp trải từ Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Mỹ đến châu Phi. Vì chúng thuộc rất nhiều kinh độ khác nhau nên sẽ có múi giờ khác nhau. Vì thế, cho dù không phải quốc gia rộng nhất Thế giới, Pháp vẫn có số múi giờ nhiều nhất.

Pháp là nước có múi giờ nhiều nhất Thế giới

Tổng thống Putin xóa một số múi giờ trên lãnh thổ nước Nga

Nga là quốc gia rộng lớn nhất Thế giới và có 11 múi giờ [theo 11 kinh độ trên lãnh thổ nước này]. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 9 múi giờ. Tổng thống Putin đã đồng ý với quyết định thống nhất múi giờ tại nhiều nơi trên lãnh thổ Nga.

Theo đó, vào 2h ngày 28/3/2010 hầu hết lãnh thổ nước Nga sẽ vặn đồng hồ thêm 1 giờ. Điều này nhằm tăng sự thống nhất các vùng trong đất nước với thủ đô Moscow. Năm 2020, vùng Crimea tăng thêm 2 giờ vào ngày 30/3 để đồng bộ với thủ đô Nga.

Nơi đầu tiên và cuối cùng đón năm mới

Người ta vẫn cho rằng Sydney [Australia] là nơi đầu tiên đón năm mới. Nhưng sự thật, Tonga [trên Thái Bình Dương] và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati là những nơi đón năm mới sớm nhất trên toàn thế giới.

Khi tất cả các nước trên Thế giới đã đón giao thừa thì thành phố Honolulu [thuộc Hawaii, Mỹ] mới thực sự bước qua giao thừa.

Việt Nam thuộc múi giờ GMT+7

Việt Nam thuộc múi giờ số mấy?

Việt Nam thuộc múi giờ số 7 [GMT+7], cùng với Thái Lan, Lào, Campuchia. Theo đó, những nơi đón giao thừa sớm nhất trên thế giới sẽ đón giao thừa trước 7 giờ so với Việt Nam. Honolulu đón năm mới vào khoảng 17h ngày 01/01 tại nước ta.

Cạnh nhau nhưng chênh nhau 24 giờ?

Đó là Samoa [phần lãnh thổ Mỹ tại Thái Bình Dương] và quần đảo Lines. Hai nơi chỉ cách nhau 2000km nhưng chênh nhau đến 24 giờ.

Một số nước cộng giờ lẻ đến phút so với cách tính giờ trên Trái Đất

Thông thường, khi tính múi giờ, người ta sẽ cộng vào giờ GMT/UTC một số chẵn như GMT+2. Tuy nhiên, ở một số nơi việc cộng giờ lẻ đến phút lại được áp dụng:

  • Iran: GMT+03:30, GMT+04:30 [vào mùa hè]
  • Afghanistan: GMT+04:30
  • Sri Lanka: GMT+05:30
  • Canada: GMT-03:30, GMT-04:30 [vào mùa hè]
  • Tây Úc: GMT+08:45
  • Nepal: GMT+12:45
  • Chatham [New Zealand]: GMT+05:45

Nhờ có cách tính giờ trên Trái Đất mà cuộc sống hiện đại trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ dàng tính toán giờ tại các vị trí khác nhau trên bề mặt địa cầu. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cần thiết cho bạn khi tìm hiểu về múi giờ, cách tính giờ. Đừng quên tiếp tục theo dõi kênh kienthuctonghop.vn để biết thêm thông tin hữu ích nhé!

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề