Những mặt hạn chế của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa là GDCD 11

Đề bài

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?

Lời giải chi tiết

* Quy luật giá trị tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì:

+ Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghê và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

+ Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

* Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Loigiaihay.com

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11

Trả lời:

   – Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó; và tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.

   – Trong lưu thông, trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

Trả lời:

   Nhận xét:

   – Người thứ nhất thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên không những bù đắp được chi phí sản xuất mà còn có lợi nhuận.

   – Người thứ hai thực hiện tốt quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận nhiều hơn người thứ nhất.

   – Người thứ ba thời gian lao động cá biệt vượt quá thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên bị thua lỗ.

Trả lời:

   – Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

   – Ví dụ: Hiện nay các mặt hàng nông sản trồng theo phương pháp truyền thống cho năng suất thấp, giá cả không ổn định và người nông dân phải lấy công làm lãi. Tuy nhiên, phương pháp áp dụng kĩ thuật khoa học vào sản xuất, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế, năng suất và sản lượng cao, giá cả ổn định và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Do vậy, mô hình sản xuất truyền thống dần thu hẹp, mô hình sản xuất hiện đại ngày càng phát triển.

Trả lời:

    – Hàng hóa được sản xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa.

    – Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm.

    – Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Trả lời:

    – Ý kiến là sai.

    – Vì khi năng suất lao động tăng khiến số lượng hàng hóa tăng lên và lượng giá trị hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận theo đó tăng lên [nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi].

Trả lời:

   Sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên:

    – Một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi [khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường] trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao.

    – Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém [do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro] sẽ thua lỗ, phá sản và trở nên nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội.

Trả lời:

    Ví dụ: Khi giá cà phê ở nước ta tăng cao, người dân các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ trồng rất nhiều cà phê để cung cấp cho thị trường và thu lợi nhuận. Nhưng sau đó, giá cà phê giảm; giá hạt tiêu và điều tăng, rất nhiều chủ vườn đã chặt bỏ bớt cây cà phê để trồng điều, hồ tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trả lời:

    Ví dụ: những nông dân trồng dừa ban đầu chỉ bán quả dừa để uống tại chỗ, tuy nhiên giá dừa không cao, lợi nhuận không nhiều. Sau đó, nhờ đổi mới tư duy, cải tiến kĩ thuật và học hỏi công nghệ, cũng như tìm hiểu thị trường họ đã tận thu và chế biến các sản phẩm giải khát, mỹ nghệ từ cây dừa mang lại giá trị cao.

Trả lời:

    Trong một khu phố có rất nhiều quán ăn. Để cạnh tranh được với các quán khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ ăn, uống…để thu hút khách đến quán của mình.

Trả lời:

    – Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã hội để điều tiết thị trường nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh:

Trong nền sản xuất hàng hóa, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ không thể không cạnh tranh với nhau.

Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện nguyên, nhiên vật liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hóa, chi phí sản xuất khác nhau, làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có người thu lợi nhuận nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá sản,… Để giành lấy những điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.

Mục đích của cạnh tranh:

  • Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác. Điều đó được thể hiện cụ trên các phương diện:
  • Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
  • Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
  • Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng
  • Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi...

Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

I.  Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Nội dung của quy luật giá trị

  • Nội dung khái quát:
    • Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
  • Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông
    • Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
    • Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
  • Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ ũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
  • Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

2. Tác động của quy luật giá trị

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

  • Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động.

b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

  • Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận  phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề  của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.

c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

  • Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi , có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Nhờ đó giàu lên nhanh chóng, có điều kiện mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh.
  • Những người không có điều kiện thuận lợi làm ăn kém cỏi gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.

3. Vận dụng quy luật giá trị

a. Về phía nhà nước

  • Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • Điều tiết thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.

b. Về phía công dân

  • Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
  • Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.
  • Đổi mới kĩ thuật – công nghệ, hợp lí sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất [1, 2, 3] trong biểu đồ sau đây?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7: Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các cơ sở sản xuất mà em biết được.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 8: Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các cửa hàng mà em quan sát được.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 9: Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 10: Theo em, Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm công dân 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa [P2]

Video liên quan

Chủ Đề