Những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm được gọi là vi phạm

Hành vi nguy hiểm cho xã hội, tội phạm và Bộ luật Hình sự.

Căn cứ quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự, “1. Tội phạmhành vi nguy him cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.“

Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy tội phạm có những đặc điểm sau:

1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các quan hệ đó là: độc tập, chủ quyền, thống nhất. toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cửa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe. danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghiã. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành vi phạm tội. Ví dụ: trộm cắp chưa đến 2 triệu đồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích thì không bị coi là tội phạm.

Việc đánh giá hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tình hình phát triển của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Nếu trước đây, hành vi trộm cắp dưới 2 triệu đồng dược coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, thì hiện nay, hành vi này không bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nữa. Ngược lại có hành vi trước đây chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng nay lại coi là nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm. Ví dụ: hành vi xâm phạm quyền ứng cử của công dân, trước đây chưa được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nay hành vi này được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Khi đã xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng tức là đã coi hành vi đó là hành vi phạm tội tuy nhiên người thực hiện hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như. tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi và các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự

Việc nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm là nhằm gạt bỏ việc áp dụng nguyên tắc tương tự. Chỉ có Bộ luật hình sự mới được quy định tội phạm, ngoài Bộ luật hình sự, không có văn bản pháp.luật nào khác được quy định tội phạm. Trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 trước ban hành, đã có một thời gian dài các Tòa án vận dụng đường lối, chính sinh để xét xử một số hành vi mà pháp luật hình sự không quy định là tội phạm như: hành vi bức tử, hành vi xúi giục hoặc giúp sức người khác tự sát, hành vi không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, hành vi đe dọa giết người, v.v..

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc nhà làm ‘luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất thiết phải được quy định trong Bộ luật hình sự sẽ dẫn đến tình trạng hình sự hóa một cách tuyệt đối. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới chỉ quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự hoặc tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. Mặt khác, tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định: Cho người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự“, trong khi đó khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985 lại quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự…” Vậy là giữa khái niệm tội phạm và cơ sở trách nhiệm hình sự đã quy định không thống nhất, dẫn đến việc hiểu và giải thích rất khác nhau giữa khái niệm tội phạm với cơ sở trách nhiệm hình sự.

 Trong quá trình soạn thảo Bộ luật hình sự năm 1999, cũng có ý kiến đề nghị Bộ luật hình sự nên quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự . Ý kiến này có nhân tố hợp lý, tránh sự sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự một cách triền miên, nhưng lại không đảm bảo tính thống nhất, tập trung, dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa văn bản này với văn bản khác, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền thì con người với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, được biết mình được làm gì, không được làm gì, nhất là các quan hệ pháp luật hình sự lại liên quan trực tiếp đến những quyền cơ bản nhất của con người, kể cả quyền sống. Vì vậy luật hình sự cần được pháp điển hóa thành Bộ luật hoàn chỉnh, nơi duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt, bảo đảm tốt nhất cho việc thực hiện chính sách hình sự, bảo đảm quyền công dân, bảo đảm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Sau hơn mười năm thi hành và qua nhiều lần thảo luận, một lần nữa Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự cho phù hợp với khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 với nội dung “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” .

3. Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự

Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự mới là chủ thể của tội phạm.

Bộ luật hình sự không quy định năng lực trách nhiệm hình sự là gì, mà chỉ quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự [Điều 13] và tuổi chịu trách nhiệm hình sự [Điều 12]. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu chủ thể của tội phạm phải là người ở một độ tuổi nhất định và là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

Trong một số trường hợp chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội phạm, khoa học luật hình sự gọi là chủ thể đặc biệt. Ví dụ: chỉ có người mẹ mới là chủ thể của tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự hoặc chỉ những người có chức vụ mới là chủ thể của các tội phạm quy định tại Chương XXI Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với người đồng phạm khác không phải là người thực hành trong một vụ án có đồng phạm thì vấn đề chủ thể đặc biệt không đặt ra đối với họ .

4. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Khoa học luật hình sự coi lỗi là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi thì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự [không đủ yếu tố cấu thành tội phạm].

Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự vế hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra. Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan; tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ quan và khách quan, các yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất [tội phạm là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan]. Có thể nói lỗi là một nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt Nam, nên trong Điều 8 Bộ luật hình sự khi định nghĩa về tội phạm đã nêu: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội… thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…

Hiện nay, vấn đề lỗi trong luật hình sự Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng lỗi không phải là một đặc điểm riêng [thuộc tính] của tội phạm mà nó là một yếu tố thuộc đặc điểm tính nguy hiểm cho xã hội . Quan điểm này cho rằng, khi nói tính nguy hiểm cho xã hội có thể hiểu đó là một đặc điểm của riêng hành vi khách quan của tội phạm, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đặc điểm này không phụ thuộc vào mặt chủ quan bên trong của tội phạm. Nhưng nói đến tính nguy hiểm cho xã hội cũng có thể hiểu đó là một đặc điểm của một hành vi với ý nghĩa là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan.

Có quan điểm khác cho rằng lỗi là thành phần cơ bản của mặt chủ quan. Trong mặt chủ quan, ngoài lỗi ra còn có động cơ mục đích tội phạm, các yếu tố xúc cảm, v.v.. Lại có quan điểm khác cho rằng lỗi là thái độ tâm lý. Thái độ tâm lý của con người là một thể thống nhất không tách rời giữa nhận thức, động cơ, mục đích, ý chí và các yếu tố tâm lý khác. Hơn nữa, ngoài cố ý và vô ý, động cơ, mục đích có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng trong việc định tội cũng như trong việc quyết định hình phạt. Vì vậy, lỗi chính là mặt chủ quan của tội phạm. Khi người ta nói một người có lỗi trong thực hiện tội phạm tức là nói đến toàn bộ mặt chủ quan của tội phạm mà không tách rời nó với động cơ, mục đích phạm tội.

Theo khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội chỉ được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Luật hình sự Việt Năm không thừa nhận hình thức lỗi thứ ba, nhưng trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả có đề cập đến hình thức lỗi thứ ba, đó là lỗi hỗn hợp” tức là vừa vô ý vừa cố ý hoặc cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả. Có thể trong công tác nghiên cứu bản chất của các hình thức lỗi, có thể đặt vấn đề một người thực hiện hành vi vừa cố ý lại vừa vô ý [cố ý về hành vi vô ý về hậu quả] như đối với người cố ý vi phạm luật lệ giao thông [đèn đỏ nhưng vẫn vượt qua ngã tư] gây hậu quả nghiêm trọng làm chết người, nhưng việc này, lỗi của người phạm tội cũng chỉ là lỗi vô ý chứ không thể nói là cố ý được, vì nếu cố ý gây chết người thì là phạm tội giết người rồi chứ không còn là vi phạm luật lệ giao thông gây hậu quả chết người nữa.

Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,nếu không có lỗi thì không bị coi là hành vi phạm tội. Bộ luật hình sự quy định một số trường hợp không phải là tội phạm do người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có lỗi như: sự kiện bất ngờ [Điều II], phòng vệ chính đáng [Điều 15], tình thế cấp thiết [Điều 16]. Ngoài ra, tuy Bộ luật hình sự không quy định, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử có một số trường hợp tuy có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích xã hội hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của công dân, nhưng cũng không bị coi là phạm tội vì người thực hiện hành vi không có lỗi, như: tình trạng không thể khắc phục được hậu quả; bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã; chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh; rủi ro trong nghề nghiệp hoặc trong sản xuất.

5. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ.

Đây cũng là một đặc điểm mà thiếu nó thì không phải là tội phạm. Các quan hệ xã hội thì có nhiều, do nhiều ngành luật điếu chỉnh, nhưng Bộ luật hình sự chỉ bảo vệ những quan hệ có liên quan trực tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, ‘quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và nhưng lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tuyệt đại đa số cho rằng, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, có người cho rằng, quan hệ xã hội chỉ là khách thể chung, khách thể loại, còn khách thể trực tiếp không phải là quan hệ xã hội. Sự lầm lẫn này, thể hiện ở một số sách báo pháp lý khi nói đến khách thể trực tiếp thường nhầm với đối tượng tác động.

Khách thể là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm; các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội không phải là khách thể của tội phạm thì không phải là tội phạm; hiểu rõ khách thể của tội phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.

6. Các quy định về trách nhiệm hình sự đối với Pháp nhân thương mại 

Pháp nhân thương mại có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện sau: [i] được thực hiện nhân danh Pháp nhân thương mại; [ii] thực hiện vì lợi ích của Pháp nhân thương mại; [iii] được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của Pháp nhân thương mại; [iv] chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, việc Doanh nghiệp bị truy cứu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có liên quan.

Trong 14 nhóm tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự, Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với 31 tội danh được quy định tại Điều 76 gồm các tội danh thuộc nhóm tội phạm về kinh tế và nhóm tội phạm về môi trường như tội buôn lậu, tội trốn thuế, tội thao túng thị trường chứng khoán, tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội gây ô nhiễm môi trường, tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam, … tuy nhiên Luật sửa đổi bổi sung Bộ Luật hình sự năm 2017 đã bổ sung thêm 2 tội danh mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ Luật hình sự 2015.

Đối với các hành vi phạm tội được quy định tại Bộ luật này, Pháp nhân thương mại sẽ phải chịu một trong các hình phạt chính sau [i] phạt tiền lên đến 20 tỷ đồng; hoặc [ii] đình chỉ hoạt động có thời hạn lên đến 03 năm; hoặc [iii] đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Kèm theo hình phạt chính, Doanh nghiệp phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung khác gồm [i] cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; và/hoặc [ii] cấm huy động vốn; và /hoặc [iii] phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Tuy nhiên, Bộ Luật cũng quy định về việc khoan hồng đối với doanh nghiệp trong trường hợp tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện ra tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Luật sư Đỗ Anh Tú và nhóm luật sư, chuyên gia hình sự tại Công ty Luật TNHH DNP cung cấp thông tin và bình luận các vụ việc, vụ án hình sự gồm:

  1. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người [Điều 93 – 122]
  2. Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân [Điều 123 – 132]
  3. Các tội xâm phạm sở hữu [Điều 133 – 145]
  4. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình [Điều 146 – 152]
  5. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế [Điều 153 – 181]
  6. Các tội phạm về môi trường [Điều 182 – 191a]
  7. Các tội phạm về ma túy [Điều 192 – 201]
  8. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng [Điều 202 – 256]
  9. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính [Điều 257 – 276]
  10. Các tội phạm về chức vụ [Điều 277 – 291]
  11. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp [Điều 292 – 314]
  12. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân [Điều 315 – 340] .

Công ty Luật TNHH DNP ./.

Video liên quan

Chủ Đề