Nguyên nhân triệu chứng bệnh thiếu hụt iot

Trong cơ thể, i-ốt (I) liên quan chủ yếu đến việc tổng hợp 2 hormone tuyến giáp, thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).

I-ốt được tìm thấy trong môi trường và trong chế độ ăn chủ yếu dưới dạng iođua. Ở người lớn, khoảng 80% lượng iođua được hấp thụ bị cô lập bởi tuyến giáp. Hầu hết các i-ốt môi trường tìm thấy trong nước biển dưới dạng iođua; một số lượng nhỏ đi vào bầu khí quyển và, thông qua mưa, đi vào nước ngầm và đất gần biển. Như vậy, những người sống xa biển và ở các độ cao lớn hơn so với mực nước biển có nguy cơ bị thiếu i-ốt.

Tăng cường muối ăn với iođua (thường là 70 mcg/g) giúp đảm bảo đủ iođua nạp vào (150 mcg/ngày). Nhu cầu cao hơn đối với phụ nữ mang thai (220 mcg/ngày) và phụ nữ cho con bú (290 mcg/ngày).

Thiếu i-ốt rất hiếm gặp ở những khu vực mà muối i-ốt được sử dụng nhưng lại phổ biến trên toàn thế giới. Thiếu i-ốt xảy ra khi lượng iođua nạp vào < 20 mcg/ngày.

Thiếu i-ốt trầm trọng ở mẹ làm chậm tăng trưởng thai nhi và phát triển não, đôi khi dẫn đến dị tật bẩm sinh, và ở trẻ nhỏ, gây ra suy giáp bẩm sinh, có thể bao gồm khuyết tật trí tuệ, tật câm điếc, đi lại khó khăn, tầm vóc thấp và đôi khi suy giáp (chứng đần độn).

  • Đánh giá cấu trúc và chức năng tuyến giáp

  • Iođua có hoặc không có levothyroxine

Trẻ nhỏ bị thiếu hụt i-ốt được cho dùng lothothyroxine 3 mcg/kg uống một lần/ngày trong một tuần cộng với iođua 50 đến 90 mcg uống một lần/ngày trong vài tuần để nhanh chóng hồi phục trạng thái có tuyến giáp bình thường.

Trẻ em được điều trị bằng iođua 90 đến 120 mcg một lần/ngày và được dùng levothyroxin cho đến khi có thể tổng hợp T4.

Người lớn được cho dùng iođua 150 mcg một lần/ngày. Sự thiếu hụt i-ốt cũng có thể được điều trị bằng levothyroxine.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên ăn iođua 250 mcg một lần/ngày.

Nồng độ TSH huyết thanh được theo dõi ở tất cả các bệnh nhân cho đến khi nồng độ trở về bình thường (tức là < 5 mcIU/mL).

Nguyên nhân triệu chứng bệnh thiếu hụt iot

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Nguyên nhân triệu chứng bệnh thiếu hụt iot

SKĐS - I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thiếu i-ốt sẽ gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe…

Điều quan trọng là phải chú ý đến cơ thể, đặc biệt nếu bạn đang có các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân. Những dấu hiệu này cho thấy bạn có thể bị thiếu i-ốt, cần được giải quyết ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tử vong. Ví dụ: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp tăng lượng vi chất dinh dưỡng quan trọng này và cải thiện sức khỏe tổng thể. 7 dấu hiệu sau cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt i-ốt:

Cảm thấy yếu đuối

Thiếu i-ốt và suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất, có nghĩa là bạn đốt cháy ít calo hơn để tạo năng lượng. Điều này dẫn đến giảm năng lượng. Năng lượng ít hơn có nghĩa là cơ bắp của bạn không hoạt động hiệu quả, khiến bạn cảm thấy yếu ớt.

Cảm thấy mệt

Tốc độ trao đổi chất chậm hơn cũng có thể khiến bạn mệt mỏi. Mệt mỏi không phải lúc nào cũng cho thấy thiếu i-ốt, đặc biệt là nếu bạn không ngủ đủ giấc mỗi đêm. Nhưng nếu tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của việc thiếu i-ốt.

Cảm thấy lạnh

Thiếu i-ốt gây ra thiếu hormone tuyến giáp, có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất. Khi sự trao đổi chất của bạn chậm lại, cơ thể bạn tạo ra ít năng lượng hơn, khiến cơ thể cảm thấy lạnh.

Tăng cân không giải thích được

Suy giáp làm chậm quá trình trao đổi chất. Nếu quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại, calo có nhiều khả năng được lưu trữ dưới dạng chất béo, có thể dẫn đến tăng cân…

Rụng tóc

Tóc rụng một cách tự nhiên, nhưng nếu bạn khỏe mạnh, tóc của bạn cuối cùng sẽ được thay thế bằng các nang mới. Rụng tóc ám chỉ sự thiếu hụt i-ốt vì hormone tuyến giáp hỗ trợ sự đổi mới của các nang tóc.

Sưng cổ

Thiếu i-ốt có thể gây sưng hoặc nổi cục ở cổ. Điều này là do tuyến giáp của bạn, nằm ở cổ, khiến cổ to lên.

Các vấn đề về học tập hoặc trí nhớ

Hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Thiếu i-ốt có liên quan đến việc thiếu các hormone này, có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ và học tập.