Nguyên nhân trà bị chát

Trà xanh có công dụng bảo vệ sức khỏe, chống ô xy hóa, tẩy trừ gốc tự do, chống lão hóa, chống vi-rút… là bởi vì trong lá trà xanh có nhiều chất Polyphenols.

Nội dung chính

  • Giảm vị đắng
  • Tăng hương vị của trà
  • Mẹo pha trà ngon
  • Giống trà xanh
  • Nguồn nước pha tra xanh
  • Nhiệt độ pha trà xanh không bị đắng
  • Kĩ thuật khi pha trà xanh không đắng
  • Tìm hiểu về trà khô và trà tươi 
  • Cách lựa chọn trà tươi chất lượng 
  • 4 bước nấu trà tươi không hề bị đắng hay chát 
  • Cách lựa chọn trà khô thơm ngon 
  • 4 bước pha trà ấm chuẩn vị không bị đắng, chát
  • Video liên quan

Nguyên nhân trà bị chát

Mẹo để tăng vị ngon và giảm vị đắng của trà.

Hàm lượng caffeine trong trà càng cao, vị của chúng càng đắng. Trà bị đắng do nhiều nguyên nhân khác nhau như nước pha trà quá nóng hoặc quá lạnh, được bảo quản trong môi trường có độ ẩm quá cao, bình pha trà không được rửa sạch hoặc bạn đã hãm trà quá lâu.

Giảm vị đắng

Bên cạnh đó, sự hiện diện của một số loại hóa chất tự nhiên trong trà cũng khiến chúng có vị đắng đặc trưng. Nếu đã lỡ pha ly trà bị đắng, bạn có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây:

Thêm nước đá: Nếu ly trà nóng quá đắng, bạn hãy cho thêm nước đá vào. Độ lạnh của nước đá sẽ giúp bạn “che giấu” vị đắng chát của trà.

Sử dụng mật ong: Mặc dù mật ong không có tác dụng làm giảm độ đắng nhưng vị ngọt sẽ giúp tách trà dễ uống hơn.

Tăng hương vị của trà

Chanh

Trà chanh là món đồ uống giải khát tuyệt vời trong mùa hè. Bạn cũng có thể cho thêm chanh vào ly trà nóng để chúng vị chua nhẹ và hương thơm tươi mát từ chanh. Thêm một chút xíu đường, vị của ly trà sẽ dễ uống hơn.

Gừng

Gừng là một trong những loại gia vị phù hợp nhất với trà. Bạn có thể thái những lát mỏng và cho chúng vào nước trà trong quá trình pha chế hoặc hòa nước gừng vào ly trà nóng. Không chỉ mang lại mùi thơm quyến rũ cho trà, gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn.

Mẹo pha trà ngon

Thông thường, nước pha trà có nhiệt độ khoảng 80oC là tốt nhất, thời gian pha tốt nhất từ 2-3 phút, pha liền uống liền. Tỉ lệ giữa trà và nước cũng phải thích hợp với tỉ lệ 1:50, thường dùng 3g trà để pha với 150ml nước, nước trà sau khi pha là màu xanh trong giữa nhạt và đậm.

Sau khi hãm trà xong, cần để chúng có thời gian “nghỉ ngơi” trước khi uống. Nên để bình trà nguội khoảng 5 phút rồi mới uống để chúng có được hương vị tuyệt vời nhất.

Nhiều khách hàng thắc mắc, tại sao pha trà xanh lại cho ra vị đắng?

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân tại sao pha trà lại có vị đắng.

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới vị của trà xanh ví dụ như: giống trà, chất đất, điều kiện khí hậu trồng trà, cách làm hay đơn giản nhất là cách pha trà.

Pha trà bị đắng, rất có thể các bạn bị 1 trong số những lỗi dưới đây:

Giống trà xanh

Giống trà xanh được trồng ở nơi thổ nhưỡng thích hợp (Ảnh minh họa)

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng của trà xanh chính là Giống Trà.

Nước ta có nhiều loại trà. Từng một thời, ở miền Bắc chuộng hương vị đậm chát của giống trà Trung du. Tuy nhiên, hiện nay do gu thưởng thức thay đổi cộng với sự du nhập của các giống trà ngoại, trà Trung du đã dần dần được thay thế hoặc lai tạo với các loại trà khác, khiến cho vị đắng gần như biến mất, chỉ thay vào vị chát.

Tuy nhiên hiện nay do khẩu vị người dùng thay đổi (và cả năng xuất, kinh tế…) mà hầu hết các loại trà cổ (ví dụ trà Trung du ở miền Bắc) có vị đắng chát đặc trưng được thay thế hoặc lai tạo với các giống trà xanh khác chỉ giữ lại vị chát nhẹ và ngọt hậu. Những giống trà mới hoặc giống trà cải tạo có hương vị rất thơm ngon có thể kể đến như các giống Ô long, trà Long Vân, Hoa Nhật Kim,…

Còn riêng ở miền Nam, thổ nhưỡng Bảo Lộc giúp cho chất trà ở đây thơm ngon và chát đậm chứ ít đắng. Đã có giống tốt, vậy tại sao pha trà vẫn bị đắng? Vậy rất có thể các bạn bị mắc thêm 1 số lỗi dưới đây:

Nguồn nước pha tra xanh

Nước tốt nhất dùng pha trà xanh là nước tự nhiên, ở thành phố không có nước tự nhiên nên có thể sài nước trong bình (cũng không mắc lắm đâu các bạn).

Nguồn nước thiên nhiên pha trà xanh hoàn hảo (Ảnh minh họa)

Độ PH của nước: 6,5-7%

Tổng chất rắn hòa tan: 310-360 (mg/l)

Lưu ý: Hạn chế không sử dụng nước máy (vì có Clo đậm) và nước giếng (đa số bị ô nhiễm chất thải rắn).

Một số người pha trà dùng nước máy sẽ rất “nặng mùi” Clo khiến cho nước bị hắc, còn pha nước giếng, đa số bây giờ bị ô nhiễm khiến cho trà không chỉ đắng, vô hương mà màu trà cũng trở nên.. .đen kịt. Mấy cái này là thật do người viết bài đã thử bằng rất nhiều loại nước khác nhau. Và bản thân các cụ ngày xưa cũng truyền lại những kinh nghiệm rất quý báu nên không phải lo về tính đúng đắn của nó nhé!

Nhiệt độ pha trà xanh không bị đắng

Thước đo nhiệt độ nước dùng để pha trà xanh (Ảnh minh họa)

Sai nhiệt độ khi pha trà chính là lỗi phổ biến nhất của đại đa số người dân Việt ta. Mỗi loại trà có một thang nhiệt độ khác nhau tỷ lệ với loại trà đó. Với trà xanh, (lưu ý trà xanh ở đây là kiểu trà mạn chứ ko phải lá Chè Tươi nhé! Vì lá Chè Tươi cần nhiệt độ cao hơn, thậm chí là đun trực tiếp trên bếp!) nhiệt độ sẽ như sau:  

  • Trà Xanh (cả trà ướp hương): 75-80 độ C

Với trà xanh thái nguyên khi dùng binh đo nhiệt độ chuẩn tại mức 75-80 độ C.

Tại sao nhiệt độ pha trà xanh lý tưởng nhất là trong khoảng 75-85 độ vì sao?

  • Trà xanh lúc này còn rất nhiều chất, 1 trong số đó là Diệp Lục Tố ảnh hưởng đến sắc trà, Tanin ảnh hưởng tới vị trà và hương thơm... Ngoài ra còn có rất nhiều chất khác như dầu thơm, Cafein…
  • Nhiệt độ dưới 75 độ không đủ để trà tiết hết chất.
  • Khi nhiệt độ quá cao, trên 85 độ, Diệp Lục Tố bị phá vỡ khiến cho xác trà không giữ được màu xanh.
  • Nhiệt độ cao cũng tạo môi trường tốt cho các phản ứng Hóa-Sinh xảy ra, đặc biệt là Tanin bị Oxy hóa, tạo nên vị đắng đậm của trà.
  • Ngoài ra, nhiệt độ cao trên 85 độ cũng làm cho mất đi 1 lượng Cafein đáng kể.
  • Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước chè có vị đắng chát, mà chất dinh dưỡng có trong lá chè còn giảm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước pha trà cũng nên giữ ở 80 độ C là tốt nhất.

(Lưu ý, ngoài ra còn một số yếu tố nữa ảnh hưởng đến trà nhưng không nên đào quá sâu vì quá sâu cũng không hiểu được.)

Kĩ thuật khi pha trà xanh không đắng

Trà xanh: hãm trà chứ không nấu (loại này khó pha nhất) nên để dành lúc khác chỉ, giờ mình đáng rất cho là đói nên… không có hứng he he he.


Lưu ý:

Có 1 số điều mà các bạn cần lưu ý nữa đặc biệt là “khái niệm về trà xanh”. Một số loại cũng gọi là trà như trà vằng, trà đắng có pha kiểu gì nó vẫn… đắng, một phần vì nó… không phải chế biến từ cây chè mà là 1 loại thảo dược hoàn toàn khác!

Như mọi khi, rất vui lòng nhận các đóng góp của các quý bạn trà và chúc các bạn uống trà vui vẻ!

Bài viết này hi vọng sẽ hỗ trợ quý khách pha được ly trà xanh thơn ngon. Ngoài ra khi bạn sử dụng trà xanh xong thì bạn không nên vứt bỏ bởi tác dụng của bã trà xanh rất tốt mời bạn xem tại đây

Đón đọc bài sau: “Kĩ thuật pha trà xanh”

Pha trà xanh đôi khi uống bạn cảm thấy rõ được vị đắng chát kì lạ, bạn đã biết những bước đơn giản để giúp trà xanh sau khi pha không bị đắng chưa?

Cùng Túy Trà đi tìm hiểu về Cách xử lý mùi vị đắng và chát của trà khô và tươi - Bước đơn giản nhưng ít người biết nhé!

Tìm hiểu về trà khô và trà tươi 

Trà xanh có 2 loại, đó là trà khô và trà tươi. Cùng đi tìm hiểu trà khô và trà tươi có điểm gì giống và khác nhau nhé!

 

Đặc điểm 

Trà tươi

  • Lá trà xanh tươi là loại lá được hái từ lá của cây trà hay còn gọi là cây chè.
  • Loại trà này không được pha trong ấm như lá trà khô thông thường, mà cần phải cho vào nồi hay ấm lớn và đun trên bếp để lấy nước mà uống.
  • Trà tươi nếu không biết nấu dễ làm trà bị đắng chát.

Trà khô

  • So với lá tươi thì trà xanh khô lại có hương vị đậm đà hơn. Nếu ai đã từng uống trà khô chắc chắn sẽ nghiện mùi vị của nó. Chẳng thế mà nhiều người có thói quen uống món nước dân dã này mỗi ngày.
  • Dễ mua, tiện dụng
  • Có thể mang theo bất cứ nơi đâu
  • Hương vị đa dạng
  • Thời gian bảo quản được lâu

Cách lựa chọn trà tươi chất lượng 

  • Cách nấu lá chè xanh tươi quan trọng nhất là khâu chọn lá chè. Chọn chè tươi ngon, đúng chuẩn mới cho thành phẩm là ly nước uống xanh, trong.
  • Lá càng nhỏ thì càng ngon. Lá quá non thì hương vị không đậm. Lá quá già thì chát nhiều, mùi hương cũng kém, sắc nước không đẹp.
  • Thế nên, khi chọn là chè tươi, nên chọn lá chè chỉ ở độ bánh tẻ, phần lá giữa cành có màu xanh mướt, không bị dập nát, không bị sâu bệnh.

4 bước nấu trà tươi không hề bị đắng hay chát 

Cách nấu trà tươi ngon mà không bị đắng chát: 

Chuẩn bị: Trà xanh, hương phụ gia như gừng, bạc hà, sả, lá dứa thơm,..(tùy vào sở thích và khẩu vị để lựa chọn, không nên trộn chung các loại), ấm nấu nước và bình đựng nước

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch lá với muối trắng, thực hiện tách lá riêng, cành riêng sau đó gộp chung cho vào ấm.
  • Bước 2: Vớt lá ra rổ, vò sơ đừng nát quá, để ráo nước, cho vào ấm, chuẩn bị nước sôi để nấu.
  • Bước 3: Sau khi nước sôi, rót nước vào ấm ¼ ấm để trần trà. Đổ nước trong ấm ra ngoài. Bước này giúp trà không bị đắng chát. 
  • Bước 4: Thêm nước sôi vào ấm bắc lên bếp nấu sôi lại, vặn nhỏ lửa chờ 5 phút, nhấc khỏi bếp.

Lưu ý: Tùy theo sở thích bạn có thể thêm vào một vài lát gừng, lá nếp, xả, bạc hà… tại bước 4.

Trà thơm ngon khi pha không bao giờ có thể bỏ qua bước hãm trà, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay Các bạn đã biết đến cách hãm chè tươi để có được hương vị đậm chất?

Có thể bạn quan tâm: 

Cách lựa chọn trà khô thơm ngon 

Trà xanh khô thơm ngon thì phải kể đến trà khô Tân Cương Thái Nguyên. Được mệnh danh là “đệ nhất danh trà” bởi hương vị thơm ngon “tiền chát hậu ngọt” và hương thơm mùi cỏ non nhè nhẹ đặc trưng không có bất kỳ loại trà nào có được, đây có lẽ là lý do làm cho những người sành trà yêu thích trà Tân Cương Thái Nguyên.

Hiện nay Túy Trà đang bán các loại sản phẩm trà Tân Cương Thái Nguyên. Với công đoạn tỉ mỉ hái chọn từng búp, lá trên cây trà, và quy trình sản xuất khép kín hiện đại cùng với quá trình đóng gói cẩn thận của từng túi trà để trà luôn luôn giữ được hương vị cũng như chất dinh dưỡng có trong trà. Túy Trà tự tin mang đến cho khách hàng những sản phẩm thơm ngon, an toàn nhất. 

Trà xanh Tân Cương chắc chắn đã cực kỳ nổi tiếng với người sành trà rồi, tìm hiểu ngay Hương vị riêng biệt, cuốn hút lòng người thưởng thức trà Tân Cương - Thái Nguyên.

Tham khảo sản phẩm Trà Cao Cấp Tân Cương tại Túy Trà

4 bước pha trà ấm chuẩn vị không bị đắng, chát

Dưới đây là 4 bước để pha trà không bị đắng:

  • Bước 1: Tráng sơ ấm trà và chén trà cho thật sạch với nước sôi 100 độ C.
  • Bước 2: Cho 10g trà vào ấm
  • Bước 3: Tráng trà bên trong với nước sôi 80 độ C rồi nhanh chóng đổ nước đi (tránh ngâm lâu lãng phí quá nhiều chất trà).
  • Bước 4: Rót 150ml nước sôi 80 độ C vào ấm, ngâm 10s, sau đó đổ toàn bộ trà bên trong ra để thưởng thức (tránh ngâm lâu làm cháy lá trà sẽ bị mất đi hương thơm, đặc điểm tinh túy nhất của Trà Xanh Thái Nguyên).
  • Lặp lại bước 4 để thưởng thức trà 4 lần nước.

Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo bài viết Điểm qua 4 cách nấu trà ngon và đảm bảo dinh dưỡng nhất!

Vừa rồi là Cách xử lý mùi vị đắng và chát của trà khô và tươi - Bước đơn giản nhưng ít người biết Túy Trà chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn đã có thêm kiến thức về các cách nấu trà tươi cũng như trà khô thơm ngon mà không bị đắng chát.