Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu

Với giải hoạt động 1 trang 51 sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số nhiên liệu

Hoạt động 1 trang 51 SGK khoa học tự nhiên 6: Tìm hiểu tính chất của nhiên liệu

1. Quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hàng ngày như bật bếp gas, bật chiếc bật lửa gas, châm lửa đèn dầu, đốt cháy than củi,…Em hãy nhện xét về tính bắt lửa của nhiên liệu gas, dầu, than.Để dập tắt bếp than củi, em làm thế nào?

Trả lời: Các nhiên liệu gas, dầu, than bắt lửa tốt. Để dập tắt than củi ta cần:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

- Cách li chất cháy với oxygen: với than củi ta đóng cửa lò để hạn chế tiếp xúc oxygen

2. Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng. Tại sao?

Trả lời: Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng vì xăng dầu là dung dịch nhẹ chứa các hydrocarbon dễ bay hơi.

3. Nêu các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy.

Trả lời: Các tính chất của nhiên liệu

- Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng ,khí

- Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt

- Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước [trừ than đá], và không tan trong nước[trừ cồn]

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 50 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại, loài người sẽ...

Câu hỏi trang 50 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào...

Câu hỏi trang 51 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Kể tên các nhiên liệu thường được dùng trong việc...

Câu hỏi trang 51 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng...

Lý thuyết:

Bài 14: Một số nhiên liệu

I. Các loại nhiên liệu

- Khái niệm: là những chất cháy được và khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt.

Ví dụ: gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng…

- Ứng dụng:  sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ, phát điện

- Hầu hết các nhiên liệu đề nhẹ hơn nước [trừ than đá] và không tan trong nước [trừ cồn]

II. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu

- Nguồn nhiên liệu: than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên được tạo thành cách đây hàng triệu năm do sự phân hủy thảm thực vật ở điều kiện không có oxygen

- Than đá: Chứa nhiều tạp chất => khi đốt sinh ra nhiều chất độc hại

=> Khuyến cáo là loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch

- Dầu mỏ, khí thiên nhiên: thường tồn tại cùng nhau trong cùng mỏ dầu.

  + Khi chưng cất dầu thô ta thu được các nhiên liệu là dầu hỏa, xăng và khí đốt

  + Các mỏ dầu có trữ lượng lớn được phát hiện ở Việt Nam là ở biển Đông: Bạch Hổ, Lan Tây…

III. Sơ lược về an ninh năng lượng

- Mỗi hoạt động của chúng ta đều cần đến năng lượng => mỗi quốc gia phải có chương trình đảm bảo đủ năng lượng cho mọi hoạt động

- Các nguồn năng lượng thông thường: than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên [là những nguồn năng lượng không tái tạo], phải mất hàng triệu năm để hình thành, do đó sẽ cạn kiệt dần

- Chúng ta nên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như: thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học…

Sơ đồ tư duy: Một số nhiên liệu

 

Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi trang 50, 51 Sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Kết nối tri thức thuộc [ Bài 14: MỘT SỐ NHIÊN LIỆU trong CHƯƠNG III- MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG] . Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:

Lời giải tham khảo:

Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại, loài người sẽ cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên, khi đó loài người sẽ tìm kiếm ra được nguồn nhiên liệu mới thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch cũ.

I. CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU

Câu hỏi 1: Nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào? [trang 50 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Nhiên liệu tồn tại ở các trạng thái như rắn, lỏng, khí.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên [trang 50 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Các nhiên liệu như: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên là những chất cháy được và tỏa rất nhiều nhiệt, vì vậy chúng được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện, ...

II. NGUỒN NHIÊN LIỆU, TÍNH CHẤT VÀ CÁCH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU

CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Hãy kể tên các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó an toàn, tiết kiệm  [trang 51 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Các nhiên liệu thường được sử dụng trong đun nấu như: khí gas, than, gỗ, khí biogas,..

Khi sử dụng gas phải kiểm tra trước và sau khi nấu, tránh hiện tượng rò rỉ khí gas.

Câu hỏi 2: Hãy cho biết một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch.[trang 51 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây tác động tiêu cực đến môi trường như: làm ô nhiễm không khí, thải ra môi trường các chất khí độc hại, thải khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính,...

HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu tính chất của nhiên liệu

Câu hỏi 1: Châm lửa đèn cồn, đốt than đá [hoặc than củi] bằng đèn cồn, bật chiếc bật lửa gas. Quan sát và so sánh tính dễ bắt lửa của cồn, than và gas. Cho biết cách dập tắt đám cháy của một trong các nhiên liệu trên. [trang 51 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Cồn và gas đều bắt lửa nhanh hơn than.

Để dập tắt đám cháy của gas ta sử dụng các phương tiện như: bình cứu hỏa hoặc chăn ướt dập đám cháy.

Câu hỏi 2: Lấy khoảng 5 mL dầu hoả hay xăng cho vào cốc nước. Quan sát và cho biết nhiên liệu đó nặng hay nhẹ hơn nước. Chúng có tan trong nước không? [trang 51 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Nhiên liệu xăng và dầu hỏa đều nhẹ hơn nước, và chúng cũng đều không tan trong nước.

Câu hỏi 3: Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng. Tại sao? [trang 51 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Khi mở bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng, vì xăng, dầu là những loại dung dịch nhẹ chứa các hydrocacbon dễ bay hơi.

Câu hỏi 4: Rút ra các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy[trang 51 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Các tính chất của nhiên liệu là

  • Tồn tại ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
  • Nhiên liệu rất dễ cháy, khi cháy sẽ tỏa nhiều nhiệt.
  • Hầu hết các loại nhiên liệu đều nhẹ hơn nước [trừ than đá], và không tan trong nước [trừ cồn].

III. SƠ LƯỢC VỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG

Câu hỏi: Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch [trang 51 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC]]

Lời giải tham khảo:

Một số nguồn năng lượng có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch ví dụ như:Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo: như thủy điện, nhiệt điện, ...

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Nhiên liệu [chữ Hán: 燃料, nhiên nghĩa là "cháy, đốt", liệu trong vật liệu] là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Mọi dạng sự sống trên Trái Đất – từ những cấu trúc vi sinh vật cho đến động vật và con người, đều phụ thuộc và sử dụng nhiên liệu là nguồn cung cấp năng lượng. Các tế bào trong cơ thể sống tham gia quá trình biến đổi hóa học mà qua đó năng lượng trong thức ăn hoặc ánh sáng Mặt trời được chuyển hóa thành những dạng năng lượng có thể duy trì sự sống.

Con người sử dụng nhiều cách thức nhằm biến đổi năng lượng ở nhiều hình thức thành những dạng phù hợp mới mục đích sử dụng phục vụ cuộc sống và các quá trình xã hội. Ứng dụng giải phóng năng lượng từ nhiên liệu rất đa dạng trong cuộc sống như đốt cháy khí tự nhiên để đun nấu, kích nổ xăng dầu để chạy động cơ, biến năng lượng hạt nhân thành điện năng, v.v..

Các dạng nhiên liệu phổ biến được dùng là dầu hỏa, xăng dầu, than đá, chất phóng xạ, v.v..

  • Gỗ, củi - hình thức nhiên liệu đầu tiên của loài người

  • Than đá

  • Dầu mỏ - nguồn chế tạo xăng dầu

  • Uranium - nhiên liệu phóng xạ

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhiên liệu.
  • Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật [sinh học] như nguyên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật [mỡ động vật, dầu dừa,...];ngũ cốc [lúa mì,ngô,đậu,tương,...]; chất thải trong nông nghiệp [rơm rạ,phân chuồng,...]; sản phẩm thải trong công nghiệp [mùn cưa, sản phẩm gỗ thải,...]. Biogas, xăng sinh học là các loại nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.

  • Nhiên liệu tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Fuel [technology] tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]
    • Fossil fuel Nhiên liệu hóa thạch tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]

  Bài viết về năng lượng này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Bản mẫu:Năng lượng

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhiên_liệu&oldid=66688444”

Video liên quan

Chủ Đề