Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực

Chị Hoàng Thị Minh Hồng là một nhà hoạt động môi trường vô cùng tích cực, được nhiều người biết đến là người phụ nữ đầu tiên Việt Nam đặt chân tới Nam Cực vào năm 1997. Mới đây, chị Minh Hồng vinh dự được chọn là 1 trong 12 lãnh đạo dân sự thế giới được tham gia Obama Foundation Scholars Program, một chương trình do Quỹ của cựu Tổng thống Obama tổ chức lần đầu tiên tại Đại học Columbia ở New York.

Trước đó, trong nhiều năm liền, chị Hồng đã giữ chức vụ giám đốc ở tổ chức CHANGE, chuyên thực hiện các dự án góp phần giảm nhu cầu tiêu thụ trái phép các sản phẩm từ động vật hoang dã tại Việt Nam…

Chị Minh Hồng.

Đáng chú ý là sau chuyến đi đầu tiên, năm 2009, chị Hồng tiếp tục quay lại Nam cực với tư cách là Trưởng đoàn Việt Nam trong chuyến thám hiểm Hiệp ước Quốc tế và Nam Cực do tổ chức 2041 thực hiện. Chuyến đi của chị Hồng nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng thế giới về vấn đề nóng lên toàn cầu.

Được biết, sau khi nhận học bổng vinh dự của quỹ Obama, chương trình học của chị Hồng sẽ kéo dài từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019. Đáng chú ý, trong kỳ học này, các học giả sẽ có buổi gặp gỡ với Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Chị Hoàng Thị Minh Hồng là một trong số 12 đại diện tới từ khắp nơi trên thế giới.

Chia sẻ trên báo chí, chị Hồng từng cho biết, sau chuyến đi đầu tiên đến Nam cực vào năm 1997, khi trở về, chị Hồng đã là con người khác. Chị quyết định bỏ công việc đang kiếm được khá nhiều tiền để có thời gian đi tuyên truyền.

Sau đó, chị làm việc tại Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên - World Wide Fund For Nature [WWF] Greater Mekong [khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng]. Năm 2009, chị chuyển vào TP.HCM sinh sống và được mời tham gia chuyến thám hiểm tới Nam Cực lần thứ hai với 2041.org, một tổ chức bảo vệ môi trường châu Nam Cực, do chính ông Robert Swan đứng đầu.

Sau chuyến đi này, chị kết nối với tổ chức toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org rồi phát động thành công phong trào cộng đồng về biến đổi khí hậu mang tên 350.org Việt Nam. Trong 2 năm, phong trào này đã thu hút sự tham gia của 10.000 tình nguyện viên trên khắp cả nước.

[Firstvietnam.vn] Chị là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân tới Nam Cực, là một trong những người mang sự kiện Giờ Trái đất về Việt Nam và tham gia nhiều dự án bảo vệ môi trường...

Năm 1997, Hoàng Thị Minh Hồng lúc đó mới 24 tuổi, trở thành người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực cùng với một đoàn thám hiểm Nam Cực gồm nhiều thanh niên của các quốc gia. Từ đó đến nay, câu chuyện về chuyến đi của chị, về lá cờ Tổ quốc chị đem đến Nam Cực, những hành động của chị sau chuyến đi đó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, mà phần đông là các bạn trẻ.

Những cuộc trao đổi, thảo luận ở các hoạt động về môi trường mà Trung tâm Hành động và liên kết vì môi trường và phát triển- CHANGE tổ chức, chị Hoàng Thị Minh Hồng, người sáng sáng lập và hiện là Giám đốc CHANGE. Trung tâm với gần 30 người trẻ, các hoạt động, dự án mà trung tâm thực hiện, đeo đuổi cũng chủ yếu dành cho người trẻ. Nhưng những vấn đề mà các hoạt động hướng tới thì lại dành cho tất cả mọi người, cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Người điều hành trung tâm này là một phụ nữ không xa lạ với những người Việt Nam và cả bạn bè quốc tế yêu môi trường, hết lòng vì các hoạt động chống biến đổi khí hậu- Chị Hoàng Thị Minh Hồng- Người Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực, cắm cờ Tổ quốc ở Nam Cực, mặc áo dài Việt Nam tại Nam Cực vào năm 1997.

Chuyến đi đến Nam Cực không chỉ kết thúc khi chị Minh Hồng trở về Việt Nam, mà trở thành chuyến đi kéo dài mãi đến bây giờ và sau này. Bởi chuyến đi đó đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn cuộc sống, cách hành động, cách làm việc của chị. Từ Nam Cực trở về, Minh Hồng đầy nhiệt huyết và trăn trở với các hoạt động chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Hoàng Thị Minh Hồng không vì thế mà lùi bước. Chị tìm một hướng đi khác. Năm 2009, lần thứ hai trở lại Nam Cực, chứng kiến sự nóng lên của khí hậu toàn cầu với những bằng chứng rõ nét, Hoàng Thị Minh Hồng càng thêm quyết tâm hành động. Chị làm việc cho các dự án môi trường, làm việc cho các tổ chức phi chính phủ để học hỏi cách làm của họ, tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục con đường của mình. Sau nhiều năm làm việc cho một số dự án và WWF, Minh Hồng quyết định khởi nghiệp bằng cách lập tổ chức hoạt động xã hội trong lĩnh vực môi trường- khí hậu. Và CHANGE ra đời.  Năm 2018, Minh Hồng còn vinh dự  nhận học bổng của Chương trình Học giả Quỹ Obama.

Những người được chọn trong nhóm này là các nhà lãnh đạo dân sự nổi bật đã có nhiều đóng góp cho các vấn đề xã hội ở các quốc gia từ 5 châu lục. Chương trình này kéo dài trong 9 tháng [từ đầu tháng 9 năm 2018 đến hết tháng 5 năm 2019], được trường Đại học Columbia [một trong 8 trường Đại học xuất sắc nhất nước Mỹ] phối hợp với Quỹ Obama [Obama Foundation Scholars Program] thiết kế riêng cho 12 học giả.

Mục tiêu của Chương trình này là tiếp tục nâng cao năng lực cho các nhà lãnh đạo dân sự, để họ có thêm kiến thức, công cụ và được kết nối với những mạng lưới quốc tế, giúp họ tìm ra giải pháp hiệu quả hơn cho các vấn đề toàn cầu phức tạp mà họ đang theo đuổi. Sau khi chương trình kết thúc, các học giả sẽ quay về quê hương mình để tiếp tục các dự án và công việc của mình. Họ sẽ giữ liên lạc với với Quỹ Obama và đóng vai trò lãnh đạo trong mạng lưới quốc tế rộng lớn của Quỹ này.

Văn phòng Đề cử Kỷ lục Việt Nam - Viện Kỷ lục Việt Nam [Tổng hợp thông tin - Ảnh: Internet]

* Tìm thêm ứng viên Việt Nam cho chuyến thám hiểm

Phóng to
Hoàng Minh Hồng trong lần thám hiểm Nam cực năm 1997 - Ảnh tư liệu

Chuyến thám hiểm do Tổ chức 2041 tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp ước Quốc tế về Nam Cực. 15 cựu thành viên ưu tú trong số 500 thành viên từng tham gia các đoàn thám hiểm Nam Cực của 2041 được lựa chọn để tham gia chuyến thám hiểm “Hiệp ước Quốc tế về Nam Cực” [IATE] 2009 và Minh Hồng là một trong số đó.

Chuyến thám hiểm IATE năm nay dự kiến có thêm 50 thành viên mới, gồm các sinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà giáo dục, và các doanh nhân - những người mà khi quay về sẽ chia sẻ những nhận thức, kinh nghiệm có từ chuyến đi đến các doanh nghiệp, trường học và cộng đồng.

Phóng to
Đoàn thám hiểm đến Nam Cực năm 1997 - Ảnh tư liệu

Các thành viên của IATE sẽ thám hiểm Bán đảo Nam Cực trên con tàu mang tên Clipper Adventurer trong khoảng thời gian 2 tuần. Trong chuyến đi, các thành viên sẽ tìm hiểu tầm quan trọng của Hiệp ước Nam Cực, và tham gia chương trình tập huấn về bền vững và phát triển kỹ năng lãnh đạo mang tên “Leadership on the Edge".

Minh Hồng là công dân Việt Nam đầu tiên và duy nhất đặt chân tới Nam Cực, cắm quốc kỳ tại đây vào năm 1997. Dù trước đó một công dân Mỹ gốc Việt, tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ [NASA] đã thám hiểm Nam Cực vào các năm 1992 và 1994, và cắm quốc kỳ Việt Nam tại Nam Cực trong chuyến khảo sát của NASA năm 1994, Minh Hồng vẫn được xem là công dân Việt Nam đầu tiên với hộ chiếu Việt Nam đặt chân tới châu lục này.

Minh Hồng tham gia rất nhiều dự án môi trường tại Việt Nam, và đã công tác tại Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên [WWF] trong gần 7 năm.

Minh Hồng đang giúp Tổ chức 2041 tìm thêm 1 hoặc 2 đại diện mới cho Việt Nam trong chuyến thám hiểm quốc tế này, đồng thời gấp rút tìm nhà tài trợ cho đoàn Việt Nam trong chuyến thám hiểm.

Năm 1997, Minh Hồng được lựa chọn là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên dành cho thanh niên thế giới do ông Robert Swan dẫn đầu. Đi cùng với Minh Hồng là 34 thanh niên đến từ 24 quốc gia khác. Minh Hồng trở thành người Việt Nam đầu tiên cắm cờ tổ quốc tại châu lục lạnh giá này.

“Thật đáng tiếc khi các chuyến thám hiểm của 2041 trong suốt 11 năm qua đều không có đại diện nào của Việt Nam. Tôi rất tự hào là người Việt Nam đầu tiên đăt chân lên Nam Cực, nhưng tôi sẽ thấy vinh dự hơn rất nhiều nếu như tôi có thể tổ chức được một “đoàn Việt Nam” trong chuyến thám hiểm sắp tới”, Hồng cho biết. “Thời gian còn rất ngắn. Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc thi tuyển tại Việt Nam và tôi hy vọng cuộc thi sẽ được đông đảo người dân Việt Nam tham gia”.

Do ngân sách có hạn, Tổ chức 2041 chỉ cam kết tài trợ được 50% chi phí chuyến thám hiểm cho đại diện của Việt Nam. Các ứng cử viên sẽ phải nỗ lực tìm tài trợ cho mình để trang trải phần còn lại, bao gồm một phần chi phí của cuộc thám hiểm, chi phí đi lại và mua các trang thiết bị cần thiết, ước tính khoảng 15.000 USD.

“Mối đe dọa lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta là lối suy nghĩ rằng ai đó sẽ bảo vệ nó chứ không phải mình. Các quyết định giới trẻ đưa ra hôm nay sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái của toàn hành tinh cũng như đến tương lai của cuộc sống trên trái đất này”, ông Robert Swan nói.

Phóng to
Minh Hồng - Ảnh: H.TR.

Minh Hồng trong một chương trình bảo vệ động vật hoang dã tại VN

Minh Hồng trong một chuyến thám hiểm ở Nam Phi

Tổ chức 2041 được nhà thám hiểm Robert Swans thành lập. Ông là người đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, một trong những nhà diễn thuyết giỏi nhất thế giới, được phong tước Hiệp sĩ Phẩm trật Đế chế Anh, người đầu tiên trong lịch sử nhân loại từng đi bộ tới cả Nam Cực và Bắc Cực.

Tên của tổ chức được đặt là 2041 với mục đích nhấn mạnh năm 2041, thời điểm Nghị định thư về Bảo vệ Môi trường của Hiệp ước Nam Cực có khả năng bị sửa đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy, mục tiêu hoạt động của tổ chức 2041 là tuyên truyền về tầm quan trọng và tiếp tục bảo vệ tính hiệu lực của Hiệp ước Nam Cực, để vùng châu lục hoang dã lớn nhất còn sót lại trên trái đất không bao giờ bị khai thác.

NGỌC TUẤN

Video liên quan

Chủ Đề