Ngoại binh hagl 2023

Thứ bảy, 08/01/2022 11:59 (GMT+7)

Ngoại binh hagl 2023

Jefferson Baiano của Hoàng Anh Gia Lai hay Hendrio Araujo của Bình Định… là 2 trong số những ngoại binh đáng chú ý nhất tại V.League 2022.

Ngoại binh hagl 2023
Jefferson Baiano (Hoàng Anh Gia Lai): Anh sinh năm 1995, thi đấu vị trí tiền đạo. Baiano từng khoác áo một số câu lạc bộ hạng dưới ở Brazil, Nhật Bản và Hàn Quốc trước khi cập bến Hoàng Anh Gia Lai. Tiền đạo này từng có thời gian thi đấu thành công cho Mito Hollyhock – đội bóng cũ của Công Phượng ở mùa 2018-2019. Anh ra sân 34 trận, ghi 11 bàn. Lúc này, Baiano được định giá 450.000 Euro (hơn 11,6 tỉ đồng). Baiano đã được Kiatisak thử lửa 2 trận tại Cúp Hoàng đế Quang Trung và đóng góp 1 bàn, 1 pha kiến tạo. Ảnh: N.Đ 
Ngoại binh hagl 2023
Josip Ivancic (Hà Nội): Đội bóng Thủ đô thay máu toàn bộ ngoại binh để hướng đến mùa giải 2022 đầy tham vọng. Họ đặt niềm tin vào những cầu thủ đến từ Châu Âu, đáng chú ý nhất là tiền đạo Josip Ivancic (Croatia). Anh sinh năm 1991, có thể thi đấu ở vị trí trung phong lẫn tiền đạo cánh. Trong sự nghiệp, Ivancic đã thi đấu 276 trận, ghi 50 bàn, có 20 pha kiến tạo. Ở mùa giải gần nhất trước khi sang Việt Nam, tiền đạo này ghi 10 bàn trong 30 trận. Tiền đạo người Croatia này đã có kinh nghiệm thi đấu tại vòng loại Champions League lẫn vòng bảng Europa League. Ảnh: CLB Hà Nội 
Ngoại binh hagl 2023
Bruno Cosendey (TPHCM): Bruno Cosendey sinh năm 1997, sở hữu chiều cao 1m86 và thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công. Anh đang được chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt định giá 150 nghìn euro (gần 4 tỉ đồng). Anh từng có thời gian thi đấu cho câu lạc bộ danh tiếng Vasco da Gama của Brazil. Tiền vệ này mặc áo số 10 tại đội TPHCM và thay thế vị trí của Lee Nguyễn. Ảnh: CLB TPHCM 
Ngoại binh hagl 2023
Hendrio Araujo (Bình Định): Tiền vệ từng khoác áo U16 Barcelona là hạt nhân trong lối chơi của đội bóng đất võ. Anh là ngoại binh duy nhất được huấn luyện viên Nguyễn Đức Thắng giữ lại từ mùa trước. Hendrio có kỹ thuật cá nhân và nhãn quan chiến thuật rất tốt. Bước sang mùa giải 2022, huấn luyện viên Đức Thắng hy vọng cậu học trò sẽ cải thiện khả năng dứt điểm, để tỏa sáng hơn nữa, giúp đội bóng cạnh tranh cho những thứ hạng cao. Ảnh: T.H 
Ngoại binh hagl 2023
Washington Brandao (Hoàng Anh Gia Lai): Tiền đạo người Brazil được huấn luyện viên Kiatisak đưa về từ mùa trước và chơi cực hay. Anh ra sân 12 trận tại V.League 2021, ghi 3 bàn và kết nối rất tốt với Công Phượng, Văn Toàn… Chính vì lẽ đó, "Zico Thái Lan" đã giữ Brandao lại, để phục vụ cho những mục tiêu tham vọng ở mùa giải 2022 của Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: N.Đ 

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chất lượng của nhiều ngoại binh không như kỳ vọng cũng như những chấn thương bất ngờ trong quãng nghỉ vừa qua đang khiến các CLB V-League phải ngóng chờ đến thời điểm được thay thế, bổ sung cầu thủ mới.

Trên thực tế đã từng có chuyện thông qua môi giới, các ngoại binh luôn kèm theo bản lý lịch hoành tráng, giá trị được thổi phồng nhưng lúc ra sân chỉ để lại tiếng thở dài “Ối giời ơi!”. Chưa kể, gần đây không ít cầu thủ người nước ngoài sang Việt Nam đa phần ở trình độ làng nhàng, một số khác chỉ chơi bóng nghiệp dư. Dù vậy ở thời điểm này, việc tìm kiếm một ngoại binh là điều khó khăn, không như ý muốn.

Điều không như ý đó, đầu tiên phải kể đến câu chuyện “tiền nào của nấy” trong việc mua sắm ngoại binh. Có thể hiểu đơn giản rằng, môi trường V-League bây giờ, không phải đội bóng nào cũng có “của ăn của để” dư dả cho việc đem về những món hàng chất lượng. Có nhiều ngoại binh không chỉ HLV lắc đầu ngao ngán, ngay cả người xem cũng đủ thẩm định được chất lượng chơi bóng của họ.

Có một tiêu chí vượt trội hơn hết ở những ngoại binh, đấy là thể hình và sức vóc. Cho nên, dù trình độ chưa hẳn ăn được nội binh nhưng họ vẫn được tin dùng, nhất là trên hàng công. Thể hình lực lưỡng, ít nhất đã ăn điểm khi giải quyết được câu chuyện “lấy thịt đè người” hay cứ đá khoán lên trên cho ngoại binh xử lý là xong. Thực tế cũng đã có nhiều đội bóng trong những thời điểm nào đó thành công nhất định với cách đá “nhanh-mạnh-khỏe” như thế này. Tựu trung, nhiều đội bóng vẫn “tặc lưỡi” dùng ngoại binh với tâm lý “yếu trâu còn hơn khỏe bò”.

Hãy thử đặt câu hỏi ngược lại, tại sao trình độ chơi bóng của ngoại binh ở V-League thời gian gần đây không thật sự cao nhưng vẫn được tin dùng và coi như bài tẩy để giải quyết khó khăn? Từ đó, sẽ thấy một thực tế, chính các cầu thủ nội cũng chưa phải quá nổi trội để dễ dàng lấy ngay suất đá chính. Hoặc giả, họ cũng chưa để lại ấn tượng quá nhiều, chưa khẳng định hay chứng tỏ mình khi được trao cơ hội.

Bóng đá cần thành tích và thành tích sẽ ảnh hưởng, chi phối đến nhiều câu chuyện khác bao quanh đội bóng. Chính suy luận này đã là gốc gác cho việc các HLV buộc lòng phải đặt niềm tin vào việc dùng ngoại binh để có thể hy vọng có ngay sự hiệu quả, thay vì tìm tòi, lắp ghép hay thử nghiệm nhiều phương án khác. Rõ ràng tâm lý “ăn xổi ở thì” vẫn tồn tại ở nhiều đội bóng.

Thêm một nguyên nhân nữa khi V-League không còn là mảnh đất “màu mỡ” với ngoại binh. V-League hiện tại bị cạnh tranh quyết liệt từ Thai League, Liga 1 (Indonesia) hay Super League (Malaysia), thậm chí cả giải Myanmar. Những giải đấu này chất lượng đang được nâng dần lên, đãi ngộ cho cầu thủ cũng rất tốt nên sẽ hút ngoại binh giỏi.

Kiếm được một “ông Tây” chất lượng đã khó, để cầu thủ đó thi đấu tốt và hòa nhập với văn hóa CLB tại bóng đá Việt Nam lại càng khó hơn. V-League 2022 mới chỉ chặng khởi động nhưng thêm lần nữa cho thấy chất lượng ngoại binh đang khiến nhiều đội bóng lao đao. Quanh quẩn chỉ những gương mặt cũ, chuyển từ đội này sang đội kia theo kiểu “cũ người mới ta”. Cầu thủ mới đến không trụ nổi một mùa, chứ đừng nói để lại dấu ấn.

Chúng ta không phủ nhận tầm ảnh hưởng hay đóng góp vào bức tranh toàn cảnh bóng đá nước nhà trong nhiều năm qua của cầu thủ ngoại sang đây chơi bóng. Họ đã để lại nhiều dấu ấn, nhiều tấm gương và nhiều hình mẫu. Nhưng đó là chuyện đã qua, còn nhìn vào chất lượng ngoại binh hôm nay, thật sự sẽ tiếc nuối nếu soi vào quá khứ.