Nghĩa vụ cao quý và thiêng liêng nhất của công dân Việt Nam là gì

Cập nhật: 31/05/2016 | 08:57

Điều 45, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân. Điều đó đã thành ý thức của mỗi người Việt Nam, xuất phát từ truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Nghĩa vụ cao quý này được khẳng định trong rất nhiều bản Hiến pháp của nước ta. Hiện nay, đất nước ta hòa bình, ổn định, đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, luôn đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi mặt của đất nước; đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ngoài ra, thành tựu đó còn góp phần quan trọng trong việc củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa; tạo tiền đề để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đó, đất nước cũng còn đứng trước những khó khăn, thách thức. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc mà còn gắn liền với việc bảo vệ Đảng và Nhà nước; bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt và đội ngũ thanh niên là những người tiên phong, phải luôn chắc tay súng canh giữ toàn vẹn từng tấc đất và biển, trời quê hương.

Đặc biệt, trước tình hình quốc tế và trong nước có những nguy cơ, diễn biến phức tạp, vấn đề chủ quyền biển đảo, đòi hỏi mọi người dân đều nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương của Đảng là luôn phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, ngày càng hiện đại. Con người Việt Nam phải được xây dựng, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về phẩm chất đạo đức, cường tráng về thể chất, yêu quý và gắn bó với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là nhập ngũ vào quân đội, ngoài ra còn có việc thực hiện nghĩa vụ thay thế, song đều có mục tiêu chung là bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định tại các luật, pháp lệnh, làm căn cứ pháp lý khẳng định ý thức nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp..., nhằm góp phần xây dựng quốc phòng an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là phải có được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành ý thức đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Vì vậy, mọi công dân, mọi tổ chức, lực lượng đều phải tham gia theo phạm vi và khả năng của mình.    

Tường Mạnh

  • Tuyệt đối không chủ quan với hậu Covid-19

    Ngay sau khi khỏi bệnh, người mắc Covid-19 có nguy cơ phải đối mặt với các triệu chứng và di chứng như: rối loạn tâm lý, trầm cảm, trí nhớ giảm sút, ho, sốt, khó thở, mệt mỏi, xơ phổi, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác...

  • “Tiếp nước” cho em đến trường

    13 giờ trước Giáo dục - Thanh niên

    Với mong muốn thầy trò đủ nước uống, toàn tâm với con chữ, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tỉnh đồng hành với Câu lạc bộ bóng đá vui khỏe TP. Hồ Chí Minh lắp đặt máy lọc nước cho học sinh ở xã vùng cao Thuận Hòa.

  • Đầu tư nâng cấp nơi tập luyện của nghệ sĩ, diễn viên

    Nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên tập luyện, biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây...

  • Hiệu quả bước đầu từ mô hình tre tứ quý

    Âm thầm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, ông Lê Thanh Sơn, 51 tuổi [xã Tân Phước - thị xã La Gi] đã thực hiện mô hình trồng tre tứ quý trên diện tích 25 ha. Hơn 2 năm qua, mô hình này bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời góp...

So với Hiến pháp năm 1992, bảo vệ Tổ quốc theo Hiến pháp năm 2013 không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn là bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được Hiến pháp ghi nhận. Bên cạnh đó, Hiến pháp mới nhấn mạnh bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

Bảo vệ Tổ quốc còn là bảo vệ Nhân dân, Đảng và Nhà nước

Theo quan điểm nhất quán của Đảng ta, khái niệm Tổ quốc luôn gắn với chế độ XHCN và bảo vệ Tổ quốc chính là bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hiến pháp năm 1992 dành trọn Chương IV quy định về “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”, trong đó theo Điều 45 thì bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là “bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ XHCN và những thành quả của cách mạng”.

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 tuy đã thay đổi, rút gọn tên Chương IV thành Chương Bảo vệ Tổ quốc, song nội hàm Chương này cơ bản vẫn giữ nguyên cho Hiến pháp. Cụ thể, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN [Điều 65]. Với quy định trên, bảo vệ Tổ quốc không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn là bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước – điều mà Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện; bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được Hiến pháp ghi nhận.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức từ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến Chủ tịch nước, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức khác cùng các lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc [Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ] được hiến định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013. 

Chẳng hạn, liên quan đến bảo vệ Tổ quốc, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn gồm làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình…

Hội đồng Quốc phòng và An ninh thì trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trường hợp Quốc hội không thể họp được sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc… Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn như thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân…

Xây dựng nền quốc phòng - an ninh theo hướng toàn dân 

Đặc biệt, Hiến pháp mới dành nhiều quy định đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân như công dân phải trung thành với Tổ quốc; bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng; công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

Một trong những lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chính là Dân quân tự vệ. Đây là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trần Đình Nhã cho rằng: Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, cần tiếp tục thể chế hóa chính sách bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta. Trước hết, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, ngày càng hiện đại. Không những thế, cần xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh, trong đó có xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. 

“Tăng cường giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, tạo nên sự thống nhất nhận thức về những thuận lợi, khó khăn của đất nước, của quốc tế và khu vực; xây dựng con người Việt Nam phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về phẩm chất đạo đức, cường tráng về thể chất, yêu quý và gắn bó với Tổ quốc XHCN, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” – ông Nhã phân tích về yêu cầu xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần.

Hà Sơn

Video liên quan

Chủ Đề