Nghị định hướng dẫn Luật quy hoạch đô thị 2009

  • Thông tin chung
  • Trình tự thực hiện
  • Thành phần hồ sơ
  • Yêu cầu, điều kiện

- Chủ đầu tư gửi hồ sơ thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tới cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện.

- Cơ quan quản lý quy hoạch sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định.

a] Thành phần hồ sơ: - Đối với thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết[theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP], thành phần hồ sơ gồm: [1] Tờ trình đề nghị thẩm định; [2] thuyết minh nội dung đồ án baogồm bản vẽ in màu thu nhỏ; [3] dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; [4] dự thảo quyết định phê duyệt đồ án; [5] các phụ lục tính toán kèm theo; [6] các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; [7] các văn bản pháp lý có liên quan; - Đối với thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, điểm dân cư nông thôn [theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP], thành phần hồ sơ gồm: [1], [2], [3], [4], [6], [7] và văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.

b] Số lượng hồ sơ : 03 [bộ]


File mẫu:

In phiếu hướng dẫn

Sau đây Công Ty Luật TNHH Kiến Việt sẽ tổng hợp các văn bản pháp luật về Quy hoạch tại Việt Nam đang có hiệu lực tới thời điểm hiện tại.

Các bạn bấm vào tên của từng văn bản luật để tải về.

LUẬT:

1. Luật Quy hoạch số: 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017

Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Đây là luật quy định về việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch.

Luật Quy hoạch đô thị hợp nhất Số: 16/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020

Luật này quy định về hoạt động quy hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

NGHỊ ĐỊNH:   

Nghị định hợp nhất số: 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 25 tháng 05 năm 2010. Nghị định này quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị và lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị.

Nghị định hợp nhất số: 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 06 năm 2015, quy định chi tiết một số nội dung của Luật xây dựng năm 2014, gồm: Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng.

Nghị định số: 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2019 hướng dẫn Luật quy hoạch

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 07 tháng 05 năm 2019, quy định chi tiết một số nội dung tại các Điều 15, 17, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 40, 41 và 49 của Luật Quy hoạch.

Nghị định Số: 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị ngày 07 tháng 04 năm 2010

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2010.

THÔNG TƯ:

Thông tư số: 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15 tháng 08 năm 2016. Thông tư này quy định về nội dung hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khi chức năng đặc thù.

Thông tư số: 113/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định về giá trong hoạt động quy hoạch do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Thông tư này quy định chi tiết điểm b khoản 6 Điều 55 của Luật Quy hoạch về xác định giá trong hoạt động quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công và nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của Luật Quy hoạch.       

Thông tư số: 20/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và xây dựng đô thị do Bộ xây dựng ban hành

Thông tư có hiệu lực từ ngày 10 tháng 03 năm 2020. Thông tư này hướng dẫn việc xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

Thông tư số: 22/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định Quy chuẩn quốc gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ xây dựng ban hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 và thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2009/BXD về Quy hoạch xây dựng nông thôn và Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành Quy chuẩn xây dựng QCXDVN 01:2008 về Quy hoạch xây dựng.

NGHỊ QUYẾT:

Nghị quyết số: 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 02 tháng 12 năm 2019.

Nghị quyết số: 131/NQ-CP năm 2020 về bổ sung quy hoạch tại Phụ lục Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch kèm theo Nghị quyết 110/NQ-CP do Chính phủ ban hành

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 09 năm 2020.

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 72/2019/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

Căn c Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn c Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, b sung một s điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, b sung một s điều của Nghị định s 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định s 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Nghị định này quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị và lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Chương II như sau:

a] Sửa đổi, bổ sung tên Chương II như sau:
“LỰA CHỌN TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ”

b] Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 12 như sau:
“1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu.”.

c] Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 13 như sau:
"2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị tham gia thi tuyển phải đảm bảo các điều kiện năng lực theo quy định hiện hành.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

a] Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới phải được lập quy hoạch chung, đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.”.

b] Bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đô thị được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết căn cứ vào nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị hoặc khu vực, quy chế quản lý kiến trúc để quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết đô thị. Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết đô thị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 như sau:
“1. Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014, gồm: Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng.”.

2. Sửa đổi Điều 7 như sau:

a] Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm d khoản 1 như sau:

“a] Luận cứ, xác định phạm vi ranh giới vùng; mục tiêu và thời hạn quy hoạch.

d] Các yêu cầu về thu thập số liệu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; yêu cầu về định hướng phát triển không gian, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng liên huyện, vùng huyện; yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược, quản lý quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; yêu cầu đối với việc đề xuất các chuông trình, dự án ưu tiên.”

b] Sửa đổi khoản 2 như sau:
“2. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện không quá 02 tháng.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

a] Sửa đổi, bổ sung điểm đ, điểm e khoản 1 như sau:

“đ] Định hướng phát triển không gian vùng liên huyện, vùng huyện: - Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng; - Xác định các phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển; - Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng; - Xác định mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị; - Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục, thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch,vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị;

- Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong vùng.

e] Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng liên huyện, vùng huyện:
Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng liên huyện, vùng huyện, gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, hệ thống điện, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động.”.

b] Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Thời gian lập đồ án quy hoạch đối với vùng liên huyện, vùng huyện không quá 12 tháng.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

a] Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Các khu chức năng có quy mô trên 500 ha cần phải được lập quy hoạch chung xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch đô thị. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.

Các khu vực chức năng có quy mô trên 500 ha được lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng và xác định dự án đầu tư xây dựng, nếu được xác định trong quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.”.

b] Bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết căn cứ vào nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực, quy chế quản lý kiến trúc để quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng. Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

5. Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 12 như sau:
“b] Đánh giá tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch đang còn hiệu lực, các dự án đã hoàn thành; xác định và làm rõ các định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị có liên quan.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: “Điều 16. Nguyên tắc lập quy hoạch nông thôn 1. Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung thành phố, thị xã, làm cơ sở lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và lập các dự án đầu tư xây dụng.

2. Các điểm dân cư nông thôn phải được lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng xã, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau: “Điều 21. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập đô án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 26 như sau:
“1. Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, thời gian thẩm định nhiệm vụ quy hoạch không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án quy hoạch không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án quy hoạch không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.”.

10.   Thay thế cụm từ tại tên mục và các Điều sau đây:

Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2019.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp
Giấy phép quy hoạch đã được cấp cho chủ đầu tư trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện theo thời hạn ghi trong Giấy phép quy hoạch.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

Văn phòng Quốc hội;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

Lưu:VT,CN [2]

TM CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Video liên quan

Chủ Đề