Ngày 8 4 âm là ngày gì

HỎI: Xin hỏi quý Báo về các vấn đề liên quan đến Phật lịch như: Phật lịch được tính từ năm nào? Cách tính Phật lịch? Ngày nào trong năm sang trang năm mới của Phật lịch? Cách tính Phật lịch và ngày sang năm mới của Phật lịch giữa hai truyền thống Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền có giống hay khác nhau?

[LƯU LY, luuly…@gmail.com]

Bạn Lưu Ly thân mến!

Niên đại Đản sinh và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca, về phương diện nghiên cứu độc lập hiện tồn nhiều thuyết khác nhau, nhưng về phương diện phổ quát, Phật giáo thế giới đều thống nhất Đức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 [trước Công nguyên] và nhập Niết-bàn năm 544 [trước Công nguyên], trụ thế 80 năm.

Về Phật lịch, Phật giáo thế giới lấy mốc năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn để tính năm đầu Phật lịch [544 trước Công nguyên]. Khởi nguyên từ Đại hội Phật giáo Thế giới tổ chức lần thứ I tại Sri Lanka [Tích Lan] vào năm 1950, toàn thể đại biểu Phật giáo đại diện 26 quốc gia thống nhất lấy năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn làm mốc để tính năm đầu Phật lịch [cờ Phật giáo thế giới cũng được quyết nghị công bố và áp dụng tại Đại hội lịch sử này]. Đến Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI, tổ chức tại Campuchia [Cam-bốt] vào năm 1961, thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên toàn thế giới là ngày rằm tháng Tư âm lịch [ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ].

Cách tính Phật lịch là lấy năm Đức Phật nhập Niết-bàn cộng với năm hiện tại. Ví dụ, năm 2023 thì Phật lịch được tính: 544 + 2023 = 2567. Tuy nhiên, nói năm 2023 ứng với Phật lịch 2567 là nói chung, chính xác phải tính được ngày để sang năm mới Phật lịch.

Hiển nhiên, Phật giáo thế giới đã chọn năm Phật Thích Ca nhập diệt làm mốc tính năm đầu Phật lịch thì chắc chắn ngày sang trang Phật lịch trong năm phải là ngày kế sau ngày Đức Phật nhập diệt. Nhưng thực tế hiện nay, ngày sang trang Phật lịch trong năm lại là ngày kế sau ngày Đức Phật đản sanh [ngày 16-4 âm lịch]. Vì sao như vậy? Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Thích Ca đản sanh ngày 15-4 âm lịch [trước năm 1960 là ngày 8-4 âm lịch], Thành đạo ngày 8-12 âm lịch và Nhập diệt ngày 15-2 âm lịch. Theo Phật giáo Nam truyền, ngày 15-4 âm lịch [ngày trăng tròn tháng Vesak] là ngày Đại lễ Tam hợp, kỷ niệm ba sự kiện Phật Thích Ca Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn. Hiện Phật giáo thế giới đã chuẩn hóa ngày sang trang Phật lịch là ngày kế sau ngày Phật Niết-bàn [ngày 16-4 âm lịch] hàng năm. Nhưng vì ngày Phật nhập diệt trùng với ngày Phật đản sanh [theo Phật giáo Nam truyền] nên khiến nhiều người nghĩ rằng sau ngày Phật đản là ngày sang trang Phật lịch.

Như vậy, sau khi xác định được ngày sang trang năm mới Phật lịch là ngày 16-4 âm lịch hàng năm, thì ngay trong năm 2023, trước ngày 16-4 âm lịch [trước 3-6-2023] Phật lịch vẫn tính 2566, từ ngày 16-4 âm lịch [3-6-2023] trở đi cho đến Phật đản năm sau, Phật lịch được tính 2567.

Như đã trình bày, hai truyền thống Phật giáo lớn trên thế giới đều thống nhất về năm Phật lịch đầu tiên là năm Đức Phật nhập Niết-bàn. Tuy vậy, về ngày Đức Phật nhập Niết-bàn giữa hai truyền thống Phật giáo có chút khác biệt [Nam truyền ngày 15-4 âm lịch, Bắc truyền ngày 15-2 âm lịch], và Phật giáo thế giới chọn ngày 16-4 âm lịch để sang trang năm mới Phật lịch là theo Phật giáo Nam truyền.

Xem lịch âm hôm nay ngày 8/4/2022 dương lịch. Theo dõi âm lịch hôm nay chính xác nhất, Thứ Sáu ngày 8 tháng 4 năm 2022 nhanh nhất và chính xác nhất trên báo TGVN. Lịch vạn niên hôm nay 8/4/2022 để biết ngày xấu, ngày tốt và ngày hoàng đạo.

Lưu ý: Các thông tin bài viết mang tính tham khảo giải trí.

Lịch âm 9/4, xem âm lịch hôm nay Thứ Bảy ngày 9/4/2022 ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 9/4/2022

Lịch âm 9/4. âm lịch hôm nay 9/4. Xem âm lịch hôm nay ngày 9/4/2022 tốt hay xấu? Lịch vạn niên ngày 9 tháng 4 ...

Thông tin chung về Lịch âm hôm nay ngày 8/4

Dương lịch: Ngày 8 tháng 4 năm 2022 [Thứ Sáu]

Âm lịch: Ngày 8 tháng 3 năm 2022 - Tức Ngày Tân Mão, Tháng Giáp Thìn, Năm Nhâm Dần

Nhằm ngày: Câu Trần Hắc Đạo

Giờ hoàng đạo trong ngày: Tý [23h-1h], Dần [3h-5h], Mão [5h-7h], Ngọ [11h-13h], Mùi [13h-15h], Dậu [17h-19h]

Giờ hắc đạo trong ngày: Sửu [1h-3h], Thìn [7h-9h], Tỵ [9h-11h], Thân [15h-17h], Tuất [19h-21h], Hợi [21h-23h]

Tiết Khí: Thanh Minh

Tuổi xung - hợp:

Tuổi hợp ngày: Lục hợp: Tuất. Tam hợp: Hợi, Mùi

Tuổi xung ngày: Ất Sửu, Ất Mùi, Kỷ Dậu, Quý Dậu

Tuổi xung tháng: Canh Thìn, Canh Tuất, Nhâm Tuất

Xem Ngày Giờ Tốt Xấu Hôm Nay Âm Lịch Ngày 8/4/2022

GIỜ XUẤT HÀNH - LÝ THUẦN PHONG: Giờ xuất hành hôm nay lịch âm ngày 8/4/2022

23h - 1h & 11h - 13h: Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.

1h - 3h & 13h - 15h: Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

3h - 5h & 15h - 17h: Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.

5h - 7h & 17h - 19h: Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.

7h - 9h & 19h - 21h: Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.

9h - 11h & 21h - 23h: Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.

Hợp - Xung:

Tam hợp: Hợi, Mùi

Lục hợp: Tuất

Tương hình: Tý

Tương hại: Thìn

Tương xung: Dậu

Ngày Chu Tước - Xuất hành, cầu tài đều xấu. Hay mất của, kiện cáo thua vì đuối lý.

Sao tốt - Sao xấu của hôm nay âm lịch ngày 8/4/2022

Sao tốt

Yếu yên*: Tốt mọi việc, nhất là giá thú

Sao xấu

Thiên lại: Xấu mọi việc

Nguyệt hỏa: Xấu đối với lợp nhà, làm bếp

Câu trận: Kỵ mai táng

Nguyệt kiến chuyển sát: Kỵ động thổ

Ly Sào: Xấu về dọn nhà mới, nhập trạch, giá thú, xuất hành

Tiểu không vong: Kỵ xuất hành, giao dịch, giao tài vật

Việc NÊN - KHÔNG NÊN làm hôm nay âm lịch ngày 8/4/2022

Nên: Cúng tế, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, nhận người.

Không nên: Chữa bệnh, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng.

XUẤT HÀNH - KHỔNG MINH: Xuất hành hôm nay âm lịch ngày 8/4/2022

Ngày xuất hành: Cúng tế, san đường, sửa tường.

Không nên: Cầu phúc, cầu tự, họp mặt, xuất hành, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, chuyển nhà, giải trừ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng.

\>>> Thông tin bài viết mang tính tham khảo giải trí.

Hồng Diễm lên đồ thời thượng như tiểu thư Minh Châu 'Hướng dương ngược nắng'

Mới đây, trên trang cá nhân, diễn viên Hồng Diễm khoe loạt ảnh lên đồ sành điệu, 'chất lừ' giống tiểu thư Minh Châu phim ...

MV Still Life của Bigbang 'bùng nổ' trên các mạng xã hội

Sự trở lại của nhóm nhạc đình đám KPop Bigbang đã mang lại nhiều cảm xúc, lấy đi không ít nước mắt của người hâm ...

Bên Phật giáo ngày mùng 8 tháng 4 là ngày gì?

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông [như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam] thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

lễ Phật đản ngày bao nhiêu âm lịch?

Sau đại hội Phật giáo thế giới đầu tiên năm 1950, 26 nước thành viên đã lấy ngày Rằm tháng 4 là ngày Phật đản. Năm 1999, Liên Hợp quốc cũng công nhận lễ Phật đản là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Năm 2023, đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra vào ngày 15/4 Âm lịch tức Thứ 6 ngày 2/6/2023 Dương lịch.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh năm bao nhiêu?

Thời điểm chính xác năm sinh theo lịch hiện đại của ông không được ghi nhận rõ, dao động trong khoảng từ 624 tới 563 trước Công nguyên. Tuy nhiên, Đại hội Phật giáo Thế giới đã thống nhất cho rằng Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên và qua đời khi 80 tuổi [năm 544 TCN].

Ngày lễ Phật đản có ý nghĩa gì?

Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được Phật giáo tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật và theo đề nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên thế giới, ngày 15/12/1999 Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình ...

Chủ Đề