Nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học

Câu hỏi: Nêu tính chất hoá học, tính chất vật lý của oxi. Bài tập về oxi

Lời giải: 

        Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất [chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất]. Oxi có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống của động vật và thực vật. Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, nguyên tố oxi có trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người, động vật và thực vật…

- Sơ lược nguyên tố Oxi

- Ký hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O.

- Công thức hóa học của đơn chất [khí] oxi là O2

- Nguyên tử khối: 16. 

- Phân tử khối: 32.

1. Tính chất vật lý.

- Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.

- Oxi có khối lượng phân tử là 32 nên nặng hơn không khí.

- Oxi khi bị hóa lỏng ở nhiệt độ −1380 có màu xanh nhạt và có thể bị hút bởi nam châm.

2. Tính chất hóa học của oxi

a. Tác dụng với kim loại 

Oxi có thể tác dụng với khá nhiều kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit [trừ một số kim loại như bạc [Ag] vàng [Au] hay bạch kim [Pt]].

  • Ví dụ: Đốt cháy sắt trong bình oxi, dây sắt cháy sáng như pháo hoa, sau khi cháy xuất hiện oxit màu nâu đỏ

PTHH: 3Fe + 2O2 →t0 Fe3O4 

b. Tác dụng với phi kim

Oxi tác dụng với khá nhiều phi kim trong tự nhiên và với những điều kiện khác nhau, chỉ trừ nhóm halogen [Flo, Clo, Brom và Atatin] là oxi không phản ứng và sản phẩm tạo thành là các oxit axit.

Ví dụ: Đưa muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi. Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn cháy trong không khí, cho ngọn lửa màu xanh

PTHH : S+O2 →t0 SO2

c. Tác dụng với một số hợp chất

Oxi còn có thể tác dụng với các chất có tính khử hoặc các hợp chất hữu cơ để tạo thành những hợp chất mới.

Ví dụ: Khí metan có trong khí bùn ao, phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời toả nhiều nhiệt.

PTHH:  CH4 + 2O2  →t0 CO2 + 2H2O

3. Vai trò và ứng dụng của oxi

- Oxi có khả năng kết hợp với Hemoglobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật. Oxi oxi hoá các chất thực phẩm ở trong cơ thể tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

- Oxi còn tham gia vào hoạt động hô hấp và việc phân hủy trong tự nhiên. Trong không khí, oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp

- Ngoài ra, oxi còn được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp. Oxi được dùng trong các bình lặn của thợ lặn, hay sử dụng làm ống thở cho phi công trong những trường hợp không khí loãng… Đặc biệt, oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất thép hay sản xuất rượu.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng về oxi

A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.

D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 2. Oxi có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây.

A. Ca, CO2, SO2

B. K, P, Cl2

C. Ba, CH4, S

D. Au, Ca, C

Câu 3 : Nung nóng kali clorat KClO3 thu được 3,36 lít khí oxi trong điều kiện tiêu chuẩn, thực hiện các yêu cầu sau:

a. Viết phương trình phản ứng cháy dựa vào tính chất hóa học của oxi đã học

b. Tính khối lượng KClO3 cần dùng.

Câu 4. Đốt cháy 12,4 [g] [P] trong bình chứa khí oxi.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra cho phản ứng đốt cháy trên.

b. Tính thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để đốt cháy hết lượng [P] trên.

Hướng dẫn giải bài tập:

Câu 1: B

Câu 2:  C

Câu 3: 

a] Viết phương trình phản ứng:  2KClO3  →t0 2KCl +3O2 

b] Tính khối lượng:

2KClO3  →t0   2KCl +3O2

2 mol                     3 mol

x mol                    0,15 mol

Khối lượng của KClO3 cần dùng là: m = n.M =0,1x122.5 = 12.25 [g]

Câu 4:

a] Phương trình phản ứng: 4P + 5O2  →t0  2P2O5

b] Số mol Photpho [P] tham gia phản ứng: 

4P       +     5O2  →t0          2P2O5

4 mol           5 mol              2 mol

0.4 mol  ---> 0.5 mol

Thể tích khí Oxi cần dùng để đốt hết lượng Photpho mà đầu bài cho là:

V[O2] = 0.5 x 22.4 = 11,2 [lít]

Tính chất hóa học hay đặc tính hóa học, thuộc tính hóa học là bất kỳ đặc tính nào của vật liệu trở nên rõ ràng trong hoặc sau một phản ứng hóa học; nghĩa là, bất kỳ thuộc tính nào chỉ có thể được xác lập bằng cách thay đổi nhận dạng hóa học của một chất.[1] Nói một cách đơn giản, các đặc tính hóa học không thể được xác định chỉ bằng cách xem hoặc chạm vào chất đó; cấu trúc bên trong của chất phải bị ảnh hưởng rất nhiều đối với các tính chất hóa học được khảo sát. Khi một chất trải qua một phản ứng hóa học, các tính chất sẽ thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi hóa học. Tuy nhiên, một đặc tính xúc tác cũng sẽ là một đặc tính hóa học.

Tính chất hóa học có thể đối lập với tính chất vật lý, có thể nhận biết được mà không làm thay đổi cấu trúc của chất. Tuy nhiên, đối với nhiều thuộc tính trong phạm vi của hóa học vật lý, và các ngành khác ở ranh giới giữa hóa học và vật lý, sự phân biệt có thể là vấn đề của quan điểm của nhà nghiên cứu. Tính chất vật liệu, cả vật lý và hóa học, có thể được xem là siêu tiện lợi; tức là, thứ yếu so với thực tế cơ bản. Nhiều lớp siêu tiện lợi[cần giải thích] là có thể.

Các đặc tính hóa học có thể được sử dụng để xây dựng các phân loại hóa học. Chúng cũng có thể hữu ích để xác định một chất chưa biết hoặc để tách hoặc tinh chế nó khỏi các chất khác. Khoa học vật liệu thông thường sẽ xem xét các tính chất hóa học của một chất để định hướng các ứng dụng của nó.

  1. ^ William L. Masterton, Cecile N. Hurley, "Chemistry: Principles and Reactions", 6th edition. Brooks/Cole Cengage Learning, 2009, p.13 [Google books]

  Bài viết về chủ đề hóa học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tính_chất_hóa_học&oldid=67977829”

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC , ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA OXIT SẮT [III] nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 28-12-2017

2,564 lượt xem

I. Tính chất vật lí

- Là chất kết tủa màu nâu đỏ.

II. Tính chất hoá học 

1. Bị nhiệt phân                                            

  2Fe[OH]3 → Fe2O3 + 3H2O

2. Tác dụng với axit  → muối sắt [III]                  

  Fe[OH]3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2

  Fe[OH]3 + 3HNO3 → Fe[NO3]3 + 3H2O

III. Điều chế        

 - Cho dung dịch bazơ vào dung dịch muối sắt [III].

Fe3+ + 3OH- → Fe[OH]3

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

Video liên quan

Chủ Đề