Mức lương đóng bhxh năm 2023

Cơ quan Bảo hiểm xã hội [BHXH] giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về việc nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2023.

Bạn đọc Phạm Hà hỏi: Tôi sinh tháng 1.1971, đi làm trong điều kiện bình thường và đóng BHXH từ tháng 7.1988, trong đó có 2 năm liền kề có số ngày nghỉ hưởng lương BHXH ít nhất 60 ngày/năm. Tôi có dự định xin nghỉ hưu trước tuổi vào tháng 10.2023. Vậy, nếu tôi nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỉ lệ % lương hưu không?

Cơ quan BHXH cho hay, đối chiếu theo quy định của Luật BHXH về tính mức lương hưu hằng tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện lao động bình thường có thời điểm nghỉ hưu năm 2023 như sau:

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động [NLĐ] đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, NLĐ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp NLĐ nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của NLĐ được điều chỉnh theo lộ trình, cụ thể: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

NLĐ có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và thuộc một trong các trường hợp cụ thể.

NLĐ có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên và thêm một trong các điều kiện sau:

- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

NLĐ không bị quy định giới hạn về tuổi đời khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành.

Đối chiếu trường hợp của bạn, thì thời điểm nghỉ hưu theo điều kiện bình thường là tháng 10.2028, nghỉ sớm thì bị trừ mỗi năm về hưu trước tuổi mỗi năm 2%.

Ngoài ra, Chính phủ có quy định đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường mà đủ một số điều kiện thì được nghỉ hưu trước tuổi và không bị trừ tỉ lệ do nghỉ hưu sớm [như Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10.12.2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP].

Nguồn:laodong.vn Copy link

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP HCM, đồng tình với nhận định nguồn quỹ BHXH có thể đến lúc nào đó sẽ không còn tiền để chi lương hưu.

Phóng viên: Thưa ông, Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] vừa cảnh báo rằng nguồn quỹ hưu trí của Việt Nam sẽ bị thâm hụt và cạn kiệt trong thời gian tới. Nhận định này có chính xác?

Ông Cao Văn Sang
: Cảnh báo trên là có cơ sở. Theo đó, dự kiến đến năm 2023, số thu BHXH cho hưu trí sẽ bằng số chi. Từ sau năm này, muốn chi lương hưu phải sử dụng số dư từ nguồn thu BHXH của những năm trước. Đến khoảng năm 2034, nguồn quỹ sẽ hết, không còn tiền để chi lương hưu.

Hiện nay, nguồn quỹ BHXH đang dư. Cơ quan BHXH dùng số tiền này để đầu tư vào những kênh an toàn như cho ngân hàng và ngân sách nhà nước vay; tiền lãi sẽ được bổ sung vào nguồn quỹ BHXH.

Tình trạng này có phải chỉ xảy ra ở Việt Nam?

Tôi chưa thấy quốc gia nào mà quỹ hưu trí không thiếu. Tình trạng này rất phổ biến, kể cả những nước có nền kinh tế phát triển như ở phương Tây. Các nước này thường sửa luật để điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hoặc giảm lương hưu.

Làm thủ tục tại BHXH TP HCM. Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Nguyên nhân chính của tình trạng này do đâu, thưa ông ?

Thứ nhất, có hàng triệu người được tính thời gian đóng BHXH trước năm 1995 nhưng quỹ BHXH không thu được tiền đóng BHXH của họ. Trước năm 1995, ngân sách có thu nhưng không chuyển trả cho quỹ BHXH để trả lương hưu cho thời gian làm việc của họ trước 1995.

Thứ hai, mức đóng BHXH của người lao động không tương xứng với mức lương hưu phải trả. Tiền đóng BHXH và chi lương hưu tính trên mức lương tối thiểu chung [LTTC]. Mức lương này tăng quá nhanh trong thời gian qua và còn tăng nhanh trong tương lai gần. Ví dụ: năm 1995, LTTC chỉ 120.000 đồng, còn hiện nay là 1.150.000 đồng, tăng gấp gần 10 lần. Khi đóng thì người lao động đóng ở mức lương thấp nhưng khi nhận lương hưu thì lại tính theo mức lương rất cao.

Thứ ba, tuổi nghỉ hưu của chúng ta hiện nay thấp nên thời gian đóng thì ít nhưng thời gian hưởng lương hưu thì nhiều. Nhiều nước phát triển quy định tuổi nghỉ hưu là 65 tuổi [cho cả nam lẫn nữ]; trong khi ở Việt Nam là 60 tuổi [đối với nam] và 55 tuổi [đối với nữ] nhưng trong thực tế, tuổi hưu trí bình quân ở Việt Nam chỉ khoảng 53 tuổi.

Thứ tư, cách tính lương bình quân đóng BHXH để tính lương hưu chưa hợp lý. Lẽ ra phải tính bình quân cả quá trình đóng thì chỉ tính bình quân trong 5 năm, 6 năm, tối đa là 10 năm cuối. Do lương những năm cuối cao hơn nên khi nghỉ hưu họ hưởng lương hưu cao hơn mức đóng BHXH.

Những nguyên nhân này dường như đã nhìn thấy từ nhiều năm qua, sao vẫn chưa có cách khắc phục?

Trước đây, thu BHXH và dùng chi ngay lương hưu, không có tích lũy nên chưa có nguồn trả. Nguồn quỹ BHXH mất cân đối do thu lúc mức sống thấp và trả khi mức sống cao. Nếu nâng tuổi nghỉ hưu sẽ tăng số người thất nghiệp và không đủ sức khỏe làm việc ở những năm cuối, nhất là đối với người lao động trực tiếp. Gần đây, Luật BHXH điều chỉnh cách tính lương hưu bình quân 6 năm, 8 năm, 10 năm cuối [tùy thời điểm bắt đầu tham gia BHXH]. Đó cũng là cách khắc phục dần mà không gây sốc về mặt tâm lý.

Đâu là những biện pháp cấp thiết để nguồn quỹ chi trả lương hưu có thể an toàn?

Trước hết, ngân sách nhà nước phải chi trả lại nguồn thu BHXH đối với những người lao động đã đóng trước năm 1995. Kế đến là phải sửa cách tính lương hưu. Hiện nay, lương hưu trả trên mức bình quân mức đóng của 5 năm cuối là không hợp lý. Bởi mức đóng của 5 năm cuối không đại diện cho toàn bộ thời gian đóng BHXH của người lao động. Mức đóng của thời gian này thường là mức đóng cao nhất của cả quá trình tham gia BHXH. Chi theo mức này sẽ thâm vào nguồn quỹ. Tăng tỉ lệ tiền lương đóng BHXH sẽ làm tăng nguồn quỹ BHXH. Theo quy định hiện nay, đến năm 2014 thì tỉ lệ này sẽ đạt mức cao nhất mà Luật BHXH cho phép.

Cách làm khác là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, làm nguồn thu tăng lên để kéo dài thời điểm xảy ra thu bằng với chi [sau năm 2023 như dự tính]. Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị yêu cầu đến năm 2020 phải có 50% lao động xã hội tham gia BHXH. Thực ra, cách này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, về lâu dài thì đến một lúc nào đó nguồn chi trả cũng cạn kiệt và nghiêm trọng hơn là số người hưởng lương hưu lúc đó càng lớn, mức thiếu hụt [nếu không khắc phục bằng các giải pháp khác] sẽ càng lớn hơn. Cuối cùng là phải đầu tư nguồn quỹ BHXH vào những kênh tài chính nào có lãi cao nhất và phải an toàn.

“Lương hưu cho người hết tuổi lao động là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Nếu không có hoặc không đủ khả năng chi trả lương hưu thì cũng phải chi trợ cấp cứu trợ cho người cao tuổi từ ngân sách khi xã hội phát triển. Tỉ lệ người cao tuổi hưởng lương hưu càng cao thì càng chủ động trong thực hiện an sinh xã hội”.
Ông Cao Văn Sang

Chủ Đề