Mức đóng bhxh mới nhất năm 2023

Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được xác định theo công thức chung sau đây

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH [đối với người tham gia BHXH bắt buộc] hoặc thu nhập tháng đóng BHXH [đối với người tham gia BHXH tự nguyện] sẽ phụ thuộc vào tiền lương, hoặc thu nhập đóng hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá tương ứng.

Bên cạnh đó, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a] Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b] Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

Theo đó, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nữ nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 21 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 57% tiền lương tháng đóng BHXH.

Còn đối với lao động nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nam nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 21 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 47% tiền lương tháng đóng BHXH.

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp đang đóng BHXH được giảm 0,5% quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp [TNLĐ-BNN] dựa trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Thời gian thực hiện giảm quỹ BHTNLĐ-BNN là 12 tháng, kể từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

>> Xem tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/10/2022

Như vậy từ ngày 01/07/2022 trở đi các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đóng quỹ BHTNLĐ, BNN mức đóng bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ, BNN.

  • Đổi CMND sang CCCD thì có cần đổi lại, cấp lại thẻ BHYT, sổ BHXH không?
  • Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà trọ
  • Hồ sơ, thủ tục Gộp sổ BHXH khi bị mất sổ BHXH trước đó thế nào?
  • Con bị mắc COVID-19, cha mẹ được hưởng chế độ ốm đau thế nào?
  • Chế độ ốm đau khi NLĐ mắc COVID-19 thế nào?

Căn cứ như trên, có thể tổng kết tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động và sử dụng lao động từ ngày 01/07/2022 đến 30/09/2022 như sau:

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/7/2022 đến 30/9/2022 của NLĐ và đơn vị

Tổng tỉ lệ trích nộp BHXH, BHYT, BHTN của người lao động là 10,5%, tỉ lệ trích nộp của người sử dụng lao động là 20,5%.

Chia sẽ bài viết:

Vì lý do kỹ thuật nên hiện tại chức năng bình luận tại thời khóa. Mọi câu hỏi quý đọc giả vui lòng gửi vào trang chuyên hỏi đáp BHXH tại địa chỉ: //hoidapbhxh.vn/

  -   Chủ nhật, 16/10/2022 21:00 [GMT+7]

Với đề xuất tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 1.7.2023, nhiều bạn đọc quan tâm mức lương hưu sẽ thay đổi ra sao?

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 9 và Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Theo nội dung được quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được quy định theo thời gian đóng BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

Công thức tính mức hưởng lương hưu:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối thiểu

Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng. Mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức bình quân tháng đóng BHXH tối thiểu tăng, do đó mức lương hưu tối thiểu cũng sẽ tăng theo.

Sự thay đổi của mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng đến mức bình quân tiền lương đóng BHXH và ảnh hưởng đến mức lương hưu hiện hưởng hàng tháng của người lao động khi về hưu. 

Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối đa

Mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Từ 1.1.2020 mức lương cơ sở được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,49 triệu x 20 = 29,8 triệu/tháng. Mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa cũng sẽ tăng.

Có thể thấy, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng rất nhiều đến mức lương hưu mà NLĐ được hưởng. Khi mức lương cơ sở tăng, mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương hưu tối thiểu và mức lương hưu tối đa tăng.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ Đề