Mức độ chi tiết của bản đồ được thể hiện như thế nào

Phương pháp tính tỉ lệ bản đồ

Được đăng bởi Ban biên tập    31/05/2019 14:18

1. Tỉ lệ bản đồ

Như chúng ta đã biết, bản đồ là một dạng thu nhỏ mang tính chất mô phỏng lại những tính chất thực địa bên ngoài. Để có thể vẽ được một tấm bản đồ với kích thước trên một tờ giấy, người ta phải thu nhỏ kích thước thực địa theo một tỉ lệ nhất định. Hay hiểu một cách khác, khi nhìn vào bản đồ, tỉ lệ bản đồ giúp ta biết được khoảng cách thực trên thực giữa bản đồ và thực địa là bao nhiêu.

Trên mỗi tấm bản đồ, tỉ lệ bản đồ thường được ghi ở phía bên trên hay tại phía góc của bản đồ.

Tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn ở hai dạng:

Tỉ lệ số: Dạng này tương tự như số thập phân. Nhưng có một đặc điểm là tử số luôn luôn là 1, và mẫu số thường được biểu thị dưới dạng 1000, 10000 hay 100000. Mẫu số càng lớn thì 1 đơn vị khoảng cách trên bản đồ so với thực địa càng lớn. Ví dụ: tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là cứ 1cm trên bản đồ thì ở ngoài thực địa sẽ là 100000 cm hay 1km.

Tỉ lệ thước: Tỉ lệ này được vẽ cụ thể dưới dạng thức đo đã tính sẵn. Mỗi đọa đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. VD: Mỗi đoạn 1cm thì bằng 1km hay 10km,…

Tỉ lệ bản đồ sẽ liên quan đến các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ. Tỉ lệ càng lớn thì chi tiết thể hiện trên bản đồ càng cao. Ví dụ như những bản đồ có tỉ lệ 1:100000 là bản đồ tỉ lệ lớn. Những loại bản đồ như thế này thường được in ở khổ lớn, như vậy mới có thể biểu thị hết các chi tiết trên bản đồ. Còn những loại bản đồ có tỉ lệ 1:1000000 là những bản đồ có tỉ lệ nhỏ, mức độ thể hiện chi tiết sẽ không cao.

2. Cách tính tỉ lệ bản đồ

Cách tính tỉ lệ bản đồ rất đơn giản, thực chất đọc xong định nghĩa tỉ lệ bản đồ là gì bạn cũng đã có thể tính được rồi.

Vì dụ:

Dựa vào bản đồ trên, bạn hãy tính khoảng cách thực theo đường chim bay, từ khách sạn Hải Vân, đến khách sạn Thu Bồn, và từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn.

Tương tự, các em hãy đo và tính chiều dài đoạn đường Phan Bội Châu (từ Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng).

Cách tính:

Dùng thước trên bản đồ từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là 5,5 cm. Ta có tỉ lệ bản đồ ở hình số 8 là 1:7500. Vậy khoảng cách trên thực địa là:

$5,5cm x 75000 = 41250cm = 412.5m.$

Tương tự như trên, từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn:

Khoảng cách đo được trên bản đồ là 4.0cm.

Tỉ lệ bản đồ là 1:7500.

Vậy khoảng cách trên thự địa là: 4,0cm x 7500 = 30000cm = 300m

Một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ

Bản đồ không chỉ được ứng dụng để xem đường đi, hay địa hình, mà còn được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác, chẳng hạn như kiến trúc xây dựng, quân sự, du lịch,…

Ở những công trình lớn, bản đồ là vật dụng không thể thiếu để các bộ phận, có thể làm việc ăn ý với nhau. Bởi một kiến trúc có rất nhiều các chi tiết, như cách bố trí không gian, căn phòng rộng bao nhiêu, tường dầy bao nhiêu, vị trí nào đặt cái gì, lắp cái gì,… rất rất nhiều những vấn đề liên quan, mà bản đồ như một công cụ để các bộ phận, để mọi người có thể làm việc ăn ý với nhau. Và tỉ lệ bản đồ sẽ giúp chúng ta khi nhìn vào bản đồ có thể hiểu được rằng kích thước thực của chúng là bao nhiêu, vô cùng tiện lợi.

Thêm một lĩnh vực mà bản đồ mà một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất. Trong mỗi trân đánh quân cả quân dịch và quan ta đều phải sử dụng bản đồ để đưa ra những chiến thuật sống còn. Bản đồ chính là công cụ hỗ trợ điều đó. Trong lĩnh vực này loại bản đồ được sử dụng nhiều nhất là bản đồ địa hình. Loại bản đồ này cũng sử dụng tỉ lệ bản đồ để đo được sự gồ ghề, dốc, độ cao của địa hình. Dựa vào đó mà đưa ra những chiến thật có lợi nhất cho quân ta.

Tỉ lệ bản đồ là một phần rất quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong mọi ngành nghề khác nhau. Trên đây là bài viết cách tính tỉ lệ bản đồ, rất mong những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho các bạn học sinh và những bạn đang cần.

Mức độ chi tiết của bản đồ được thể hiện như thế nào

Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống 


Nếu bạn nào không có Sách giáo khoa thì nhân vô đây để theo dõi nhé.

BÀI 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG


1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1.1. Trong học tập - Học tại lớp - Học tại nhà - Kiểm tra

1.2. Trong đời sống



- Bản đồ có thể dung làm các bảng chỉ đường. - Bản đồ dung trong các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp,… - Bản đồ dung trong các hoạt động quân sự, thăm dò,…

2. Sử dụng bản đồ, atlat trong học tập


2.1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ

- Chọn bản đồ phù hợp. - Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. - Xác định phương hướng trên bản đồ.

2.2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong atlat

- Chú ý các yếu tố riêng lẻ như sông, hồ, dãy núi,… - Mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố, thành phần tự nhiên với nhau và với kinh tế, xã hội. - So sánh các loại bản đồ cùng loại. >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Trả lời câu hỏi trong SGK

Câu 1: Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa.

- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí. - Ví dụ: Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở vào đới khí hâu nào, chiu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế và xã hội ra sao...

Câu 2: Chứng minh rằng bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

- Tìm đường đi, xác định vị trí di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết, đến một điểm hay một tuyến du lịch mới,... đều phải dựa vào bản đồ. - Làm thùy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng trung tâm công nghiệp, mở các tuyến giao thong đều cần đến bản đồ…

Câu 3: Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng những bản đồ nào?

- Bản đồ mạng lưới sông ngòi và bản đồ khí hậu. ................................................ Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thầy cô nên tự soạn để hợp với trường lớp mình dạy hơn. Tải miễn phí tài liệu địa lý tại đây. Giáo án theo phương pháp PTNL (phát triển năng lực) học sinh. Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé Group:idialy.HLT.vn Fanpage: dialy.HLT.vn

iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Câu 1: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:

A. Học thay sách giáo khoa

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. Thư giãn sau khi học xong bài.

D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Lời giải:

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải

Lời giải:

Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Cách xác định chính xác phương hướng đối với bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến?

A. Trước hết cần đọc kĩ bảng chú giải.

B. Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.

C. Dựa vào tỉ lệ bản đồ.

D. Đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ kết hợp tỉ lệ bản đồ.

Lời giải:

Đối với những bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến, để xác định chính xác phương hướng cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Cách đọc bản đồ đúng là

A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.

B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ.

C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. Đọc bảng chú giải.

Lời giải:

Mục đích của việc đọc bản đồ là tìm ra đặc điểm của các đối tượng và mối quan hệ củ chúng trên bản đồ.

⇒ Đọc hiểu các đối tượng từ đó chỉ ra được mối liên hệ về giữa chúng.

Ví dụ: đọc một con sông ở bản đồ địa hình, ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độc dốc lòng sông với địa hình ở khu vực đó ⇒ dựa vào địa hình để giải thích: hướng chảy, độ dốc của sông.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự:

A. Bản đồ dân cư

B. Bản đồ khí hậu

C. Bản đồ địa hình

D. Bản đồ nông nghiệp

Lời giải:

Lĩnh vực quân sự sử dụng bản đồ nhằm phân tích các căn cứ chiến đấu, hướng tiến công thích hợp.

⇒ Sử dụng bản đồ địa hình để phân tích được địa thế của khu vực tác chiến, các căn cứ quân sự (là nơi nhiều đồi núi hay đồng bằng, biết được đặc điểm địa hình sông ngòi)

⇒ từ đó tìm ra phương pháp chiến đấu phù hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Lời giải:

Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn → mức độ chi tiết càng thấp

→ khó xác định đặc điểm của đối tượng

- Ngược lại, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì phạm vi lãnh thổ thể hiện nhỏ hơn đồng thời mức độ chi tiết càng cao.

⇒ Nhận xét A, B, C đúng

      Nhận xét D sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:

A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất

B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất

C. Bản đồ không thể thể hiện động thái phát triển của 1 hiện tượng

D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí

Lời giải:

Bản đồ có thể thể hiện được vị trí phân bố, quy mô, hình dạng và cả động thái phát triển của đối tượng địa lí.

Ví dụ: Về động thái phát triển, có thể thấy rõ qua sự phân bố dân cư. Vùng tập trung nhiều điểm dân cư với quy mô lớn → kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ; ngược lại khu vực dân cư ít → kinh tế -xã hội thường phát triển kém.

⇒ Nhận xét C chưa chính xác.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông ở vùng nhiệt đới, cần phải sử dụng bản đồ nào?

A. Bản đồ khí hậu

B. Bản đồ địa hình

C. Bản đồ địa chất

D. Bản đồ thổ nhưỡng

Lời giải:

Ở vùng nhiệt đới, chế độ nước sông phụ thuộc nhiều nhất vào chế độ mưa. Do vậy, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết được chế độ mưa của khu vực đó như thế nào → từ đó giải thích được đặc điểm chế độ nước sông.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 3 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là

A. 9 km

B. 90 km

C. 900 km

D. 9000 km

Lời giải:

Bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 30km trên thực tế

Khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 3 cm

⇒ trên thực tế khoảng cách đó là: 3 x 30 = 90km

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Để giải thích tình hình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Lời giải:

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình.

- Bản đồ khí hậu thể hiện lượng mưa của các khu vực (mưa nhiều hay mưa ít), hoạt động của gió (hướng gió, tên các loại gió), hoạt động của bão (phạm vi hoạt động, tần suất, thời gian bão).

- Bản đồ địa hình thể hiện đặc điểm về hướng núi, độ cao địa hình

⇒ Kết hợp quan sát hướng núi, độ cao núi với hướng thổi của gió có thể biết được đâu là khu vực địa hình chắn gió (có mưa ít) hay đón gió (hướng sườn hoặc địa hình cao đón gió gây mưa nhiều). Ngoài ra, khu vực có hoạt động nhiều của bão cũng mang lại lượng mưa lớn.

⇒  Như vậy, sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình có thể giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực.

Ví dụ: Móng Cái (Quảng Ninh) có địa hình cao, các cánh cung núi mở rộng về phía bắc và đông bắc → đón gió thổi đến → mang lại lượng mưa lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cho bản đồ: 

Mức độ chi tiết của bản đồ được thể hiện như thế nào

Bản đồ trên cho thấy cơn bão di chuyển vào nước ta theo hướng nào?

A. Hướng Tây

B. Hướng Đông

C. Hướng Tây Bắc

D. Hướng Đông Nam

Lời giải:

Dựa vào cách xác định phương hướng trên bản đồ bằng đường kinh vĩ tuyến, ta xác định được: hướng di chuyển của bão là hướng Tây Bắc

(Bão sẽ đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Cho lược đồ sau:

Mức độ chi tiết của bản đồ được thể hiện như thế nào

Căn cứ vào lược đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố dân cư châu Á?

A. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á, Đông Á.

B. Dân cư thưa thớt ở khu vực Bắc Á, Nam Á và Đông Á.

C. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

D. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, thưa thớt hơn ở khu vực Đông Á và Nam Á.

Lời giải:

B1. Đề bài yêu cầu tìm ra đặc điểm phân bố dân cư của châu Á. Xác định được kí hiệu thể hiện mật độ dân số là các điểm chấm tròn (phương pháp chấm điểm).

B2. Xác định được:

- Khu vực có mật độ chấm điểm dày đặc và kích thước chấm điểm lớn  → thể hiện dân cư đông đúc: Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Khu vực có mật độ chấm điểm thưa thớt và kích thước chấm điểm nhỏ → thể hiện dân cư phân bố thưa thớt: Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á.

⇒ Nhận xét: A, B, D sai

     Nhận xét C đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Cho bản đồ: 

Mức độ chi tiết của bản đồ được thể hiện như thế nào

Căn cứ vào bản đồ trên, cho biết công nghiệp Trung Quốc phân bố chủ yếu ở:

A. Miền Đông lãnh thổ.

B. Miền Tây lãnh thổ.

C. Khu vực phía Bắc.

D. Khu vực Đông Bắc.

Lời giải:

B1. Đề bài yêu cầu chỉ ra khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc. Xác định kí hiệu thể hiện các trung tâm công nghiệp là các vòng tròn màu đỏ (trong mỗi vòng tròn thể hiện các ngành công nghiệp).

B2. Xác định được: các  trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở lãnh thổ phía Đông của Trung Quốc (các trung tâm công nghiệp: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân…); thưa thớt hơn ở miền phía Tây.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Cho bản đồ sau: 

Mức độ chi tiết của bản đồ được thể hiện như thế nào

Căn cứ vào bản đồ trên cho biết, bản đồ thể hiện nội dung chính nào sau đây?

A. Sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chính trong nông nghiệp châu Phi.

B. Cơ cấu các ngành kinh tế châu Phi.

C. Diện tích các loại cây trồng chính ở châu Phi.

D. Năng suất và sản lượng các cây trồng, vật nuôi chính ở châu Phi.

Lời giải:

- Bảng chú giải thể hiện kí hiệu các loại cây công nghiệp (lạc, bông, cọ dầu, cà phê, cao su), cây ăn quả (cam chanh, chuối, nho), cây lương thực (lúa mì, ngô), vật nuôi (bò). ⇒ Đây là cơ cấu các loại cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp của châu Phi.

- Các kí hiệu được đặt ở nhiều vị trí khác nhau thể hiện vùng phân bố chính của mỗi loại nông sản này.

⇒ Như vậy, nội dung chính của bản đồ là: thể hiện sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chính trong nông nghiệp châu Phi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng ?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất từ mặt cong lên mặt phẳng giấy. Vì vậy, bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn nhưng mức độ chi tiết càng thấp và các loại bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

Câu 16: Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông , cần phải sử dụng bản đồ nào ?

A. Bản đồ khí hậu.

B. Bản đồ địa hình.

C. Bản đồ địa chất.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Sông ngòi là hàm số của khí hậu, chính vì vậy các đặc điểm của sông ngòi do các đặc điểm của khí hậu quyết định. Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông thì cần phải sử dụng bản đồ khí hậu.

Câu 17: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự ?

A. Bản đồ dân cư.

B. Bản đồ khí hậu.

C. Bản đồ địa hình.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong quân sự người ta thường dùng bản dồ địa hình để xây dựng các phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình và địa vật trong phòng thủ và tấn công,…

Câu 17: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là

A. 9 km.    B. 90 km.    C . 900 km.    D. 9000 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm thì trên thực tế 1cm trên bản đồ bằng 30km trên thực tế và 3cm trên bản đồ bằng 90km trên thực tế. Như vậy, trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là 90 km.

Câu 18: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào

A. Các cạnh của bản đồ.

B. Bảng chú giải trên bản đồ.

C. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ.

D. Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/16 địa lí 10 cơ bản.

Câu 19: Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Sự phân bố mưa chịu tác động của nhiều nhân tố như hoàn lưu gió, địa hình, dòng biển, khí áp,… và đề giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực thì cần kết hợp sử dụng những bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

Câu 1: Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. cuốn sách giáo khoa.

B. phương tiện.

C. cẩm năng tri thức.

D. Bách khoa toàn thư.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Người ta thường dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ để

A. xác định phương hướng trên bản đồ.

B. xem hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

C. xây dựng vị trí địa lí của lãnh thổ trên bản đồ.

D. đọc bảng chú giải trên bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. Học thay sách giáo khoa

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. Thư giãn sau khi học xong bài

D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Chúng ta thường dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bản đồ không có bảng chú giải.

B. Bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

C. Bản đồ không có tỉ lệ bản đồ.

D. Bản đồ không có các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. tỉ lệ bản đồ.

B. kí hiệu bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Cách xác định chính xác phương hướng đối với bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến?

A. Trước hết cần đọc kĩ bảng chú giải.

B. Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.

C. Dựa vào tỉ lệ bản đồ.

D. Đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ kết hợp tỉ lệ bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Cách đọc bản đồ đúng là

A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.

B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ

C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. Đọc bảng chú giải.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Bản đồ địa hình thường được sử dụng trong ngành nào dưới đây?

A. Khí tượng.

B. Quân sự.

C. Nông nghiệp.

D. Du lịch.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Lĩnh vực quân sự sử dụng bản đồ nhằm phân tích các căn cứ chiến đấu, hướng tiến công thích hợp. Sử dụng bản đồ địa hình để phân tích được địa thế của khu vực tác chiến, các căn cứ quân sự (là nơi nhiều đồi núi hay đồng bằng, biết được đặc điểm địa hình sông ngòi) để từ đó tìm ra phương pháp chiến đấu phù hợp.

Câu 10: Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được

A. mức độ chi tiết càng cao.

B. càng nhỏ.

C. càng dễ xác định đối tượng.

D. càng lớn.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn nên mức độ chi tiết càng thấp khó xác định đặc điểm của đối tượng. Ngược lại, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì phạm vi lãnh thổ thể hiện nhỏ hơn đồng thời mức độ chi tiết càng cao. Như vậy, các nhận định A, B, C đều sai.

Câu 11: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Một số đặc điểm của bản đồ, đó là bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn, tỉ lệ bản đồ càng lớn mức độ chi tiết càng cao và bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới. Đồng thời, bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng khó xác định đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 12: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong tìm hiểu vấn đề dân số của một khu vực/quốc gia?

A. Bản đồ dân cư.

B. Bản đồ khí hậu.

C. Bản đồ địa hình.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Loại bản đồ thường xuyên được sử dụng trong tìm hiểu vấn đề dân số của một khu vực/quốc gia là bản đồ dân cư (mật độ dân số, đô thị, tháp tuổi,…).

Câu 13: Bản đồ không thể thể hiện được đặc điểm nào dưới đây?

A. Vị trí phân bố, quy mô của đối tượng địa lí.

B. Hình thái, sinh trưởng và số lượng của đối tượng địa lí.

C. Hình dạng của đối tượng địa lí.

D. Động thái phát triển của đối tượng địa lí.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Bản đồ có thể thể hiện được vị trí phân bố, quy mô, hình dạng và cả động thái phát triển của đối tượng địa lí.

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:

Câu 1:Để tìm hiểu về hiện tượng động đất, núi lửa thì cần phải sử dụng bản đồ nào dưới đây?

A. Bản đồ khí hậu.

B. Bản đồ địa hình.

C. Bản đồ địa chất.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Để tìm hiểu về hiện tượng động đất, núi lửa của một khu vực/địa phương trên thế giới thì cần phải sử dụng bản đồ địa chất để hiểu vấn đề địa chất, kiến tạo ở khu vực/địa phương đó.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?

A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất.

B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất.

C. Bản đồ không thể thể hiện động thái phát triển của 1 hiện tượng.

D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Bản đồ có thể thể hiện được vị trí phân bố, quy mô, hình dạng và cả động thái phát triển của đối tượng địa lí. Về động thái phát triển, có thể thấy rõ qua sự phân bố dân cư. Vùng tập trung nhiều điểm dân cư với quy mô lớn thì kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ; ngược lại khu vực dân cư ít thì kinh tế - xã hội thường phát triển kém => Nhận xét C chưa chính xác.

Câu 3: Để tìm hiểu chế độ nhiệt/mưa của một địa điểm nhất định, cần phải sử dụng bản đồ nào dưới đây?

A. Bản đồ địa chất.

B. Bản đồ thổ nhưỡng.

C. Bản đồ khí hậu.

D. Bản đồ địa hình.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Để tìm hiểu chế độ nhiệt/mưa của một địa điểm nhất định, cần phải sử dụng bản đồ khí hậu. Ngoài ra, cần tham khảo thêm bản đồ địa hình để giải thích rõ hơn về chế độ nhiệt/mưa ở một địa điểm nhất định (địa hình có ảnh hưởng lớn đến nhiệt và mưa).

Câu 4: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là

A. 30 km.

B. 300 km.

C. 60 km.

D. 600 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là 300km (5 x 60 = 300km).

Câu 5: Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông ở vùng nhiệt đới, cần phải sử dụng bản đồ nào?

A. Bản đồ khí hậu

B. Bản đồ địa hình

C. Bản đồ địa chất

D. Bản đồ thổ nhưỡng.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Ở vùng nhiệt đới, chế độ nước sông phụ thuộc nhiều nhất vào chế độ mưa. Do vậy, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết được chế độ mưa của khu vực đó như thế nào -> từ đó giải thích được đặc điểm chế độ nước sông.

Câu 6: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 9000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 6cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là

A. 540 km.

B. 450 km.

C. 500 km.

D. 600 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ 1 : 9000 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 90km trên thực tế. Vậy, khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 6cm nên, ta có trên thực tế khoảng cách đó là: 6 x 90 = 540km

Câu 7: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 3 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là

A. 50 km.

B. 150 km.

C. 100 km.

D. 200 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ 1 : 5000 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 50km trên thực tế. Khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 3 cm => trên thực tế khoảng cách đó là: 3 x 50 = 150km.

Câu 8: Cần sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và địa hình để giải thích vấn đề nào dưới đây?

A. Tác chiến quân sự.

B. Phân vùng du lịch.

C. Tình hình phân bố mưa.

D. Sự phân công nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình.

- Bản đồ khí hậu thể hiện lượng mưa của các khu vực (mưa nhiều hay mưa ít), hoạt động của gió (hướng gió, tên các loại gió), hoạt động của bão (phạm vi hoạt động, tần suất, thời gian bão).

- Bản đồ địa hình thể hiện đặc điểm về hướng núi, độ cao địa hình. Kết hợp quan sát hướng núi, độ cao núi với hướng thổi của gió có thể biết được đâu là khu vực địa hình chắn gió hay đón gió,…

Như vậy, sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình có thể giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực.

Câu 9: Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 triệu, từ A đến B đo được 25 cm. Vậy khoảng cách (km) A đến B trên thực tế là

A. 121000 km.

B. 123000 km.

C. 125000 km.

D. 127000 km.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 triệu, từ A đến B đo được 25 cm. Vậy khoảng cách (km) A đến B trên thực tế là 125.000 km (25 x 5000 = 125 000km).

Câu 10: Để giải thích tình hình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Hiển thị đáp án

Gợi ý: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình

Đáp án A.

Giải thích: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình

- Bản đồ khí hậu thể hiện lượng mưa của các khu vực (mưa nhiều hay mưa ít), hoạt động của gió (hướng gió, tên các loại gió), hoạt động của bão (phạm vi hoạt động, tần suất, thời gian bão).

- Bản đồ địa hình thể hiện đặc điểm về hướng núi, độ cao địa hình. Kết hợp quan sát hướng núi, độ cao núi với hướng thổi của gió có thể biết được đâu là khu vực địa hình chắn gió (có mưa ít) hay đón gió (hướng sườn hoặc địa hình cao đón gió gây mưa nhiều). Ngoài ra, khu vực có hoạt động nhiều của bão cũng mang lại lượng mưa lớn.

Như vậy, sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình có thể giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực.

Câu 11: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ bề mặt đất lên mặt phẳng giấy vẽ, có đặc điểm

A. Dựa trên cơ sở toán học, trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.

B. Dựa trên cơ sở toán học, khái quát hoá nội dung.

C. Khái quát hoá nội dung, trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.

D. Dựa trên cơ sở toán hóa, hệ thống kí hiệu và trừu tượng hóa các nội dung bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ bề mặt đất lên mặt phẳng giấy vẽ, có đặc điểm là dựa trên cơ sở toán học, trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ và khái quát hoá nội dung.

Câu 12: Bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành ngoài khơi biển Đông, cách vĩ tuyến 170Bắc về phía nam là 126 hải lí. Vậy, áp thấp nhiệt đới đang ở vĩ độ

A. 11054´B.

B. 12054´B.

C. 13054´B.

D. 14054´B.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Bản tin dự báo thời tiết cho biết: áp thấp nhiệt đới đã hình thành