Môn ngoại ngữ là môn gì

Môn chuyên ngành tiếng Anh được nhắc đến với nhiều cách hiểu, bởi tiếng Anh đến nay đã là tiếng thông dụng, được triển khai giảng dạy ở nhiều bộ môn, ngành học? Vậy cụ thể, môn chuyên ngành Tiếng Anh là gì? – Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Môn chuyên ngành Tiếng Anh là gì?

Các môn chuyên ngành của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Anh là ngành học chuyên về ngôn ngữ. Ngành học cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về văn hóa – lịch sử – địa lý – du lịch,… của Anh Quốc và một số nước phát triển sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông.

Đặc biệt sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được học hệ thống từ vựng, ngữ pháp Tiếng Anh thông qua 04 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết, đảm bảo chuẩn đầu ra các cử nhân có khả năng dịch thuật và giao tiếp trong công việc.

Môn tiếng Anh chuyên ngành với các ngành đặc thù

Hiện nay, đã có khá nhiều ngành học tại nhiều trường triển khai đào tạo bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành. Đó là các ngành như Báo chí, Du lịch, Công nghệ thông tin, Thông tin thư viện,… Tiếng Anh chuyên ngành là bộ môn Tiếng Anh với hệ thống từ vựng là các từ ngữ đặc trưng của mỗi ngành học.

Khác với sinh viên chỉ cần đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo quy định chung, sinh viên các ngành có giảng dạy bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành cần học và thi qua chuẩn tiếng Anh [B1 hoặc B2] trước khi học bộ môn này. Hay nói các khác, các học phần tiếng Anh cơ bản là môn tiên quyết để được học Tiếng Anh chuyên ngành.

Các môn học được đào tạo bằng tiếng Anh

Với một số ngành nhóm Du lịch – Dịch vụ hiện được triển khai đào tạo với chương trình 50 hoặc 100% tiếng Anh.

Việc đầu tư xây dựng chương trình này nhằm giúp sinh viên trau dồi vốn từ, khả năng giao tiếp, vừa là cơ sở để các bạn tích cực tự tìm kiếm tài tham khảo tại các trang chuyên ngành với ngôn ngữ tiếng Anh.

Việc triển khi giảng dạy bằng Tiếng Anh này khá tốn kém về chi phí cũng như sự chuẩn bị về tài liệu, cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân sự.

Đơn vị phụ trách giảng dạy môn chuyên ngành Tiếng Anh

Các môn chuyên ngành tiếng Anh, dù là chương trình học dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, hay môn Tiếng Anh chuyên ngành của các ngành học khác thì hầu hết đều do Khoa Tiếng Anh hoặc Tổ bộ môn Tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng phụ trách.

Tại các trường đại học lớn chuyên về ngoại ngữ như Đại học Hà Nội hay Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiếng Anh được thành lập thành một khoa riêng biệt với tên gọi Khoa Tiếng Anh hay Khoa Văn hóa và Ngôn ngữ Anh. Còn tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo các ngành ngoài Ngoại ngữ thì Ngoại ngữ thường là một khoa, còn Tiếng Anh là tên một tổ bộ môn trực thuộc.

Với riêng các bộ môn chuyên ngành giảng dạy 50 hay 100% chương trình bằng Tiếng Anh thì giảng viên phụ trách thường là giảng viên của khoa chuyên môn [Du lịch, Công nghệ thông tin,…] do Khoa và Nhà trường trực tiếp tuyển chọn. Đây hầu hết là các thầy cô có song bằng cấp: Bằng chuyên môn và bằng ngoại ngữ Tiếng Anh.

Môn chuyên ngành tiếng Anh là gì và được triển khai đào tạo như thế nào? – Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn có được câu trả lời sơ bộ. Chúc các bạn sinh viên tương lai trúng tuyển vào ngôi trường phù hợp nhất, học tập chất lượng và thành công với lựa chọn của mình!

Giáo dục ở Anh chú trọng ngoại ngữ gì và vì sao VN nên ưu tiên tiếng Anh

Chụp lại hình ảnh,

Lớp học ở Anh - hình minh họa

Sống ở Anh và nuôi con tại đây, tôi để ý thấy biết thêm tiếng gì ngoài tiếng Anh lại là lợi thế.

Rất nhiều người Anh tôi nói chuyện, khi biết tôi là người nước ngoài, đều bày tỏ rằng họ mong muốn có thể nói ít nhất thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh.

Nên cho học sinh chọn nhiều ngoại ngữ khác nhau

Học sinh VN 'học bơi sai' trong biển ngoại ngữ?

Quảng cáo

Kỹ năng viết bạn phải làm chủ là gì?

Cách học giỏi ngoại ngữ mà không tốn thời gian

Tất nhiên theo cách lịch sự và khiêm nhường của người Anh, họ nói họ lười biếng, tôi thì đáp rằng họ may mắn. Sự may mắn khiến họ không cần phải học thêm ngoại ngữ, vì trên thế giới người ta học tiếng Anh để nói chuyện với họ.

Trrường học Anh dạy ngoại ngữ thế nào?

Điều đó không có nghĩa là người Anh không học ngoại ngữ. Ngoại ngữ được đưa vào giảng dạy từ lớp 3 tại các trường công lập, chủ yếu là tiếng Pháp. Từ năm 11 tuổi tức là vào năm đầu hệ phổ thông trung học, từ lớp 6 đến lớp 10, học sinh sẽ lựa chọn một ngoại ngữ học ở trường, phổ biến là tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha,  để thi tốt nghiệp trung học [GCSE].

Học sinh học hai tiết ngoại ngữ khoảng 1 tiếng 15 phút mỗi tuần. Các giáo viên dạy ngoại ngữ đều nói tiếng Anh và ngôn ngữ họ giảng dạy trôi trảy. Tuy vậy, đối với rất nhiều học sinh môn ngoại ngữ không phải là môn học yêu thích. Rất ít các em xác định lựa chọn học ngoại ngữ cho ngành học tương lai.

Con gái tôi năm nay 12 tuổi đã chọn tiếng Pháp chỉ vì trường cháu hàng năm tổ chức cho học sinh khối lớp 8 học tiếng Pháp đi Pháp một tuần. Nó nói nếu không nó sẽ học tiếng Tây Ban Nha vì nghe tiếng Tây Ban Nha thú vị.

Em họ cháu học tiếng Đức, cậu này không hào hứng gì về việc học ngoại ngữ nên khi sắp xếp lớp học tiếng Đức cháu không phản đối, đối với cháu ngoại ngữ nào cũng thế, tiếng Đức, Tây Ban Nha hay tiếng Pháp cũng chỉ để đủ điều kiện nếu cần khi thi GCSE.

Năm 2004, chính phủ Anh bỏ môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc cho kỳ thi GCSE. Trong vòng 15 năm qua, số học sinh chọn một môn ngoại ngữ cho kỳ thi tốt nghiệp giảm 48%, môn tiếng Đức giảm 65%, tiếng Pháp giảm 62%, mà Đức và Pháp là hai đối tác quan trọng của Anh.

Nên cho học sinh chọn nhiều ngoại ngữ khác nhau

Học sinh VN 'học bơi sai' trong biển ngoại ngữ?

Trường VN dạy tiếng Hàn, Đức khi tiếng Anh còn chưa tới đâu?

Chừng 1/3 trường tại Anh cho phép học sinh dừng học ngoại ngữ từ năm lớp 9 nếu không chọn ngoại ngữ để thi tốt nghiệp.

Từ năm 2013, số lượng người học ngoại ngữ tại các trường đại học giàm 12%, việc bỏ hẳn khoa ngoại ngữ cũng gia tăng ở nhiều trường đại học tại Anh, theo một bài trên báo The Guardian.

Người Anh 'ít có cơ hội dùng ngoại ngữ'còn người VN thì khác

Có lẽ vì may mắn nên tâm lý học ngoại ngữ của người Anh được thả lỏng. Trong khi đó nhu cầu giao tiếp tiếng Anh không đổi thậm chí tăng nhanh chóng.

Hồi còn sống ở Việt Nam, tôi có người bạn Anh cách đây nhiều năm sang Việt Nam làm việc. Trước khi đi anh đã tự học tiếng Việt. Ngay khi đến Việt Nam, anh tìm gia sư học riêng tới ba buổi một tuần hy vọng có thể giao tiếp tiếng Việt với người Việt chứ không phải bằng tiếng Anh.

Nhưng nỗ lực của bạn tôi không thành công vì rất nhiều đồng nghiệp và dân văn phòng anh ấy tiếp xúc không cho anh cơ hội nói tiếng Việt. Cứ khi anh ấy nói tiếng Việt thì họ trả lời tiếng Anh và chỉ giao tiếp với anh ấy bằng tiếng Anh. Một số người còn nói thẳng, rất ít có cơ hội gặp đúng người Anh bản địa để nói tiếng Anh nên họ phải tranh thủ. Cuối cùng, anh ấy đành bỏ cuộc.

Gần đây, chính phủ Anh đưa vào giảng dạy thêm một số các thứ tiếng như Ba Lan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, và Ả Rập để khuyến khích học ngoại ngữ, gọi chung là "ngôn ngữ hiện đại" [modern languages] tại các thành phố lớn.

Theo cách tôi hiểu là "ngôn ngữ thời thượng", bởi tôi liên tưởng tới việc giới thiệu thí điểm hai ngoại ngữ mới là tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức vào giảng dạy bắt buộc tại các trường phổ thông tại Việt Nam tuần trước.

Chụp lại hình ảnh,

Trẻ em học ngoại ngữ tại Anh - Con gái của tác giả bài viết chọn tiếng Pháp

Sự thay đổi trong quan hệ thương mại và xã hội với bên ngoài khiến nhu cầu học ngoại ngữ mới là dễ hiểu, nhưng người Anh không phải học tiếng Anh để giao tiếp.

Còn Việt Nam, trình độ tiếng Anh vẫn còn thấp, tiếng Anh chưa được phổ cập hoàn toàn thì theo tôi, việc đưa quá nhiều ngôn ngữ vào chương trình giảng dạy bắt buộc là dàn trải.

Trường VN đã trải qua nhiều thế hệ ngoại ngữ

Ngoài tiếng Anh, nhu cầu về học ngôn ngữ thứ hai là nhu cầu thức thời, thịnh hành qua giai đoạn phát triển trong nước. Kinh nghiệm bản thân và bạn bè tôi học tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Pháp những năm 1980s cho thấy dù chúng tôi có đạt trình độ cao ở mức nào thì sau thời gian mở cửa, chúng tôi vẫn phải tập trung học tiếng Anh từ đầu.

Kể cả những người làm chuyên sâu ngành tiếng Nga hay tiếng Trung, giao tiếp tiếng Anh cũng là một đòi hỏi tất yếu cho công việc của họ trong thời đại mới.

Việc đưa tiếng Hàn vào giảng dạy tăng cơ hội cho một bộ phận học sinh chủ yếu sống ở thành phố lớn hoặc số ít tại các khu công nghiệp nơi có các doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung hay tiếng Đức cho kế hoạch du học Đức, nhưng chưa phải là nhu cầu rộng rãi.

Kể cả đưa thêm lựa chọn học ngôn ngữ mới ở trên cho học sinh thì cơ hội tiếp cận các ngôn ngữ này cũng không bình đẳng. Học sinh ở khu vực nông thôn và con các gia đình nghèo khó vẫn ít có cơ hội thực hành và được trang bị chất lượng giáo viên giảng dạy tương ứng như ở khu vực thành phố lớn.

Tạo bình đẳng cho học sinh nên tập trung cốt lõi đầu tư vào dạy tiếng Anh trên toàn quốc một cách toàn diện và có ưu tiên rõ ràng cho các khu vực có học sinh thiệt thòi để phát triển trình độ tiếng Anh đồng đều.

Đưa quá nhiều lựa chọn vào trường gây bối rối cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ. Ngay cụm từ "lựa chọn 1" hay "lựa chọn bắt buộc" là rất khó hiểu. Lựa chọn hay bắt buộc?

Theo văn bản giải thích của Bộ Giáo dục VN đăng trên báo Lao Động, nếu học sinh chọn một trong 7 ngôn ngữ là mộn bắt buộc tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật và Hàn thì số còn lại là lựa chọn.

Ví dụ, nếu học sinh đã học tiếng Anh là Ngoại ngữ 1 [bắt buộc] thì có thể chọn học thêm tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn hoặc tiếng Đức như Ngoại ngữ 2 [lựa chọn].

Nếu vậy, tôi nghĩ các trường ở VN nên xem xét thống nhất và đơn giản hóa các văn bản cũng như việc thực thi, tiếng Anh là bắt buộc, các ngôn ngữ còn lại là lựa chọn.

Học sinh không mất cơ hội học thứ tiếng mà các em mong muốn nhưng vẫn đảm bảo việc phổ cập tiếng Anh cho tương lai của các em và của Việt Nam.

Bài thể hiện quan điểm của bà Ngô Quỳnh, hiện sống tại Suffolk và làm nghề phiên dịch Anh Quốc. BBC sẽ tiếp tục đăng các bài về chủ đề Học ngoại ngữ, nhân câu chuyện trường phổ thông ở VN đưa các tiếng Đức, Hàn vào dạy, bên cạnh tiếng Anh, Pháp, Nhật, Nga...

Chủ Đề