Mổ ruột thừa ăn bánh bảo được không

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Phẫu thuật ruột thừa là một phương pháp xâm lấn gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của bệnh nhân. Vì vậy, ăn gì sau phẫu thuật ruột thừa là vấn đề quan trọng cần lưu ý nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh. Hãy cùng Nutricare theo dõi bài viết sau để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn sau phẫu thuật, giúp người bệnh mau chóng hồi phục.

Ăn gì sau phẫu thuật ruột thừa để nhanh chóng phục hồi? – Sau đây là những thực phẩm mà người bệnh sau mổ ruột thừa nên ăn và nên kiêng để tốt cho sức khỏe và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.

Đứng đầu trong danh sách nên bổ sung cho người bệnh sau phẫu thuật ruột thừa là các loại thực phẩm mềm, lỏng. Các loại thực phẩm này luôn được bác sĩ khuyến khích ăn trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật [ sau khoảng 1-2 ngày khi nhu động ruột hoạt động bình thường trở lại].

Lúc này hệ tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng và có phần yếu ớt, nhạy cảm hơn. Những thực phẩm dạng lỏng, mềm sẽ giúp người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hóa và cơ thể cũng dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, khi vết thương dần phục hồi thì người bệnh nên chuyển sang chế độ ăn đa dạng hơn để cung cấp đầy đủ và tối đa dưỡng chất giúp cơ thể sớm khỏe lại.

Các thực phẩm nên ăn: Những món ăn bổ dưỡng, phù hợp với tiêu chí mềm, dễ tiêu hóa của người bệnh sau phẫu thuật gồm: cháo, súp, các loại canh, khoai tây, sữa chua…

Các thực phẩm nên tránh:

  • Thực phẩm dạng cứng: Đó là các loại hạt, trái cây khô, bánh mỳ…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa [trừ sữa chua]: Khi người bệnh uống nhiều sữa, cơ thể có thể sẽ không hấp thu kịp và tạo nên mảng dày ở niêm mạc ruột. Hiện tượng này có nguy cơ gây nên độc tố và ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột của bệnh nhân.
Thực phẩm mềm, lỏng như cháo rất phù hợp cho người bệnh sau phẫu thuật ruột thừa

Ăn gì sau phẫu thuật ruột thừa sau một vài ngày [sau 1-2 ngày]? Câu trả lời là sử dụng những thực phẩm mềm, lỏng nếu người bệnh tiến triển tốt, không bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy thì có thể chuyển sang chế độ ăn bình thường để thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương. Giai đoạn này, người bệnh cần bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm thiết yếu. Cụ thể:

Thực phẩm nên ăn:

Nhóm thực phẩm Tác dụng Các món ăn
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột Giúp cung cấp năng lượng để cơ thể mau hồi phục.
  • Ngũ cốc nấu chín
  • Khoai tây nướng [không vỏ]
  • Cơm mềm
  • Ngũ cốc khô trộn sữa
Nhóm rau Cung cấp chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa của người bệnh.
  • Rau ngót, rau xanh
  • Cà chua, cà rốt…
Trái cây Cung cấp nhiều vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa để giảm tình trạng nhiễm trùng, xóa mờ các vết thương trên da. Hầu hết các loại trái cây tươi
  • Chuối
  • Dưa vàng
  • Dưa lưới
  • Bưởi
  • Quả mọng: dâu tây, việt quất,…
  • Táo, lê
Sữa và các chế phẩm từ sữa Giúp người bệnh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, nhất là với người bệnh kém ăn, cơ thể suy nhược.
  • Sữa bột, sữa tươi [tốt nhất là dùng loại chuyên biệt dành riêng cho người sau phẫu thuật].
  • Sữa chua
  • Bánh trứng
  • Kem
  • Pho mai
Thịt và các sản phẩm thay thế thịt Cung cấp đạm giúp cơ thể. Trong đạm động vật còn chứa nhiều axit amin giúp hỗ trợ quá trình tái tạo mô và chữa lành vết thương
  • Trứng
  • Thịt lớn, thịt bò
  • Thịt gia cầm
Chất béo thực vật Giúp người bệnh tăng cường  hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thu các loại vitamin và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Bơ, bơ thực vật
  • Mayonnaise
  • Kem pho mát
  • Dầu thực vật như dầu oliu

Các thực phẩm tránh ăn:

  • Thực phẩm nhiều chất béo: Sau khi phẫu thuật ruột thừa, hệ tiêu hóa của người bệnh khá yếu. Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất béo sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc “vất vả” hơn để chuyển hóa vì chất béo rất khó tiêu. Do đó, những thực phẩm như: đồ chiên rán, bánh ngọt, socola… cần phải loại khỏi danh sách thực đơn cho người sau phẫu thuật ruột thừa.
  • Thực phẩm nhiều đường: Việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó, khiến người bệnh sau phẫu thuật có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Nên kiêng thực phẩm nhiều đường như: bánh ngọt, kem, mứt….
Người bệnh sau phẫu thuật ruột thừa cần tránh xa những thực phẩm chứa nhiều đường để tốt hơn cho sức khỏe và tránh nguy cơ nhiễm trùng

Ngoài việc bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm, thì người bệnh cũng cần quan tâm tới những loại đồ ăn có tác dụng giúp vết thương mau lành để quá trình phục hồi sớm hơn. Nhóm thực phẩm giúp nhanh lành vết thương người bệnh nên kết hợp ăn ở giai đoạn giữa sau phẫu thuật [từ ngày thứ 3 sau khi đã phẫu thuật]. Bởi thời điểm này cơ thể đã có thể dùng những loại thực phẩm đa dạng hơn, không cần phải ăn quá kiêng khem.

Vết mổ sau phẫu thuật ruột thừa của người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn nếu được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất sau:

  • Chất đạm: Có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, liên kết các mô trong cơ thể và làm lành những tổn thương sau phẫu thuật.
  • Chất bột đường: Nhiệm vụ chính của nhóm chất này là cung cấp năng lượng cho cơ thể, tái tạo mạch máu và hình thành những mô mới.
  • Chất béo: Các loại chất béo tốt như: chất béo không bão hòa, Omega 3, Omega 6 giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật và thúc đẩy quá trình hình thành màng tế bào để vết thương nhanh lành hơn.
  • Vitamin và khoáng chất: Tăng cường quá trình chuyển hóa dinh dưỡng để bù đắp năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh sớm hồi phục.

Nhóm thực phẩm nên ăn:

Có rất nhiều thực phẩm cung cấp cả 4 nhóm chất trên hoặc cung cấp một hay nhiều những nhóm chất đó. Sau đây là những thực phẩm cung cấp đủ 4 nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất bổ dưỡng mà người bệnh sau phẫu thuật ruột thừa có thể sử dụng hàng ngày.

Tên thực phẩm Lượng dùng
Đậu nành Sử dụng 30-40mg/ngày hoặc 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày.
Gạo lứt Mỗi bữa ăn từ 150-180g [tương ứng với 1 chén đầy]. Có thể ăn từ 1-2 bữa/ngày
Rau củ Nên ăn khoảng 800g rau củ, trái cây mỗi ngày.
Các loại cá Trung bình nên ăn khoảng từ 50-100g cá mỗi ngày. Mỗi tuần không ăn quá 4 bữa, tương ứng với khoảng 400g cá/ tuần.
Các loại hạt Nên ăn khoảng 28g các loại hạt dinh dưỡng mỗi ngày.
Trái bơ Nên ăn ½ quả bơ mỗi ngày.

Nhóm thực phẩm tránh ăn:

Những thực phẩm chứa chất kích thích như: rượu, bia, nước ngọt có gas, nước tăng lực, thuốc lá… có thể khiến vết mổ của bạn bị nhiễm trùng, tổn thương và lâu lành hơn. Vì vậy, nhóm thực phẩm này người bệnh cần phải tránh xa để quá trình hồi phục nhanh hơn.

4 nhóm chất dinh dưỡng giúp người bệnh mau lành vết thương

Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật ruột thừa. Nhóm thực phẩm này người bệnh có thể bổ sung sớm ở giai đoạn đầu sau phẫu thuật [từ 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật].

Uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất sau phẫu thuật, giúp làm mềm thức ăn và phân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Người bệnh nên uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày [nếu bác sĩ không khuyên cần hạn chế chất lỏng] và uống từ từ, chia nhỏ thành 10-12 cốc.

Với câu hỏi ăn gì sau phẫu thuật ruột thừa thì bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, có thể giúp kích thích nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón. Ở giai đoạn đầu và giữa sau phẫu thuật [từ 1-7 ngày sau phẫu thuật] thì nên ưu tiên cách chế biến làm mềm rau, củ để thuận lợi hơn cho việc ăn và tiêu hóa của người bệnh.

Những loại rau củ quả nên ăn:

Tên thực phẩm Hàm lượng chất xơ Lượng dùng
Quả lê 3.1 g Nên ăn 1 quả lê cỡ vừa mỗi ngày.
Quả bơ 6.7g Nên ăn ½ quả bơ mỗi ngày.
Quả táo 2.4g Có thể ăn từ 1-2 quả táo mỗi ngày.
Cà rốt 2.8g Người lớn nên ăn khoảng 100g cà rốt/lần và trẻ em ăn 30-50g/ lần. Mỗi tuần nên ăn từ 2-3 lần.
Bông cải xanh 2.6 g Nên ăn khoảng 300g mỗi ngày.
Đậu hà lan 8.3 g Mỗi ngày nên ăn 117-170g đậu hà lan là đủ.

Lưu ý:

  • Bạn có thể ăn bông cải xanh theo ý thích nhưng không nên ăn nhiều vì có thể khiến bạn bị đầy hơi.

Những thực phẩm gây táo bón nên tránh ăn:

  • Các loại thịt đỏ: Bởi vì các loại thịt này có chất béo bão hòa cao, có thể khiến tình trạng táo bón nguy hiểm hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: chứa nhiều chất béo bão hòa cao và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
  • Phô mai: Đây là thực phẩm chứa rất nhiều chất béo, có thể tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Kẹo: Các loại kẹo ngọt thường chứa rất nhiều đường, có thể khiến người bệnh bị khó tiêu.
  • Thực phẩm lên men, muối chua: các loại cà muối, dưa muối… chứa nhiều axit và các vi sinh sống không có lợi cho hệ tiêu hóa sau phẫu thuật.
Những thực phẩm lên men, muối chua cần tránh sau khi phẫu thuật ruột thừa để giảm tình trạng táo bón

Lưu ý: Hạn chế những tác động lên vùng bụng, chúng có thể làm vết thương đau, lâu lành hơn và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Sau khi phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh thường yếu hơn, dễ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, người bệnh cần quan tâm bổ sung những thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Những thực phẩm này có thể bổ sung ngay từ sau khi phẫu thuật để giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, hồi phục nhanh. Trong nhóm thực phẩm nâng cao hệ miễn dịch, người bệnh cần đặc biệt quan tâm tới các thực phẩm giàu kẽm. Bởi khoáng chất kẽm rất cần thiết cho sự hình thành bạch cầu, kháng thể và góp phần quan trọng vào nhiều chức năng miễn dịch.

Thực phẩm giàu kẽm, giúp tăng đề kháng

Thực phẩm Hàm lượng kẽm và dưỡng chất khác Lượng dùng
Ngũ cốc 100g ngũ cốc chứa 52mg kẽm. Nên ăn 6 ounces mỗi ngày [tương đương 186g mỗi ngày]
Các loại đậu Ví dụ: đậu phộng trong 146g có 4.8mg kẽm, đậu xanh trong 164g chứa 2.5mg kẽm… Mỗi tuần ăn 2-3 lần và mỗi lần là 1 chén các loại đậu.
Hải sản Tùy từng loại hải sản mà lượng kẽm khác nhau như: 50g hàu chứa 8.3mg kẽm, 85g cua chứa 3.1mg kẽm… Mỗi tuần người bệnh nên ăn 225-280g hải sản và chia làm 2-3 bữa [nếu bệnh nhân không dị ứng].
Sữa bột Tùy từng loại sữa mà lượng kẽm và hàm lượng các vitamin khoáng chất khác nhau.

Ví dụ: Sữa Nutricare Gold trong 100g sữa có 14.5mg kẽm, sắt 3.4mg, vitamin A 1753 IU, vitamin E 16.7 IU, vitamin C là 100mg,…

Với các loại sữa chuyên biệt cho người bệnh sau phẫu thuật thì nên bổ sung hàng ngày với 2 ly mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp người bệnh nâng cao đề kháng hiệu quả và mau chóng hồi phục hơn

Đối với người sau phẫu thuật ruột thừa, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu nên được bổ sung sớm sau khi phẫu thuật [bắt đầu từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật] để người bệnh sớm lấy lại thể lực. Bởi sau khi phẫu thuật ruột thừa, chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, bệnh nhân chủ yếu ăn các loại đồ ăn lỏng, mềm dẫn tới nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, cần bổ sung nhóm những thực phẩm thiết yếu để bồi bổ sức khỏe cho người bệnh.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Thực phẩm Lượng dùng
Trứng Người lớn chỉ nên ăn từ 3-4 quả/ tuần và mỗi bữa không quá 2 quả trứng.
Ngũ cốc Nên ăn 6 ounces mỗi ngày [tương đương 186g mỗi ngày]
Mỗi tuần người bệnh nên ăn 350-400g cá và chia làm 2-3 bữa.
Rau Nên ăn khoảng 300g rau xanh mỗi ngày.
Quả Mỗi ngày nên ăn 100-200g quả.
Nhóm thực phẩm thiết yếu rất cần thiết để người bệnh sau phẫu thuật bổ sung năng lượng, bồi bổ sức khỏe

Ngoài tìm hiểu việc ăn gì sau phẫu thuật ruột thừa hay bổ sung những nhóm thực phẩm thiết yếu, nâng cao đề kháng, có lợi cho hệ tiêu hóa thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thời gian ăn kiêng: Người bệnh có thể ăn uống bình thường tùy thuộc vào tình trạng hồi phục của cơ thể. Thông thường sau 2 – 3 ngày, người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại thức ăn nhưng cần ưu tiên thực phẩm dạng lỏng, mềm. Còn sau 5 – 7 ngày, người bệnh có thể ăn uống bình thường để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thực phẩm mềm luôn được ưu tiên: Với khoảng thời gian sau phẫu thuật, những thực phẩm mềm như: súp, cơm nhão, cháo, khoai tây nghiền… vẫn luôn là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe người bệnh.
  • Không nên ăn quá no: Người bệnh không nên ăn quá no, sẽ tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa và khiến cho bộ phận này phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa thức ăn. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới vết thương sau phẫu thuật.
  • Nên chia nhỏ bữa: Bệnh nhân có thể chia nhỏ bữa với 6 – 8 bữa/ngày để hạn chế tình trạng quá tải của hệ tiêu hóa. Đồng thời, giải pháp này cũng rất hữu hiệu khi người bệnh bị chán ăn, việc chia nhỏ bữa giúp bệnh nhân ăn được nhiều hơn, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp vận động nhẹ nhàng, chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ để cơ thể luôn khỏe khoắn, nhanh hồi phục.

Vận động nhẹ nhàng sau phẫu thuật ruột thừa rất tốt để người bệnh nâng cao sức khỏe và nhanh hồi phục hơn

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có nhiều thông tin hữu ích để biết ăn gì sau phẫu thuật ruột thừa. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, khoa học chính là yếu tố cơ bản để phục hồi nhanh, khỏe mạnh sớm. Nếu vẫn còn những băn khoăn về thực phẩm dinh dưỡng sau phẫu thuật, các bạn hãy liên hệ tới số hotline: 18006011 để được tư vấn cụ thể, tận tình.

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Video liên quan

Chủ Đề