Mẹo trị méo đầu ở trẻ sơ sinh

Hỏi

Chào bác sĩ, em sinh bé được gần 2 tháng rưỡi, nhưng từ lúc sinh ra đầu bé bị méo qua 1 bên, em cũng trở đầu thường xuyên mà không mấy khả quan, cho em hỏi có cách nào trị hết méo đầu không ạ? Em nghe nói từ 6 tháng trở đi hộp sọ thay đổi và đầu tròn trở lại có đúng không? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thị Thu Huyền [1995]

Chào bác sĩ. Bé 2 tháng 7 ngày đầu bé bị bẹp phía sau và 2 bên đầu không đều, có chỉnh cho bé nhưng bé hay nằm ngửa, mình nghe nói khi bé 6 tháng thì đầu sẽ tròn lại, như vậy có đúng không bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Đầu bé vậy là do tư thế bé nằm trong tử cung của mẹ. Bạn đã làm đúng là đổi tư thế thường xuyên cho bé. Hộp sọ do nhiều mảnh xương ghép lại. Trong quá trình phát triển, hộp sọ tự bình chỉnh, đầu bé sẽ dần tròn lại bạn nhé.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng.

Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nguyên nhân khiến đầu bé bị méo mó. Hộp sọ của bé sơ sinh còn rất mềm nên việc nằm quá lâu ở một tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng

Trẻ sơ sinh bị méo đầu là một tình trạng rất phổ biến. Trong giai đoạn sơ sinh, hộp sọ của trẻ tương đối mềm mại, do đó rất dễ bị tác động làm thay đổi hình dạng. Các bậc phụ huynh sẽ rất lo lắng khi thấy đầu của con yêu không tròn trịa như các trẻ khác. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo, hãy cùng ICondom tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ sơ sinh bị méo đầu.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị méo đầu

Thay vì đầu tròn trịa, một số bé sơ sinh bị méo đầu dạng thon dài hoặc đầu bị dẹt ngang, méo một bên phải hoặc méo trái. Trẻ sơ sinh bị méo đầu không ảnh hưởng đến não bộ của bé ở bên trong nhưng tình trạng này gây mất thẩm mỹ khi nhìn bên ngoài. Chỉ cần quan sát đã có thể nhận thấy sự biến dạng rõ rệt của vùng đầu. Có thể thấy một mặt phẳng phía sau đầu bé, đôi khi khiến cả tai bé cũng bị đưa về phía trước. Một vài trường hợp chỉ một bên đầu phình to ra, bên đầu kia lại dẹp đi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu

Hầu hết trẻ sơ sinh bị méo đầu là do tư thế nằm mà ra, rất hiếm gặp trường hợp trẻ sơ sinh bị méo đầu trong quá trình sinh thường của mẹ. Bé bị méo đầu có thể do bé đã được cho nằm trên những chiếc gối không bằng phẳng hoặc nằm nghiêng đầu ở một tư thế cố định trong thời gian dài. Hộp sọ của bé lúc này vẫn còn khá mềm và có khả năng mở rộng thêm để não tiếp tục phát triển. Do đó nó có thể bị biến dạng dưới tác động lực từ bên ngoài.

Trẻ bị méo đầu có tròn lại được không?

Một tin đáng mừng cho các bậc cha mẹ chính là tình trạng trẻ sơ sinh bị méo đầu hoàn toàn có thể được điều chỉnh trở lại theo thời gian phát triển của hộp sọ. Phụ huynh không nên quá lo lắng về việc đầu của bé bị méo mó vì bé vẫn còn trong thời gian phát triển. Khi trẻ lên 6-8 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ngồi vững và hạn chế thời gian nằm, hộp sọ của bé cũng sẽ tự thay đổi khi bé được 6 tháng tuổi và tiếp tục biến đổi dần dần sau đó. 

Trẻ bị bẹp đầu có ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời là các bất thường dạng méo hay lõm sọ đơn thuần thường không gây ảnh hưởng đến sự phát triển não của bé, điều này chỉ làm mất thẩm mỹ khi nhìn. Tuy nhiên, khi đầu của trẻ sơ sinh không có dấu hiệu móp méo mà lại to ra bất thường và ngày càng tăng kích thước vòng đầu, cha mẹ cần mang trẻ đến gặp bác sĩ vì có khả năng trẻ bị não úng thủy.

Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị méo đầu

Thường xuyên thay đổi tư thế ngủ

Khi đặt bé xuống giường, mẹ nên đặt lưng của bé xuống trước sau đó mới điều chỉnh đầu bé cho phù hợp. Tuy thói quen nằm ngửa sẽ giảm nguy cơ đột tử cho bé khi ngủ, nhưng nó khiến phía sau đầu bé trở nên phẳng [bị móp đầu]. Nên thay đổi tư thế ngủ cho bé bằng cách nắn lại đầu, cho bé nằm nghiêng hoặc kê đầu lên gối lõm, không nên sử dụng dụng cụ định vị đầu và người bé vì rất dễ dẫn đến đột tử. Trẻ sơ sinh chỉ nên gối đầu bằng chiếc khăn dày chừng 1-2cm hoặc các loại gối lõm để tránh bị méo đầu.

Thay đổi bên khi cho bé bú

Khi mẹ cho bé bú sữa, mẹ nên đổi bên sau khi bé đã bú hết sữa một bên bằng cách thay đổi tay bế và quay người trẻ ngược lại để cho trẻ ti sữa từ bầu ngực bên kia. Việc này không chỉ giúp ngực mẹ không bị lệch mà còn giúp hạn chế tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh.

Bế trẻ thường xuyên

Khi trẻ sơ sinh đang thức hoặc vui chơi, cha mẹ nên bế bé trên tay để giảm thiểu áp lực đè lên vùng đầu bé do việc phải nằm nôi quá lâu.

Chú ý khi địu bé trên lưng hoặc ngồi ghế trẻ sơ sinh

Do các em bé thường chỉ chọn một phía để nghiêng đầu tựa vào, chỉ ngả một bên khi ngồi càng khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu nhiều hơn. Cha mẹ nên chú ý chỉnh sửa lại tư thế cho trẻ thường xuyên. Nếu bé chỉ nghiêng về bên, có thể sửa bằng cách lấy khăn hoặc các vật dụng mềm [gối, mền…] chèn vào phía bé thường hướng đầu về. Việc làm này buộc bé phải nghiêng về hướng khác, giúp đầu bé luôn tròn.

Cho trẻ nằm sấp

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ nằm sấp lên ngực mẹ để ti sữa trong thời gian ngắn, thực hiện tư thế này khi cho bé bú nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé phát triển cơ bắp tốt hơn và giảm áp lực lên sọ não. Không nên cho trẻ tự nằm sấp mà không có mẹ bên cạnh vì rất dễ khiến trẻ ngạt thở.

Xoa đầu nhẹ nhàng

Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ sơ sinh để đầu bé được đầy đặn, tránh xoa quá mạnh có thể ảnh hưởng đến não bé. Có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn các động tác xoa nắn thích hợp cho bé nhất.

Khám bác sĩ

Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh bị méo đầu nghiêm trọng, cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét và nếu cần thiết sẽ gửi trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc thẩm mỹ để giúp cải thiện tình trạng này. 

Hầu hết tất cả các bà mẹ đều mong muốn sinh con thông minh và khỏe mạnh, đặc biệt là có ngoại hình đẹp. Nhưng mức độ ngoại hình có thể không chỉ phụ thuộc vào việc trẻ có đôi mắt to tròn, lượng tóc nhiều hay ít, làn da trắng trẻo mà còn phụ thuộc vào hình dáng khuôn mặt và hình dạng đầu của trẻ. 

Tuy nhiên, tư thế ngủ chưa phù hợp đặc biệt là tư thế nằm nghiêng quá lâu có thể khiến đầu trẻ dẹp hoặc méo, ảnh hưởng đến ngoại hình sau khi lớn lên.

Trẻ nằm ngủ nghiêng quá lâu có những nguy hiểm gì?

Trẻ nằm ngủ nghiêng đầu quá lâu được xem là có thể ảnh hưởng đến trí thông minh và ngoại hình. Vì sau khi ngủ với tư thế nghiêng đầu, hình dạng đầu của trẻ không đối xứng từ bên này sang bên kia, khiến khuôn mặt cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu tình trạng ngủ nghiêng đầu nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hộp sọ. Sau khi một đứa trẻ được sinh ra, không chỉ cơ thể của trẻ phát triển nhanh chóng mà não bộ cũng phải hoạt động tích cực để phát triển.

Ngoài ra, tình trạng nghiêng khi ngủ lâu dần cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của năm giác quan. Như đã đề cập trước đó, độ nghiêng đầu của trẻ có thể sẽ thay đổi khuôn mặt và hộp sọ.

Nếu sự thay đổi này nghiêm trọng, vị trí của mắt và tai chắc chắn sẽ thay đổi một chút, không nằm trên một đường thẳng. Một khi điều này xảy ra, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thị giác, thính giác và vị trí mọc của răng.

Đồng thời, vào giai đoạn đầu đời, xương sọ của trẻ sơ sinh còn khá mềm. Do đó nếu áp lực tích tụ tại một số điểm trên hộp sọ trong thời gian dài sẽ khiến bộ phận này bị chìm vào bên trong và gây nên hội chứng đầu bẹt.

Trẻ nằm nghiêng ngủ quá lâu có thể tạo ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hội chứng đầu bẹt nếu xảy ra với mức độ nghiêm trọng sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng của não bộ và làm cho não trở nên kém phát triển. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ trong thời gian dài cũng làm cho vòng tai của trẻ chịu chèn ép làm thay đổi hình dạng tai.

Ngoài ra, trẻ ngủ nghiêng đầu trong thời gian dài có thể gây ra tật vẹo cổ, là do các cơ của trẻ vẫn còn mềm và đang phát triển, các cơ bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ nằm nghiêng. Biểu hiện của trẻ bị vẹo cổ là thường có khuynh hướng nghiêng cổ về một bên đồng thời xoay mặt về bên đối diện.

Nếu trẻ bị vẹo cổ bên phải, đầu trẻ sẽ nghiêng về bên phải và mặt trẻ sẽ thường xuyên xoay về bên trái. Khi bú mẹ, trẻ chỉ thích bú một bên vì khi xoay về bên ngược lại trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. Do đó, nếu cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ, bố mẹ cần chú ý luân phiên đổi bên cho trẻ.

Những mẹo nhỏ giúp trẻ ngủ ngon giấc, giữ dáng đầu xinh

Bố mẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây để điều chỉnh kịp thời cho con.

Hạn chế cho bé ôm gối

Trong 3 tháng đầu sau khi sinh, bé không cần gối, bởi bé nằm nghiêng thì đầu và thân đều nằm trên một đường ngang, chưa hình thành độ cong sinh lý của cột sống cổ và cột sống. Nếu sử dụng gối quá sớm hoặc không phù hợp với mức độ cong vẹo cổ không chỉ khiến bé khó chịu mà còn có thể chèn ép đường thở khiến bé thở kém, không có lợi cho sức khỏe.

Vì vậy, trong 3 tháng đầu sau khi hạn chế cho bé nằm hoặc ôm gối khi ngủ, nếu phải bắt buộc thì mẹ nên dùng dùng khăn gấp khoảng hai lớp rồi kê dưới đầu cho bé. 

Thường xuyên đổi tư thế

Nên thay đổi tư thế ngủ của trẻ thường xuyên, không để xảy ra tình trạng nằm nghiêng một bên quá lâu. Người mẹ cũng cần thay đổi tư thế của bản thân, vì trẻ thích ngủ hướng về phía mẹ.

Nếu trẻ tự ngủ trong nôi, hoặc ở xa mẹ, tư thế của mẹ không ảnh hưởng đến trẻ, mẹ phải chú ý đến thời gian và thay đổi tư thế cho trẻ thường xuyên. 

Nhưng không phải lúc nào bé cũng nằm ở vị trí cũ, bé có thể ngoảnh sang hướng khác một cách vô thức mà mẹ không phát hiện kịp, lúc này bạn có thể kê một chiếc gối nhỏ phía sau cho bé.

Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên, bổ sung vitamin D một cách hợp lý để có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và giúp xương của bé phát triển khỏe mạnh hơn.

Giấc ngủ ngon giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Xoa bóp nhẹ nhàng cổ gáy

Nếu bé nằm lâu một hướng có thể gây khó chịu vùng cổ gáy, mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho bé có thể làm giảm cảm giác khó chịu, tránh bị vẹo cổ.

Mẹ cũng có thể tham khảo cách xoa nắn đầu cho bé tại khoa vật lý trị liệu của các bệnh viện nhi. Tốt nhất là mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ tư vấn cũng như thực hiện trị liệu phù hợp.

Sử dụng mũ chỉnh đầu tròn

Đây là cách mà nhiều mẹ phương Tây sử dụng để giúp bé sơ sinh bị méo đầu khá nhiều. Mũ này được thiết kế như một loại mũ bảo hiểm chuyên dụng cho bé sơ sinh từ 6 tháng trở lên. Tuy vậy cách này có thể gây khó chịu cho một số bé.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thóp trước của trẻ còn mềm và sẽ không đóng lại cho đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi, trước khi khép lại, hình dạng đầu không cố định và có cơ hội để điều chỉnh. 

Tuy nhiên, thời kỳ vàng để điều chỉnh hình dạng đầu là tháng thứ 2 sau sinh, lúc này xương của bé còn tương đối mềm và việc nắn chỉnh cũng dễ dàng hơn.

Như vậy, nếu muốn đầu bé tròn đẹp thì mẹ cần áp dụng tư thế nằm đúng cách cho con ngay từ trong tháng. Còn khi bé đã lớn thì mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn sao cho có cách chữa phù hợp nhất với trẻ.

Nếu bé nằm lâu một hướng có thể gây khó chịu vùng cổ gáy, mẹ có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho bé có thể làm giảm cảm giác khó chịu, tránh bị vẹo cổ.

Nguồn: //arttimes.vn/gia-dinh/me-lo-con-bi-bep-dau-dung-ngay-4-meo-hay-nay-dau-be-se-tro...Nguồn: //arttimes.vn/gia-dinh/me-lo-con-bi-bep-dau-dung-ngay-4-meo-hay-nay-dau-be-se-tron-xinh-lai-ngay-c59a7674.html

Theo Hạ Mây [Dịch từ: Sohu [Thời báo văn học nghệ thuật]

Video liên quan

Chủ Đề