Mẫu chấm công của bộ tài chính

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chuyên dạy học thực hành kế toán thuế tổng hợp trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK, Excel, Misa. Là một địa chỉ học kế toán tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM

  • ĐÀO TẠO KẾ TOÁN

  • Các khóa học kế toán thực tế

  • Học phí - Khuyến mãi

  • Lịch khai giảng

  • Địa chỉ các cơ sở học

  • KẾ TOÁN THUẾ

  • Hóa đơn điện tử

  • Hóa đơn giá trị gia tăng

  • Hóa đơn bán hàng trực tiếp

  • Thuế môn bài

  • Thuế giá trị gia tăng

  • Thuế thu nhập cá nhân

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế nhà thầu

  • Phần mềm HTKK mới nhất

  • Các mức xử phạt vi phạm Thuế

  • Kế toán thuế cần lưu ý

  • Thuế cá nhân, hộ kinh doanh cá thể

  • KẾ TOÁN TỔNG HỢP

  • Tự học Kế toán trên Excel

  • Tự học Phần mềm kế toán Misa

  • Tự học phần mềm kế toán Fast

  • Kế toán tiền lương

  • Tài sản cố định - CCDC

  • Kế toán kho

  • Kế toán bán hàng

  • Kế toán Xuất - Nhập khẩu

  • Kế toán Xây dựng

  • Định khoản - Hạch toán

  • Kiến thức kế toán tổng hợp

  • NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM

  • BHXH - BHYT - BHTN - KPCĐ

  • Công việc của Kế toán

  • Hỏi đáp kế toán - Thuế

  • Kinh nghiệm xin việc Kế toán

  • Mẫu đơn xin việc kế toán

  • Mẫu báo cáo thực tập kế toán

  • Bài tập kế toán có lời giải

  • Tuyển dụng kế toán

  • CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

  • Chế độ kế toán theo Thông tư 133

  • Chế độ kế toán theo Thông tư 200

  • Hệ thống tài khoản kế toán

  • Hệ thống Sổ sách kế toán

  • Hệ thống Báo cáo kế toán

  • Hệ thống chuẩn mực kế toán

  • Mẫu hóa đơn

  • Mẫu tờ khai thuế

  • Mẫu chứng từ Tiền lương

  • Mẫu chứng từ hàng tồn kho

  • Mẫu chứng từ bán hàng

  • Mẫu chứng từ tiền tệ

  • Mẫu chứng từ Tài sản cố định

  • Các loại mẫu biểu khác

  • Mẫu hợp đồng - Lao động

  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

  • Những luật Thuế - Kế toán mới

  • Tin tức kế toán mới

CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG dạy học kế toán thực hành thực tế

Mẫu chứng từ Tiền lương

Mẫu Bảng chấm công 01a-LĐTL theo Thông tư 133 và 200


Mẫu Bảng chấm công 01a-LĐTL mới nhất theo Thông tư 133 và Thông tư 200, hướng dẫn cách lập bảng chấm công, mục đích và trách nhiệm ghi bảng chấm công...

1. Mẫu bảng chấm công:

Đơn vị: Kế toán Thiên Ưng
Bộ phận: …………
Mẫu số 01a-LĐTL
[Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính]

 
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng ....năm….

STT Họ và tên Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 ... 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng....% lương Số công hưởng BHXH
A B C 1 2 3 ... 31 32 33 34 35 36
                         
Cộng                      

Người chấm công
[Ký, họ tên]


Phụ trách bộ phận
[Ký, họ tên]
Ngày... tháng... năm...
Người duyệt
[Ký, họ tên]

Ký hiệu chấm công:

- Lương SP: SP - Nghỉ phép: P
- Lương thời gian: + - Hội nghị, học tập: H
- Ốm, điều dưỡng: Ô - Nghỉ bù: NB
- Con ốm: - Nghỉ không lương: KL
- Thai sản: TS - Ngừng việc: N
- Tai nạn: T - Lao động nghĩavụ:

Để hỗ trợ các bạn kế toán Công ty kế toán Thiên Ưng đã thiết kế 1 mẫu bảng chấm công trên Excel đầy đủ 12 tháng, tải về tại đây:

---------------------------------------------------------------
 

Tải về tại đây: 

Tải Bảng chấm công theo Thông tư 133 tại đây:

Tải Bảng chấm công theo Thông tư 200 tại đây:

Nếu bạn không tải về được thì có thể làm theo cách sau:
Bước 1: Để lại mail ở phần bình luận bên dưới
Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: 
 [Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải]

II. Cách lập bảng chấm công:

1. Mục đích:
- Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Mỗi bộ phận [phòng, ban, tổ, nhóm...] phải lập bảng chấm công hàng tháng.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
Cột 1-31: Ghi các ngày trong tháng [Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng].
Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

- Hàng ngày tổ trưởng [Trưởng ban, phòng, nhóm,...] hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

- Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

- Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.


Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4
Bảng chấm công được lưu tại phòng [ban, tổ,...] kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

Phương pháp chấm công:
Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:

- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Cần chú ý 2 trường hợp:
      + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
      + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.

- Chấm công theo giờ:
Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
- Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công!.

Xem thêm

0984.322.539

HOTLINE:

Mr. Nam

Tìm chúng tôi trên facebook

Thống kê truy cập

Đang online

288

Tổng số truy cập

162335030

Chủ Đề