Mạc tư khoa là ở đâu

Thời Pháp thuộc, văn hóa thế giới lại vào Việt Nam qua trung gian của nước Pháp nên Mạc Tư Khoa đổi thành Moscou, rồi thời tự chủ ta có thể giao tiếp trực tiếp với bất cứ nước nào trên thế giới, ta gọi địa danh ấy là Mat xcơ va, rồi bỗng dưng bây giờ lại theo Anh - Mỹ gọi là Moscow. Trong khi đó, từ Mockba của hệ Slavic chuyển qua hệ La-tinh rất gần tiếng Việt và đọc đúng như chính người Nga gọi tên thủ đô của họ là Moskva, lại rất ít được dùng đến.

Hầu như bây giờ danh từ riêng của mọi nước trên thế giới và từ không dịch được, trừ những từ đã dùng quen thuộc, ta đều dùng nguyên xi theo kiểu tiếng Anh. Điều này là ta tự nguyện lệ thuộc vào người khác, làm cho trong văn bản tiếng Việt lổn ngổn những tiếng Anh trông như cơm trắng ghế… lúa mì. Thậm chí từ riêng của hai nước sát cạnh và thân thuộc với ta như Lào và Campuchia nhiều khi cũng dùng theo kiểu Pháp hoặc kiểu Anh. Nhiều người vẫn thích viết là Vientiane theo Pháp-Anh hơn là Viêng Chăn theo kiểu Việt Nam. Ngay cả thời còn lệ thuộc vào văn hóa Trung Hoa, ông bà ta cũng đủ tự trọng để không bê nguyên xi tiếng Hán vào mà Việt hóa thành từ Hán-Việt để dùng. Nhờ vậy mà những từ riêng như: Luân Đôn, Khổng Tử, Nhật Bản hay từ chuyên môn như: Đảng bộ, kinh tế, học thuyết, giải tích, định luật, bổ đề, nguyên tử… nằm trong văn bản tiếng Việt không thấy lổn ngổn và không ai cho đó là từ nước ngoài.

Nhưng công bằng mà nói khi chuyển danh từ riêng nước ngoài thành tiếng Việt là rất nhiêu khê, đặc biệt với những hệ ngôn ngữ khác La-tinh. Thêm vào đó chưa có cơ quan có thẩm quyền về ngôn ngữ nào lập ra quy chuẩn thống nhất để Việt hóa các từ đó.

Trước năm 1975, ở miền Nam, các bậc học giả và các nhà chuyên môn đầu ngành như GS Lê Văn Thới, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Chung Tú… đã lập ra nhóm soạn thảo và Việt hóa từ riêng và từ chuyên môn nước ngoài không dịch được để dùng thống nhất trong toàn miền Nam. Rất tiếc là các vị học giả đáng kính đó mới soạn và công bố được đến chữ C thì công trình bị ngưng lại. Tuy vậy, các vị cũng đã định ra một số nguyên tắc căn bản và cần thiết để Việt hóa từ nước ngoài không dịch được.

Nếu thống nhất được một số nguyên tắc căn bản như vậy để chuyển ngữ thì tình trạng dùng từ riêng nước ngoài không lộn xộn như hiện nay. Chẳng lẽ công việc cần thiết như vậy các cơ quan thẩm quyền về ngôn ngữ lại không làm được ư? 

Huỳnh Ngọc Chênh

……………………….

(*): Montesquieu, J.J. Rouseau, Napoleon, Karl Marx

“Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” là ca khúc được giới mộ điệu âm nhạc Việt Nam quen thuộc và yêu thích. Bài hát do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc từ lời thơ của nhà thơ Đỗ Quý Doãn. Tác giả thơ tiết lộ, tác phẩm ra đời năm 1981, khi hai ông đang học tập tại thủ đô nước Nga. Giờ đây, mỗi khi bài hát được ngân lên, những cảm xúc về nước Nga lại ùa về trong ký ức của tác giả bài thơ - cựu sinh viên Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonosov, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mạc tư khoa là ở đâu
Ông Đỗ Quý Doãn (bên phải) và thầy giáo cũ của mình - Giáo sư, Tiến sĩ Yasen Zasurskiy tại Lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Giáo sư ở Moscow, LB Nga. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Dù đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng những kỷ niệm về năm tháng học tập tại nước Nga vẫn luôn còn nguyên vẹn trong ký ức của nhà báo, nhà thơ Đỗ Quý Doãn.

Một trong những kỷ niệm đẹp nhất đó chính là kỷ niệm giữa ông và cố nhạc sỹ Trần Hoàn. Tại xứ sở Bạch dương xa xôi, đã ra đời tác phẩm âm nhạc nổi tiếng xuất phát từ sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nghệ sĩ khi nhớ về quê hương. Bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” mỗi khi ngân lên đã lay động người nghe trong suốt hàng thập kỷ qua. Ngay tên gọi của bài hát đã thể hiện được nỗi lòng của những người xa quê.

Ông Đỗ Quý Doãn kể lại: “Vào một chiều thu năm 1981, khi tôi đang học ở Trường Đại học Tổng hợp Lomonosov, còn nhạc sỹ Trần Hoàn học ở Viện Hàn lâm khoa học trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Chiều đó có chương trình của đoàn nghệ thuật Bông Sen sang biểu diễn tại Moscow, trong đó ca sỹ Hồng Vân hát bài “Giận thì giận, thương thì thương”, một làn điệu ví dặm của dân ca Nghệ Tĩnh. Lúc đó trên trời mây xanh rất đẹp, tâm trạng của người xa Tổ quốc khi nghe dân ca thì nhớ không chịu nổi. Sau chương trình đó, hai anh em đi dạo trên đồi Lênin, nay là đồi Chim Sẻ, thì ông Trần Hoàn bảo tôi viết lời thơ. Thế là về nhà tôi ngồi viết trong 2 tiếng đồng hồ rồi chuyển cho nhạc sỹ và ông ấy bắt đầu ngồi ôm đàn sáng tác phần nhạc”.

Bài hát sau đó được nhạc sỹ Trần Hoàn đưa về nước tiếp tục chỉnh sửa trong cùng năm đó và dần dần được phổ biến khắp cả nước. Từ ấy, ca khúc “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm” luôn được các lưu học sinh Việt Nam ở Nga yêu thích trong mỗi dịp gặp gỡ, như để phần nào làm vơi đi nỗi nhớ quê hương, Tổ quốc.

Đã nhiều năm sống xa quê hương xứ Nghệ, nơi có làn điệu dân ca ví giặm, cảm nhận về bài hát này, chị Trần Thị Hưng, công tác tại Hà Nội, cho biết: “Bài hát này nổi tiếng không những ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Bà con Kiều bào ở nước ngoài mỗi lần nghe bài hát này rất cảm xúc, nhất là những người con quê hương xứ Nghệ thì rất xúc động và có cảm giác ấm áp, gần gũi với quê hương”.

Với nhà báo, nhà thơ Đỗ Quý Doãn, quãng thời gian sinh viên sôi nổi của mình từ năm 1980 đến 1986 luôn để lại cho ông những kỷ niệm đẹp không thể phai nhòa. Từng con phố, cánh rừng, từng hàng bạch dương, mùa đông, mùa thu hay mùa xuân - tất cả những hình ảnh đó in đậm trong ký ức ông.

Mạc tư khoa là ở đâu

Giờ đây, mỗi khi đi nghe lại bài hát này, trong ông lại hiện về những kỷ niệm của đất nước mà ông đã từng sống rất lâu như vậy: “Có thể nói trong cuộc sống cũng như công việc của mình, nước ngoài mà tôi được sống nhiều thời gian nhất đó là nước Nga, và kỷ niệm với nước Nga thì mãi mãi không bao giờ phai mờ trong ký ức tôi. Thời gian học tập của tôi ở Trường Đại học Lomonosov khá lâu, đặc biệt trong 6 năm trời chỉ ở trong một ký túc xá, cho nên mọi thứ trở nên thân thuộc. Những cánh rừng, những con đường mùa đông tuyết phủ trắng xóa…, tất cả những hình ảnh đó tôi không bao giờ quên được. Đặc biệt tấm lòng của người Nga, đó là những con người hết sức nhân hậu, chân tình”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn vẫn cho mình là người may mắn khi năm nào cũng có dịp sang Nga công tác. Mỗi lần trở lại đất nước này, ông đều về thăm ngôi trường cũ, thăm người thầy đáng kính của mình là Giáo sư, Tiến sĩ Yasen Zasurskiy, nguyên Trưởng khoa Báo chí và hiện là Chủ tịch khoa Báo chí của Trường Đại học Lomonosov. Đất nước Nga, con người Nga và thiên nhiên Nga luôn để lại những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời nhà báo, nhà thơ Đỗ Quý Doãn. Đó là những kỷ niệm mãi mãi gắn bó với những tình cảm và suy nghĩ của ông cho đến hết cuộc đời./.

Tag: mạc tư khoa ở đâu

Danh mục: Hỏi đáp
Nguồn: https://camnanghaiphong.vn

Mạc Tư Khoa là gì, ở đâu, hiện nay thuộc nước nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Đang xem: mạc tư khoa ở đâu

Xem thêm: Các loại thực phẩm ngừa thai và tác dụng thật sự

Xem thêm: Tân Tây Lan là nước nào, ở đâuTân Gia Ba là nước nào, ở đâu – Nam Vang ở đâu

Mạc Tư Khoa là tên gọi theo Hán Việt của Mát-xcơ-va hay tiếng Anh là Moscow. Mạc Tư Khoa trước đây là thủ đô của liên bang Xô Viết. Sau khi liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, thì ngày nay Mạc Tư Khoa hay Mát-xcơ-va là thủ đô của Liên bang Nga.

Xem thêm: Sĩ quan (Quân đội nhân dân Việt Nam) – Wikipedia tiếng Việt

Việt Nam chúng ta cũng có 1 bài hát liên quan tới địa điểm này:

Đó là bài Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tĩnh. Nghe đâu là sáng tác vì nhớ nước Nga gì dó.

Mạc Tư Khoa như ở trên đã nói là nằm ở Nga hiện nay. Cụ thể là thuộc về khu vực Châu Âu hiện nay. Đến với Mạc Tư Khao thì bạn không thể bỏ qua những công trình kiến trúc vĩ đại như cung điện Kremli ( điện Cẩm Linh), Quảng trường Đỏ,…

Mạc tư khoa là ở đâu

Ngoài ra còn có những nơi khác nên ghé để thăm quan như:

  • Tổ hợp Nhà hát Lớn và Nhà hát Nhỏ.
  • Kolomenskoye
  • Trang viên Kuskovo
  • Manezh
  • Tháp Ostankino, tháp truyền hình cao nhất châu Âu
  • Trang viên Ostankino
  • Trang viên Tsaritsyno
  • Trang viên Kuzminki
  • Viện bảo tàng Pushkin – bảo tàng mỹ thuật
  • Nhà thờ lớn Vasily Blazhenny
  • Tháp phát thanh Sukhov
  • Nhà thờ Chúa Cứu thế
  • Viện bảo tàng Tretyakov
  • Trung tâm triển lãm toàn Nga
  • Vườn bách thú Moskva
  • Tòa nhà trường Lomonosov và phong cảnh.

Hy vọng qua bài viết Mạc Tư Khoa là gì, ở đâu và thuộc nước nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Mạc Tư Khoa Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Pitching là gì nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Tag: mạc tư khoa ở đâu

Danh mục: Hỏi đáp
Nguồn: https://camnanghaiphong.vn