1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HỮU TRỊ NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦYTHÀNH PHỐ CẦN THƠ Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
2. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HỮU TRỊ NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG HẢI YẾN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
3. xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….tháng ….. năm 2019 Người thực hiện Phạm Hữu Trị
4. ĐOAN ..................................................................................... I MỤC LỤC................................................................................................II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT….............................................................III DANH MỤC BẢNG...............................................................................IV DANH MỤC HÌNH.................................................................................V TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................................... VI ABSTRACT.......................................................................................... VII CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.2 Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 .3 Xác định vấn đề nghiên cứu............................................................................... 2 1.4 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 3 1.4.1 Mục tiêu chung.............................................................................................. 3 1.4.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 3 1.5 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.6 Đối tượng và phạm vi ghiên cứu...................................................................... 3 1.7 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 4 1.8 Ý nghĩa của đề tài............................................................................................. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG ............................................................................. 5 2.1 Tổng quan về hóa đơn điện tử.......................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm hóa đơn điện tử............................................................................ 5 2.1.2 Sự cần thiết phải sử dụng hóa đơn điện tử.................................................... 7 2.1.2.1 Hóa đơn điện tử là điều kiện cần cho thương mại điện tử toàn cầu........... 7 2.1.2.2 Quảng bá thương hiệu ................................................................................ 7
5. công nghệ thông tin, tự động hóa.............................................. 8 2.1.2.4 Tính minh bạch của doanh nghiệp ............................................................. 8 2.1.3 Cơ sở pháp lý về hóa đơn điện tử.................................................................. 9 2.2 Lược khảo các nghiên cứu về hóa đơn điện điện tử....................................... 10 2.3 Nền tảng lý thuyết ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng........................... 12 2.3.1 Mô hình lý thuyết hành vi mua hàng dự định (Theory of planned behavior: model-TPB).......................................................................................................... 12 2.3.2 Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ.............................. 13 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU........................................................ 15 3.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 15 3.1.1 Nghiên định tính.......................................................................................... 16 3.1.2 Nghiên cứu định lượng................................................................................ 17 3.2 Thang đo......................................................................................................... 18 3.2.1 Cơ sở xây dựng thang đo............................................................................. 18 3.2.2 Xây dựng thang đo ...................................................................................... 19 3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 20 3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng ........................................................................... 20 3.4.1 Cỡ mẫu ........................................................................................................ 20 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu............................................................................... 21 3.4.3 Thiết kế phiếu khảo sát................................................................................ 21 3.4.4 Phương pháp thực hiện khảo sát ................................................................. 22 3.5 Các giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 23 3.6 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 27 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................................... 27 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................................... 29 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo hiệu quả mong đợi ..................................... 29
6. độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 1)............ 30 4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 2)............ 30 4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan.......................................... 31 4.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức rủi ro.......................................... 32 4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo kiểm soát hành vi....................................... 32 4.2.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 1).......................... 33 4.2.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 2).......................... 33 4.3 Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................... 34 4.4 Phân tích hồi quy đa biến............................................................................... 37 4.4.1 Phân tích sự khác biệt của loại hình doanh nghiệp về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử............................................................................................................ 38 4.4.2 Phân tích sự khác biệt lĩnh vực kinh doanh về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử................................................................................................................... 39 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO XU HƯỚNG CHẤP NHẬN SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ............................................................................ 41 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.................................................................................. 41 5.1.1 Định hướng sử dụng hóa đơn điện tử.......................................................... 41 5.1.2 Tóm lược kết quả nghiên cứu...................................................................... 42 5.2 Nhóm giải pháp nâng cao xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử....................... 44 5.2.1 Giải pháp đẩy mạnh cảm nhận về hiệu quả mong đợi từ doanh nghiệp ..... 44 5.2.2 Giải pháp tăng nhận thưc về tính dễ sử dụng của hóa đơn điện tử ............. 45 5.2.3 Giài pháp về thay đổi chuẩn chủ quan của khách hàng .............................. 46 5.2.4 Giải pháp giảm cảm nhận rủi ro của khách hàng khi sử dụng hóa đơn điện tử 46 5.2.5 Giải pháp kiểm soát hành vi của khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử...... 47 5.2.6 Giải pháp tăng chuẩn chủ quan sử dụng hóa đơn điện tử ........................... 48 5.2.7 Giải pháp tăng niềm tin sử dụng hóa đơn điện tử ....................................... 48 5.3 Một số giải pháp bổ trợ đối với cơ quan thuế ................................................ 49
7. 50 5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 51 5.5.1 Hạn chế của để tài ....................................................................................... 51 5.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài........................................................ 51 5.6 Kết luận .......................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 54 PHỤ LỤC...................................................................................................55
8. VIẾT TẮT CQT Cơ quan Thuế CCT Chi cục Thuế HĐĐT Hóa đơn điện tử NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước NNT Người nộp thuế TTTT Thanh toán trực tuyến TMĐT Thương mại điện tử
9. 2.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu.................................................... 25 Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa biến quan sát ...................................................... 19 Bảng 3.2: Tỷ lệ phát phiếu khảo sát..................................................................... 22 Bảng 4.1: Kiểm định độ tin cậy thang đo hiệu quả mong đợi.............................. 29 Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 1)..... 30 Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 2)..... 31 Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan................................... 31 Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức rủi ro.................................. 32 Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 1).................. 33 Bảng 4.7: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 2).................. 33 Bảng 4.8: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett's............................................. 35 Bảng 4.9: Hệ số tải nhân tố .................................................................................. 35 Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố......................................................................... 36 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..................................................... 38 Bảng 4.12: Kiểm định sâu Anova về loại hình doanh nghiệp.............................. 39 Bảng 4.13: Kiểm định sâu Anova về lĩnh vực kinh doanh .................................. 40 Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố....................................................... 43
10. 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)............................................ 13 Hình 2.2: Mô hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ....... 14 Hình 3.1: Khung nghiên cứu................................................................................ 18 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 26 Hình 4.1: Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp.......................................................... 27 Hình 4.2: Tỷ trọng lĩnh vực, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................. 28
11. VIỆT Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ thực hiện 3 mục tiêu gồm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ và kiến nghị một số giải pháp giúp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo xu hướng phát triển của công nghiệ thông tin và thương mại điện tử. Đề tài tổng hợp cơ sở lý luận về hóa đơn điện tử, lý thuyết về hành động hợp lý và lý thuyết chấp nhận ứng dụng công nghệ, lược khảo các nghiên cứu liên quan về xu hướng sử dụng hóa điện tử để đề xuất mô hình nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 116 doanh nghiệp tại quận Bình Thủy, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát. Dữ liệu khảo sát được sử dụng để kiểm định thang đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA). Dữ liệu tiếp tục được sử dụng phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Từ kết quả kiểm định thống kê, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Từ khóa: Ảnh hưởng, xu hướng, sử dụng, hóa đơn, điện tử, quận Bình Thủy.
12. affecting the trend of using electronic invoices in Binh Thuy district in Can Tho city, perform 3 objectives including measuring factors affecting the use of electronic invoices at enterprises in the district Binh Thuy, Can Tho city, determines the influence of factors on the trend of using electronic invoices at enterprises in Binh Thuy district in Can Tho city and proposing some solutions to help businesses use Use electronic invoices according to the development trend of information technology and e-commerce. The thesis synthesizes the theoretical basis of electronic invoices, the theory of rational action and the theory of technology application acceptance, the review of related studies on the trend of using electronic chemistry to propose tissue research picture. Research data was collected from 116 enterprises in Binh Thuy district, by direct interview method through survey questionnaire, method of measuring reliability of scale (Cronbach Alpha), analyzing factor of discovery ( EFA) and multivariate regression analysis to test the research model. The quantitative research results show that there are 6 factors affecting the trend of using electronic invoices in Binh Thuy district in Can Tho city. From the results of statistical verification, the study proposes a number of solutions to increase the trend of using electronic invoices in Binh Thuy district in Can Tho city. Keywords: Affect, tendency, use, the bill, electronic, Binh Thuy district.
13. chọn đề tài CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng với các nền kinh tế, các tổ chức kinh tế trên toàn thế giới, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi phương thức sản xuất, phương thức quản lý của Nhà nước với những đột phá chưa từng có về công nghệ liên quan đến internet, công nghệ đám mây ... tác động mạnh mẽ đến mội quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới. Mọi doanh nghiệp muốn thành công điều phải áp dụng công nghệ thôn tin, tự động hóa để tăng năng suất và giải chi phí. Hóa đơn điện tử là một trong những sản phẩm của công nghệ thông tin, sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ là một giải pháp của nhà nước mà còn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghệp. Hoạt động thương mại điện tử đang diễn ra ở hầu hết mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thì hóa đơn điện tử là giải pháp tốt giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu gia tăng các giao dịch hàng hóa và thanh toán điện tử. Với tầm nhìn đến năm 2020 của ngành Tài chính thông qua Nghị đinh 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ, 90% doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng hoàn toàn là hoá đơn điện tử thay thế cho hoá đơn giấy truyền thống. Lợi ích của hóa đơn điện tử là dễ thấy và đã được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây như: tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; giảm thiểu tình trạng giả mạo hóa đơn; thuận lợi cho công tác quản lý; gia tăng lợi ích với khách hàng, giao dịch thanh toán điện tử từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong khi đó, rào cản lớn nhất là tư duy cũ và tâm lý ngại thay đổi từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại, doanh nghiệp không thể giữ cách thức cũ, bởi việc thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy chỉ còn là vấn đề thời gian. Để có đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử, một trong những điều kiện tiên quyết mà các doanh nghiệp phải có được hệ thống máy móc và trang thiết bị, hạ tần internet đảm bảo cho việc vận hành và sử dụng hóa đơn này. Ngoài ra, còn phải có nhân lực với trình độ chuyên môn để có thể sử dụng, cập nhật các phiên bản mới để hệ thống hoạt động một cách thường xuyên và liên lục phù hợp với nhu cầu quản lý. Như vậy, việc chậm trễ trong việc xuất hàng hóa và ảnh hưởng tới công việc kinh doanh là điều rất dễ xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động tài
14. ngiệp. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, điều kiện để thực hiện các giao dịch điện tử khắt khe và phức tạp hơn nên việc triển khai chậm hơn. Hóa đơn điện tử được tạo ra bằng phần mềm tin học phải có chứng thư kĩ thuật số, hạ tầng ngành Viễn thông cũng như các điều kiện khác từ phía các doanh nghiệp, như phải kết nối dữ liệu cơ quan thuế và cơ quan liên quan thì mới có thể sử dụng. Trong khi đó cụm từ “Hóa đơn điện tử” được phổ biến rộng rải từ các kênh thông tin đại chúng, lợi ích và điều kiện để thực hiện thì đa phần các doanh ngiệp trong đó có ngân hàng thương mại nói chung đều tìm hiểu và nhận thức được. Riêng, đối với các doanh nghiệp đóng trụ sở tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận hóa đơn điện tử còn nhiều hạn chế, tính đến cuối năm 2018 chỉ có 1% các doanh ngiệp, tổ chức kinh tế đã sử dụng hóa đơn điện tử, trong số các đơn vị đã sử dụng hóa đơn điện tử có đến 90% là các đơn vị hoạt động trọng lĩnh vực công như trường học, trung tâm y tế... (Chi cục Thuế quận Bình Thủy, 2018). Theo lộ trình đến năm 2020 tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đoan điện tử, các doanh nghiệp phải có bước chuẩn bị tốt để chuyển từ hóa đơn truyền thống sang hóa đơn điện tử. Các bài báo, nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính chỉ dừng lại ở việc việc quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử, chưa có nghiên cứu nào về xu hướng hay các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp ở một địa phương cụ thể. Do đó, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, nhằm tìm hiểu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử và xây dựng các giải pháp phù hợp để giúp các doanh nghiệp chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn truyền thống sang sử dụng hóa đơn điện tử, phù hợp với xu hướng thương mại điện tử và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trọng công tác quản lý tài chính. 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch, sự an toàn trong giao dịch, đó là những lợi ích đa số các doanh nghiệp đều biết và cố gắn tiếp cận, đưa vào các giao dịch trong doanh nghiệp. Sử dụng hóa đơn điện tử là một phần ứng dụng công nghệ thông tin theo xu thế thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, điều này phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại của
15. điều kiện pháp lý, và các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ. Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện từ tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử và đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hóa đơn điện tử phù hợp hợp với điều kiện nội tại của doanh nghiệp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp cho Chi cục Thuế quận Bình Thủy gia tăng số lượng khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Xác định xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 3: Kiến nghị một số giải pháp giúp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo xu hướng phát triển của công nghiệ thông tin và thương mại điện tử. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ như thế nào? Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ? Câu hỏi 3: Giải pháp nào giúp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo xu hướng phát triển của công nghiệ thông tin và thương mại điện tử? 1.5 Đối tượng và phạm vi ghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp.
16. gian nghiên cứu: Quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Tháng 3 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019. Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu cho đề tài này là: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng hộp cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận cho nghiên cứu, lược khảo các nghiên cứu trước đây liên quan đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử, thảo luận nhóm chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử để xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các bước: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến 1.7 Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với Chi cục Thuế quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Đề tài này có những ý ngĩa cụ thể như sau: Thứ nhất: Đây là nghiên cứu đầu tiên về việc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Từ đó, Chi cục Thuế có những chính sách, giải pháp hợp lý nhằm duy trùy và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng hóa đơn điện tử nói riêng và thương mại điện tử nói chung. Thứ hai: Xác định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu sẽ là cơ sở để Chi cục Thuế xây dựng định hướng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng hóa đơn điện tử. Thứ ba: Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp.
17. LÝ LUẬN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG 2.1 Tổng quan về hóa đơn điện tử 2.1.1 Khái niệm hóa đơn điện tử Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ, qui định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hóa đơn điện tử là một hình thức thanh toán điện tử. Phương pháp lập hoá đơn điện tử được sử dụng bởi các đối tác kinh doanh, chẳng hạn như khách hàng và nhà cung cấp, để trình bày và kiểm tra các tài liệu giao dịch giữa nhau và đảm bảo các điều khoản của thỏa thuận thương mại của họ được đáp ứng. (Alex Groznik, 2015) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử (Thông tư số 32/2011/TT-BTC) Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Nghị định 119/2018/NĐ-CP). Hóa đơn điện tử chỉ đơn giản là quá trình thanh toán và nhận hóa đơn trực tuyến. Hóa đơn điện tử được tạo ra bằng kỹ thuật số bởi máy tính và ứng dụng phần mềm. Hóa đơn điện tử không chỉ là thế hệ dữ liệu, mà còn là hệ thống cho phép các hóa đơn này được thanh toán điện tử. Hóa đơn điện tử thường được tạo ra bởi một giải pháp phần mềm tài chính hoặc kế toán và sau đó được gửi đến người trả tiền qua email hoặc cổng thông tin dựa trên web. Cổng thanh toán điện tử và thanh toán điện tử này thường cho phép người trả tiền truy cập các bản sao hóa đơn điện tử của họ và quản lý hoặc cập nhật thông tin. (Rino Ardhian Nugroho, 2018). Việc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
18. hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua hàng hóa dịch vụ theo định, dữ liệu hóa đơn được lập dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, giao dịch điện tử, kế toán, thuế. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử được nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã xác thực của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau: Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền của người bán hàng, cung cấp dịch vụ kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế. (Thông tư 39/2014/TT-BTC)
19. thiết phải sử dụng hóa đơn điện tử 2.1.2.1 Hóa đơn điện tử là điều kiện cần cho thương mại điện tử toàn Thời đại công nghệ thông tin ngày phất triền, cùng đó doanh nghihệp ứng dụng thương mại điện tử là cơ hội mở rộng kinh doanh, hợp tác với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Giờ đây, doanh nghiệp có thể kết nối kinh doanh với doanh nghiệp bất kỳ trên thế giới thông qua internet. Các thủ tục hành chính cần thiết đang dần được điện tử hóa như với hóa đơn. Một giao dịch thương mại điện tử với một số loại phần mềm có thể tiến hành trong vài phút. Người mua chuyển khoản qua internet banking, người bán gửi hóa đơn điện tử gần như tự động, tức thì cho khách hàng. Trong hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp toàn cầu, hóa đơn điện tử được xem là yếu tố cần thiết để giao dịch và gia tăng được uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang dùng hóa đơn giấy, doanh nghiệp đối tác ở bên kia bán cầu dùng hóa đơn điện tử. Sự khác biệt này chính là một rào cản hợp tác của đôi bên. Chính vì vậy, có thể xem hóa đơn điện tử là một xu hướng tất yếu của thời đại mà doanh nghiệp cần nhanh chóng hòa nhập. 2.1.2.2 Quảng bá thương hiệu Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, thời gian qua, ngành Tài chính đã đầu tư nghiên cứu nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Nhìn từ thực tế cho thấy, kết quả đạt được, nhất là trong cải cách thuế đã và đang có sức lan tỏa rộng lớn, từ việc đầu tư xây dựng và vận hành tốt website, truyền thông về phương pháp khai, nộp thuế điện tử đến việc quán triệt về đạo đức, thái độ của công chức ngành trong thực hiện chuyên môn... Tất cả những nỗ lực ấy khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp không còn nặng nề. Quản lý thuế điện tử đã không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cơ quan thuế mà sâu xa còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Qua thời gian một số doanh nghiệp nhận thấy hóa đơn điện tử là loại hình hóa đơn có tính bảo mật rất cao và tính minh bạch lớn. Hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ, vừa đơn giản lại vừa được bảo mật tuyệt đối. Đặc biệt, phần mềm hóa đơn điện tử cho phép doanh nghiệp có thể tạo mẫu hóa đơn và phát hành hóa đơn tại chỗ ngay trong ngày mà không cần
20. quan thuế. Trong khi đó, nhà quản lý doanh nghiệp vẫn dễ theo dõi chứng từ thanh toán, nhận giấy báo và truy nhập nhận hóa đơn nhanh chóng; khai báo và quyết toán thuế thuận tiện, truy lục hóa đơn, tránh thất thoát, cháy hỏng hóa đơn và bảo vệ môi trường… Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tự thiết kế mẫu hoá đơn, chủ động đưa hình ảnh thương hiệu của đơn vị mình lên hóa đơn để quảng bá về thương hiệu của mình. 2.1.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa để tăng năng suất và giảm chi phí. Theo xu hướng công nghệ hóa, doanh nghiệp đã và đang cải tiến theo hướng tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành doanh nghiệp, quản trị tài chính và quản trị sản xuất. Đặc biệt doanh nghiệp đang chuyển sáng sử dung hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Cùng với sự phát triển nhanh chống của công nghệ, việc áp dụng hóa đơn điện tử là tất yếu và phù hợp với các công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên thế giới như Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking..., giúp triển khai dễ dàng và thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Lúc đầu khi doanh nghiệp mới triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ gặp phải những rắc rối, khó khăn nhất định. Tuy nhiên, khi đã sử dụng quen thì không chỉ hóa đơn điện tử kết hợp với các phần mềm quản lý, sẽ thấy được rất nhiều tiện ích, tiết kiệm được thời gian, chi phí và doanh nghiệp vương tầm đến một mô hình hoạt động hiện đại, năng động. 2.1.2.4 Tính minh bạch của doanh nghiệp Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn quá trình phát hành, lưu trữ và sử dụng hóa đơn. Bên cạnh đó, với phần mềm hóa đơn điện tử có xác thực của CQT, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản như tạo, lập hóa đơn ngay trên máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh sau đó gửi trực tiếp cho khách hàng qua mạng internet. Với các mã số xác thực có trên mỗi hóa đơn, CQT cũng dễ dàng tra cứu được tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp để thanh kiểm tra chặt chẽ hơn. Thêm vào đó, trong thời gian qua, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy đã gây ra nhiều rắc rối, sai sót, rườm rà. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử,
21. có thể tránh được nhiều sai sót, nhất là việc làm giả hóa đơn, giúp tăng tính minh bạch của doanh nghiệp, tránh tình trạng mua bán hóa đơn trôi nổi trên thị trường. Hơn thế nữa, đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Do đó, việc tiết kiệm chi phí luôn là bài toán khó được đặt ra cho mõi doanh nghiệp. Rõ ràng, hóa đơn điện tử giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và in ấn, phát hành, giải phóng tài nguyên của doanh nghiệp. 2.1.3 Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử 2.1.3.1 Tiết kiệm chi phí in hóa đơn Việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực, doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều nhân lực và thời gian để phục vụ cho công việc in ấn, phát hành hóa đơn. Chính bởi số tiền đầu tư cho việc sử dụng HĐĐT không nhiều, do vậy các doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được khoảng chi phí phải bỏ ra so với trước đây. Trước đây, để xuất hóa đơn cho khách hàng, nhất là khách hàng ở xa, các doanh nghiệp thường phải sử dụng tới đội ngũ hỗ trợ, chi phí chuyển phát nhanh để vận chuyển đến người mua. Thêm vào đó, chi phí cho chuyển giao hóa đơn, chi phí phát hành do sử dụng hình thức vận chuyển thông qua bên thứ 3 cũng như chi phí thuê thêm đội ngũ nhân sự quản lý lưu trữ cũng sẽ tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn của các doanh nghiệp. Để giảm thiểu chi phí phát sinh này thì việc sử dụng HĐĐT là điều cấp bách và cần thiết. Với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp cho khách hàng thông qua email, tin nhắn điện tử hay in trực tiếp cho khách hàng. Việc gửi hóa đơn trực tiếp thông qua hệ thống điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, đồng thời người nhận cũng sẽ nhanh chóng nhận được hóa đơn mà không cần mất thời gian chờ đợi. Ngoài ra, đối với hóa đơn điện tử, việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn cũng sẽ được thực hiện trên hệ thống điện tử, do vậy các doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được chi phí nhân lực phục vụ công tác văn thư lưu trữ.
22. độ chính xác và an toàn cao, tránh tình trạng làm giả hóa Hóa đơn điện tử xác thực là loại hóa đơn có kèm mã số xác thực của Tổng cục Thuế, do vậy, hóa đơn điện tử có mã xác thực của Tổng cục Thuế là hóa đơn không thể làm giả. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp bảo vệ mình một cách tốt nhất mà còn giúp khách hàng yên tâm, tin tưởng vào các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 2.1.3.3 Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính Hóa đơn điện tử có mã xác thực, doanh nghiệp có thể dễ dàng khởi tạo mẫu hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn ngay trong ngày mà không cần quá nhiều thủ tục hành chính và thời gian chờ đợi như trước đây. Nhờ quá trình khởi tạo hóa đơn nhanh chóng, do vậy doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như nhân lực thực hiện. Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử có mã xác thực cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ dàng thống kê hồ sơ, đơn giản hóa hệ thống quản lý, kiểm tra, thanh tra đánh giá trong quá trình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. 2.1.3.4 Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng Khi sử dụng hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp có thể xuất – gửi hóa đơn cho khách hàng thông qua các cách thức như: Gửi hóa đơn cho khách hàng qua hệ thống email tích hợp trên phần mềm Gửi thông tin hóa đơn qua hình thức tin nhắn SMS để khách hàng tra cứu. Export ra file zip để gửi cho khách hàng qua hình thức gửi email thông thường hoặc copy vào USB. In hóa đơn ra giấy và gửi chuyển phát nhanh như phương thức truyền thống. 2.1.4 Cơ sở pháp lý về hóa đơn điện tử Việc sử dụng Hóa đơn điện tử được quy định bởi hệ thống văn bản Luật, Nghị định, Thông tư dưới đây: Luật giao dịch điện tử (số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005)
23. 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ. Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 2.2 Lược khảo các nghiên cứu về hóa đơn điện điện tử Trong bối cảnh, Chính phủ Slovenia bắt buộc các doanh nghiệp phải sử hóa đơn điện tử vào tháng 01 năm 2015, Alex Groznik (2015) thực hiện nghiên cứu tác động của việc sử dụng hóa đơn điện tử đến quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp, nghiên cứu cho rằng các doanh ngiệp khi phát hành hóa đơn điện tử phải phải tổ chức tốt công tác phục vụ cho phương thức gửi và nhận hóa đơn điện tử đến khách hàng, hóa đơn điện tử mang đến cơ hội tốt cho doanh nghiệp
24. lược kinh doanh, phần lớn doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là do chính sách của Chính phủ chứ chưa quan tâm đến tự động hóa hay ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch thanh toán cũng như các giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp. Stanislav Kreuzer (2013) nghiên cứu việc xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các quốc gia ở châu Âu, nghiên cứu xây dựng mô hình gồm nhân tố: Công nghệ, thương mại, trình độ của người sử dụng, pháp lý, sự tương thích, rủi ro, chính sách, cấu trúc hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 8 yếu tố đều tác động đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các quốc gia châu Âu. Một nghiên cứu điển hình về sử dụng hóa đơn điện tử ở Việt Nam, Lê Hà Giang (2017) nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử ở công ty điện lực Đà Nẵng. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng hóa đơn điện tử phụ thuộc vào yếu tố nộp tại của doanh nghiệp như tính tương thích, phù hợp với trình độ kỹ thuật của nhân viên, sự kiểm soát và sự tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như vấn đề về pháp luật, chính sách hỗ trợ và hiệu quả mong đợi của hệ thống thông tin. Maulana Yusup (2015) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử ở Indonesia bằng phương pháp thông kê dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính, nghiên cứu kiểm định thống kê các nhân tố như chuẩn chủ quan của doanh nghiệp, sự tương tích của hệ thống hóa đơn điện tử, rủi ro trong giao dịch, dễ sử dụng, tính hữu ích trong nhận thức của doanh nghiệp, yếu tố pháp lý và hiệu quả mong đợi. Nghiên cứu chứng minh rằng chuẩn chủ quan, tính dể sử dụng và sự tương thích ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử. Jiunn-Woei Lian (2015) nghiên cứu ý định sử dụng hóa đơn điện tử tại Đài Loan. Kết quả ngiên cứu cho rằng: Kỳ vọng về hiệu suất sẽ ảnh hưởng tích cực đến người dùng Ý định sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử; Nỗ lực mong đợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định của người dùng sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử; Ảnh hưởng xã hội sẽ ảnh hưởng tích cực đến người dùng Ý định sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử; Điều kiện thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến người dùng Ý định của người dùng để sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử; Niềm tin vào chính phủ điện tử sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro nhận thức liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ hóa đơn điện tử; Những lo ngại về an ninh liên quan đến chính
25. sẽ tiêu cực ảnh hưởng đến niềm tin vào chính phủ điện tử liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử; Niềm tin vào chính phủ điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định của người dùng để sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử; Rủi ro cảm nhận sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng Ý định sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử. Lư Ngọc Long (2016) Nghiên cứu về thuế trực tuyến và chính phủ điện tử ơ Việt Nam, đề xuất mô hình nghiên cứu mới, kết hợp giữa mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) với mô hình thành công hệ thống thông tin (thành công IS) thành mô hình giải thích về thuế điện tử. Mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ thuế điện tử ảnh hưởng bởi các nhân tố hiệu suất mong đợi, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ý định nộp đơn điện tử của người nộp thuế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cả sáu yếu tố của mô hình. Do đó, mô hình khái niệm đã phục vụ như là một khuôn khổ hữu ích cho các học giả và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ để đánh giá và cải thiện hệ thống nộp đơn điện tử (dịch vụ chính phủ điện tử) tại Việt Nam. 2.3 Nền tảng lý thuyết ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng 2.3.1 Mô hình lý thuyết hành vi mua hàng dự định (Theory of planned behavior: model-TPB) Do những hạn chế của mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Ajzen (1991) đề xuất mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) trên cơ sở phát triển lý thuyết hành động hợp lý với giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các quyết định để thực hiện hành vi đó. Các quyết định được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó. Hành vi dự định khẳng định rằng quyết định hành vi là một chức năng của thái độ và ảnh hưởng xã hội. Hành vi hoạch định thêm nhận thức kiểm soát hành vi xác định quyết định hành vi. Quyết định lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất: Nhân tố thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Ajzen lập luận rằng một cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân, cụ thể là thái độ để thực hiện một hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố số tâm lý và các tình huống đang gặp phải.
26. xã hội Quyết định hành vi Hành vi thực sự Kiểm soát hành vi Thứ hai: Nhân tố ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hành vi”. Ảnh hưởng xã hội đề cập đến những ảnh hưởng và tác động của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi. Cuối cùng, kiểm soát hành vi được định nghĩa như là đánh giá của chính mình về mức độ khó khăn hay dễ dàng ra sao để thực hiện hành vi đó và cho rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến quyết định thực hiện hành vi, và nếu như người tiêu dùng chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) Nguồn: Ajzen, 1991 2.3.2 Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được xây dựng bởi Venkatesh & ctg. (2003) để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với CNTT. Mô hình UTAUT được phát triển dựa trên các mô hình lý thuyết như thuyết hành động hợp lý của Fishbein & Ajzen (1975; 1980), thuyết hành vi dự định của Ajen (1985; 1991), TAM của Davis & ctg. (1989; 1993), UTAUT được xây dựng với 4 yếu tố cốt lõi của ý định và hành vi sử dụng CNTT như kỳ vọng hiệu năng, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều kiện vật chất. Sau đó, Venkatesh & ctg. (2003) đã xây dựng một phương pháp tiếp cận bổ sung cho mô hình ban đầu, mô hình UTAUT2, UTAUT2 được tích hợp thêm các yếu tố động lực thụ hưởng, giá trị giá cả, và thói quen vào mô hình
27. chất Ảnh hưởng xã hội Ý định hành vi Kỳ vọng về sự nổ lực Kỳ vọng về hiệu năng Hành vi UTAUT gốc. Ngoài ra, còn có các biến nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm, và loại bỏ yếu tố tự nguyện sử dụng trong mô hình UTAUT ban đầu. Hình 2.2: Mô hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Nguồn: Venkatesh & ctg. (2003) Hiệu quả mong đợi là mức độ mà người sử dụng tin rằng hóa đơn điện tử sẽ giúp hiệu quả cao trong thanh toán kinh doanh. Sự tương thích là quá trình thay đổi của công nghệ mới, được phổ biến rộng rải trong đời sống và trong công việc liên quan quan đến hóa đơn điện tử. Nhận thức dễ sử dụng là việc doanh nghiệp nghĩ rằng sử dụng hóa đơn điện tử không cần nổ lực nhiều cũng sử dụng được. Kiểm soát hành vi là cảm nhận của doanh nghiệp về hóa đơn điện tử và những khó khăn khi thực hiện giao dịch với các rào cản như điều kiện vật chất và khả năng vận hành hệ thống. Chuẩn chủ quan là cảm nhận những tác động của xã hội hoặc những người có ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, dựa vào những lời khuyên lời đánh giá nên hay không nên sử dụng hóa đơn điện tử. Rủi ro trong giao dịch là những rủi ro doanh nghiệp cảm nhận được khi sử dựng hóa đơn điện tử.
28. NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm mô tả đánh xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Đối với phương pháp định tính, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia bên trong và bên ngoài để mô tả đặc điểm của việc sử dụng hóa đơn điện tử. Đối với nghiên cứu định lượng, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để đánh giá các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử. Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng về quản lý thuế và các hình thức giao dịch của các doanh nghiệp với cơ quan thuế, vấn đề được đa số các doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế, các doanh nghiệp cung cấp hóa đơn điện tử và ngân hàng quan tâm hiện nay là chuyển từ sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử theo lộ trình của Chính phủ. Doanh nghiệp con e ngại chuyển đổi, cơ quan quản lý nhà nước đang tìm biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, các đơn vị trung gian như nhà cung cấp và ngân hàng đang tìm giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sử dụng hóa đơn. Đề tài nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử, mục tiêu nghiên cứu là khảo sát thực trạng sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp và tìm các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử từ đó đề xuất giải pháp nâng xu hướng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp. Bước 2: Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và các công trình điển hình về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, xây dựng mô hình nghiên cứu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử. Bước 3: Lựa chọn lý thuyết phù hơp. Xem xét các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đến hóa đơn điện tử, bước này xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn. Bước 4: Thiết kế nghiên cứu. Sau khi xác định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện thiết kế nghiên cứu để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Cụ thể là thiết lập bảng câu hỏi cho mô hình nghiên cứu, xác định cỡ mẫu cần thiết để thu thập dữ liệu, xác định loại thang đo cho các câu hỏi điều tra (biến quan sát) phù hợp với các kỹ thuật phân tích thống kê sẽ sử dụng,
29. thức thu thập dữ liệu. Kết thúc bước này sẽ xây dựng được bảng hỏi điều tra phục vụ cho việc lấy dữ liệu nghiên cứu định lượng. Bước 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu: Đây là việc tác giả thu thập thông tin sơ cấp với việc phát phiếu điều tra tới các đối tượng điều tra để thu về các dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện phân tích, trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Bước 6: Phân tích dữ liệu: Từ dữ liệu thu thập được sẽ được tiến hành làm sạch và phân tích bằng các kỹ thuật phân tích thống kê như: Thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy của thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Bước 7: Thảo luận kết quả nghiên cứu: Nêu phát hiện mới của nghiên cứu, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Bước 8: Đề xuất một số giải pháp nâng cao xu hướng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. 3.1.1 Nghiên cứu định tính Để thực hiện việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp một cách khách quan, nghiên cứu thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết hành động hợp lý và mô hình chấp nhận công nghệ. Trên cơ sở thang đo được xây dựng từ kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả tiếp tục tham khảo và hoàn thiện các giả thuyết nghiên cứu, thang đo trong mô hình nghiên cứu của mình về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử (Đào Duy Huân, 2014). Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật hỏi ý kiến chuyên gia. Tiến hành bằng hỏi và tham khảo ý kiến một số chuyên gia tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy và Cục Thuế thành phố Cần Thơ. Mục đích của việc hỏi ý kiến chuyên gia nhằm điều chỉnh mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn thảo luận nhóm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tác giả đã nhận được sự tư vấn của 07 cán bộ tại Cục Thuế và Chi cục thuế gồm: Phó trưởng phòng phụ trách ấn chỉ thuộc Cục Thuế, Chi cục Trưởng, Phó
30. Đội trưởng đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Đội trưởng đội Hành chính – ấn chỉ và 2 cán bộ trực tiếp phụ trách ấn chỉ bằng dàn bài thảo luận về mô hình và thang đo theo dàn bày thảo luận được chuẩn bị trước (Xem phụ lục 1). Tiếp theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10 NNT với mục đích đánh giá nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp để hoàn chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng ở phần tiếp theo (Xem phụ lục 3). Bước 1: Xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát dựa trên quy định của ngành thuế, lý thuyết về sử dụng hóa đơn điện tử. Buớc 2: Lấy ý kiến của các chuyên gia và trực tiếp khảo sát thử nhằm kiểm tra các câu hỏi và điều chỉnh sự phù hợp của từng yếu tố khảo sát. Bước 3: Điều chỉnh Bảng câu hỏi khảo sát đảm bảo thỏa mãn tất cả các yếu tố đã được các chuyên gia góp ý trước khi tiến hành khảo sát chính thức. 3.1.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử theo đánh giá của NNT thông qua bảng câu hỏi được xây dựng sẵn. Các kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS với các phương pháp phân tích như: Thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập… nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
31. sát chính thức Khảo sát sơ bộ Cơ sở lý thuyết Phân tích Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá - EFA Phân tích hồi quy đa biến 3.2 Thang đo Hình 3.1: Khung nghiên cứu Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2.1 Cơ sở xây dựng thang đo Trên cơ sở lý thuyết về sử dụng hóa đơn điện tử, tổng hợp các nghiên cứu điển hình về hóa đơn điện tử, qua tham khảo ý kiến của Lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế và các Đội trưởng, kết quả thảo luận về mô hình nghiên cứu và thang đo, đa số những người tham gia đề nghị không đưa thành phần pháp lý vào mô hình nghiên cứu vì điều kiện pháp lý là vấn đề bắt buộc, các văn bản luật do thể chế, cơ chế quản lý về kinh bảo vệ quyền lợi mọi người. Hiện nay, các văn bản pháp luật về hóa đơn điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung đã hoàn thiện nên yếu tố pháp luật không ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử, phù hợp với nghiên cứu của Lư Ngọc Long (2016) và Jiunn-Woei Lian (2015). Đồng thời, thêm yếu tố niềm tin vào mô hình nghiên cứu, đây là nhân tố trong nghiên cứu của Jiunn-Woei Lian (2015) và Lê Hà Giang (2015). Kết quả nghiên cứu định tính, có được các nhân tố và tiêu chí đo lường phù hợp giữa Giải pháp Thang đo sơ bộ Thảo luận chuyên gia Giải thuyết nghiên cứu
32. thuyết và tình hình thực tế tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử gồm: Hiệu quả mong đợi, dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức rủi ro, nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức niềm tin (Xem phụ lục 2). Để đo lường các khái niệm (giả thuyết nghiên cứu), tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5. Trong đó, 1 tương ứng với chọn lựa rất không đồng ý, 2 tương ứng với lựa chọn không đồng ý, 3 tương ứng với lựa chọn bình thường, 4 tương ứng với lựa chọn đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa rất đồng ý. 3.2.2 Xây dựng thang đo Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa biến quan sát Stt Quan sát Mã hóa Nguồn Nhân tố hiệu quả mong đợi HQ 1 Hóa đơn điện tử hữu ích và thuận tiện HQ1 Alex Groznik (2015); Lê Hà Giang (2018); Maulana Yusup (2015) 2 Hóa đơn điện tử tiết kiệm được thời gian HQ2 3 Hóa đơn điện tử dể quản lý HQ3 4 Hóa đơn điện tử tiết kiệm chi phí HQ4 Nhân tố dễ sữ dụng DSD 5 Thao tác thực hiện đơn giản DSD1 Alex Groznik (2015); Jiunn- Woei Lian (2015) 6 Hoàn toàn kiểm soát được quá trình sử dụng DSD2 7 Đủ khả năng tạo, lập hóa đơn đối với người không chuyên tin học DSD3 8 Thông tin trên phần mềm trực quan DSD4 Chuẩn chủ quan CCQ 9 Sử dụng hóa đơn điện tử chịu sự ảnh hưởng của truyền thông CCQ1 Alex Groznik (2015); Lê Hà Giang (2018) 10 Tham khảo đồng nghiệp là điều tốt CCQ2 11 Lời khuyên của nhà cung cấp CCQ3 12 Cơ quan thuế khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử CCQ4 Nhận thức rủi ro RR 13 Tính bảo mật doanh nghiệp RR1 Alex Groznik (2015); Jiunn- Woei Lian (2015); Maulana Yusup (2015); Stanislav Kreuzer (2013) 14 Sai lệch thông tin trên hóa đơn RR2 15 Đối tác không chấp nhận hóa đơn điện tử RR3 16 Giang lận trong giao, nhận hàng hóa RR4 Nhận thức kiểm soát hành vi KSHV 17 Có tài nguyên sử dụng hóa đơn điện tử KSHV1 Jiunn-Woei Lian
33. lực sử dụng hóa đơn điện tử KSHV2 (2015); Maulana Yusup (2015); Stanislav Kreuzer (2013) 19 Tự tinh sử dụng được hóa đơn điện KSHV3 Nhận thức niềm tin NT 20 Sử dụng hóa đơn điện tử rất an toàn NT1 Lư Ngọc Long (2016) và Jiunn- Woei Lian (2015) 21 Hóa đơn điện tử được pháp luật bảo vệ NT2 22 Hóa đơn điện tử đáng tin cậy NT3 23 Hóa đơn điện tử rất hữu ích NT4 Xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử XHSD 24 Đồng ý sử dụng hóa đơn điện tử XHSD1 Jiunn-Woei Lian (2015); Maulana Yusup (2015); Stanislav Kreuzer (2013) 25 Hóa đơn điện tử phù hợp với thời đại XHSD2 26 Sử dụng hóa đơn điện tử là một lựa chọn đúng đắn XHSD3 Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Từ các báo cáo tổng kết Chi cục Thuế quận Bình Thủy, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. Dữ liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp, qua thư hoặc email bằng bảng câu hỏi khảo sát thiết kế sẵn. 3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng 3.4.1 Cỡ mẫu Hair và cộng sự (1998), khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA thì kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5/1, tức số quan sát (mẫu nghiên cứu) phải gấp năm lần biến đo lường. Nguyễn Đình Thọ (2011) và nhóm MBA của trường đại học bách khoa cho rằng: Quá trình phân tích sử dụng phần mềm SPSS áp dụng cho luận văn áp dụng rất nhiều công thức. Trong đó có công thức xác định cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu đạt được độ tin cậy. Có hai công thức bắt buộc phải thực hiện. Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến: Công thức 1: n=5x (x : số lượng câu hỏi trong bài)
34. n = 50 + 8m (m: số lượng nhân tố độc lập) Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*x (x là số lượng câu hỏi trong bài). Mô hình nghiên cứu có 23 quan sát, 6 nhân tố, tổng số doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ là 1.200 doanh nghiệp, như vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 115 phiếu khảo sát. 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo. Do điều kiện thời gian có hạn, trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện kết hợp với phương pháp phân tầng theo phường, mẫu được chọn ở mỗi phường theo tỷ trọng số lượng doanh nghiệp có trụ sở trên phường đó, số lượng doanh nghiệp ở mỗi phường được thu thập từ Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Lý do, dễ tiếp cận đối tượng khảo sát, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra, phương pháp này ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đối tượng chọn mẫu khảo sát là thành viên ban giám đốc của doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng doanh nghiệp làm đại diện cho doanh nghiệp điền vào phiếu khảo sát, vì đây là những người hiểu biết rất rõ về việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp được chọn chỉ thực hiện 1 phiếu khảo sát. 3.4.3 Thiết kế phiếu khảo sát Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu tổng quát về thực hiện nghiên cứu, mục đích khảo sát và nội dung khảo sát. Phần 2: Ghi nhận các thông tin liên quan đến đối tượng khảo sát về vốn kinh doanh, loại hình doanh ngiệp, một số thông tin liên hệ với cơ quan thuế .... Phần câu hỏi này phục vụ cho việc mô tả các nhóm đối tượng nghiên cứu. Phần 3: Ghi nhận mức độ đồng ý về các phát biểu đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Đây cũng là phần chính của bảng câu hỏi giúp khảo
35. sử dụng hóa đơn điện tử của NNT tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Phần này gồm 23 biến có liên quan được đưa vào khảo sát sau khi nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo. Để đo lường các biến này, tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ “1 – rất không đồng ý” đến “5 – rất đồng ý”. 3.4.4 Phương pháp thực hiện khảo sát Tác giả tiến hành phỏng vấn chính thức thành viên ban giám đốc doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng doanh nghiệp. Phỏng vấn được tiến hành từ tháng 01/2019 đến tháng 02/2019. Được sự cho phép của Lãnh đạo Chi cục Thuế quận Bình Thủy, Phiếu khảo sát được phân theo từng phường cùng với danh sách ghi nhận doanh nghiệp tham gia hội nghị triển khai chính sách thuế và đối thoại doanh nghiệp, Phiếu khảo sát giao cho bộ phận hướng dẫn hội nghị để phát trực tiếp đến đại diện của doanh nghiệp. Số lượng phiếu phát ra dự định 125 phiếu được phân theo tỷ trọng doanh nghiệp của mỗi phường. Bảng 3.2: Tỷ lệ phát phiếu khảo sát Stt Phường Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Số phiếu phát ra 1 An Thới 235 19% 24 2 Bùi Hữu Nghĩa 147 12% 15 3 Bình Thủy 179 15% 19 4 Long Hòa 124 10% 13 5 Long Tuyền 116 10% 13 6 Trà An 123 10% 13 7 Trà Nóc 215 18% 23 8 Thới An Đông 67 6% 8 Tổng 1206 100% 125 Nguồn : Tác giả tổng hợp Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu. Những phiếu khảo sát chưa được trả lời đầy đủ hoặc trùng lặp sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Tổng cộng có 125 phiếu khảo sát được phát ra, thu về 119 phiếu. Trong đó có 6 phiếu không hợp lệ, còn lại 116 phiếu hợp lệ, tác giả tiến hành đưa vào làm dữ liệu phân tích.
36. thuyết nghiên cứu Nhận thức hiệu quả mong đợi là nhân tố trong mô hình TAM truyền thống và được nghiên cứu rộng rãi trong việc áp dụng các công nghệ mới. Nhận thức hiệu quả mong đợi được định nghĩa là cấp độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ (Davis và ctg, 1989). Các nghiên cứu của Kevin Poel (2016), Maulana Yusup (2015) đều tìm thấy nhận thức hiệu quả mong đợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Phần lớn dịch vụ được cung cấp thông qua TMDĐ như thanh toán qua ngân hàng trực tuyến, mobie banking và các dịch vụ chuyển tiền khác cũng có thể được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (Yuh-Jzer Joung, 2014). Vì vậy, người tiêu dùng chỉ đánh giá cao TMDĐ khi họ nhận thức rằng hóa đơn điện tử hiệu quả hơn và có thể thay thế hóa đơn giấy (Kevin Poel, 2016). Nghiên cứu của Zhang Bin (2017) cũng chỉ ra rằng lý do cuối cùng để người tiêu dùng sử dụng hóa đơn điện tử là khi họ nhận thấy các hình thức sử dụng hóa đơn điện tử hiệu quả hơn cho các đơn hàng và thanh toán qua ngân hàng của họ. Vì vậy, bài nghiên cứu kiểm tra giả thuyết sau: H1: Nhận thức hiệu quả sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng. Nhận thức tính dễ sử dụng cũng là nhân tố quan trọng trong mô hình TAM. Nhận thức tính dễ sử dụng là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis và ctg, 1989). Nhận thức tính dễ sử dụng được nghiên cứu có ảnh hưởng đến nhiều hệ thống công nghệ khác nhau (Marek Dubovec, 2006), dịch vụ dữ liệu di động (Chiemeke, 2011), hóa đơn điện tử (Mohamad Noor, 2016). Hoạt động đặc thù của các dịch vụ TMDĐ là việc người tiêu dùng không tương tác trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. Một số hạn chế của thiết như giao diện xa lạ và nhập liệu khó khăn, có thể dẫn đến người sử dụng không hài lòng và không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là những người sử dụng thiếu kinh nghiệm (Stanislav Kreuzer, 2013). Vì vậy việc dễ học và dễ sử dụng là yếu tố rất quan trọng đối với sử dụng hóa đơn điện tử, bất kể người sử dụng thành thạo công nghệ hay không (Rino Ardhian Nugroho, 2009). Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết: H2: Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử.
37. (Subjective Norm): Chuẩn chủ quan hay ảnh hưởng từ xã hội là nhận thức của con người về áp lực xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi (Ajzen và Fishbein, 1975). Các áp lực xã hội này xuất phát từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông. Kalinic và Marinkovic (2015) cho rằng các hoạt động thông qua ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng, giao dịch hàng hóa chưa được nhiều người tiêu dùng chú ý và sử dụng. Các ảnh hưởng từ xã hội sẽ có tầm quan trọng rất lớn giúp người sử dụng cảm thấy hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích và từ đó thúc đẩy ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nghiên cứu của Zhang Bin (2017) tìm ra rằng chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử của người tiêu dùng Trung Quốc. Zhang Bin (2017) và Mohamad Noor (2016) đã chứng minh chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử của người doanh nghiệp ở cả Trung Quốc và Malaysia. Điều này cho thấy các nền văn hóa khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến ý định sử dụng sử dụng hóa đơn điện tử của cá doanh nghiệp. Vì vậy, yếu tố chuẩn chủ quan cần được xem xét đến khi nghiên cứu về ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Giả thuyết được đặt ra là: H3: Chuẩn chủ quan càng cao sẽ càng gia tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Vai trò của khả năng nhận thức rủi ro đã được nghiên cứu rộng rãi trong hoạt động kinh doanh để tìm hiểu ý định sử dụng sử dụng dịch vụ cũng như quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ điện tử của khách hàng (Lê Hà Giang, 2018; Jiunn-Woei Lian, 2016). Junadi (2015), rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn của dịch vụ, không thể dự đoán và kiểm soát quá trình sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Angelica Cuylen (2015) xác định rủi ro như là một đặc điểm quan trọng của người tiêu dùng trong việc áp dụng các đổi mới, ở đây là việc sử dụng một dịch vụ mới mẻ như hóa đơn điện tử. H4: Nhận thức rủi ro càng cao làm tăng ý định sử dụng, chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử. Trong thuyết hành vi dự định (TPB), nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh mức độ về việc tin rằng sự sẵn có của các nguồn lực và cơ hội thực hiện hóa đơn điện tử. Taylor và Todd (1995) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi có hai thành phần: (1) các điều kiện thuận lợi (facilitating conditions) và (2) quan điểm bên trong của cá nhân - hiệu quả cá nhân (self-efficacy). Điều kiện thuận lợi liên
38. tin rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật hiện có của Công ty sẽ hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (Venkatesh, 2003) và cụ thể trong trường hợp này là hóa đơn điện tử. Đặc điểm Công ty cho biết sự tự tin khả năng thực hiện hành vi sử dụng hóa đơn điện tử của tổ chức mình; nếu Công ty cảm thấy tự tin khi thực hiện hành vi thì sẽ thấy có tích cực trong việc kiểm soát hành vi của mình (Lư Ngọc Long, 2017) H5: Nhận thức kiểm soát hành vi tăng thì xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử càng cao. Nhận thức về niềm tin trong giao dịch điện tử phản ánh niềm tin của doanh nghiệp đối với hệ thống hóa đơn điện tử. Niềm tin trong giao dịch hóa đơn điện tử gồm các thành phần như Niềm tin của doanh nghiệp với mức độ an toàn của hóa đơn điện tử; Niềm tin của doanh nghiệp với mức độ bảo mật của hóa đơn điện tử. Niềm tin của doanh nghiệp với tính pháp lý của hóa đơn điện tử (Kevin Poel, 2016) Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, gắn với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đáp ứng sự mong đợi của các nhóm lợi ích và mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, nghiên cứu xu hướng chọn hóa đơn điện tử phải dựa trên việc thực thi pháp luật đúng quy định, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do vậy, ngoài việc kế thừa các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiêu dùng cá nhân được nêu trong mô hình kết hợp TAM và TPB, tác giả đề xuất bổ sung vào mô hình yếu tố niềm tin để đo lường cảm nhận của đối tượng thụ hưởng về việc hóa đơn điện tử có đảm bảo tính pháp lý, có đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin là những mục tiêu gắn với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đáp ứng sự mong đợi của người thụ hưởng dịch vụ (Lê Hà Giang, 2018). H6: Nhận thức niềm tin cao thì xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử càng cao. Bảng 3.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Nội dung Dấu kỳ vọng H1 Nhận thức hiệu quả sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng + H2 Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử + H3 Chuẩn chủ quan càng cao sẽ càng gia tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử +
39. đơn điện tử Nhận thức niềm tin Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức rủi ro Chuẩn chủ quan Dễ sử dụng Hiệu quả mong đợi H4 Nhận thức không rủi ro càng cao (sự an toàn) làm giảm ý định sự dụng, chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử + H5 Nhận thức kiểm soát hành vi tăng thì xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử càng cao + H6 Nhận thức niềm tin cao thì xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử càng cao + Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.6 Mô hình nghiên cứu Từ nghiên cứu lý thuyết liên quan đến sử dụng hóa đơn điện tử và kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả dựa trên nghiên cứu của Maulana Yusup (2015); Jiunn-Woei Lian (2015); Lư Ngọc Long (2016), qua trao đổi với các lãnh đạo, kết hợp nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật và thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính thuế tại chi cục thuế quận Bình Thủy, nghiên cứu xác định 6 yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy gồm: Hiệu quả mong đợi, dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức rủi ro, nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức niềm tin. Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tổng hợp
40. tác xã 5% Công ty trách nhiệm hữu hạn 49% Doanh ngiệp tư nhân 33% CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm có 116 phiếu khảo sát các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 49% (57 doanh nghiệp), trong số 116 doanh nghiệp được khảo sát có 38 doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng 33%, có 15 công ty cổ phần chiếm tỷ trọng 13%, con lại 6 hợp tác xã chiếm tỷ trọng 5%. Hình 4.1: Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo xác năm 2019 Số lượng công ty TNHH và DNTN vượt trội so với loại hình công ty cổ phần, đều này chứng tỏ quy mô doanh nghiệp tại quận Bình Thủy sẽ không lớn và trình độ quản trị doanh nghiệp chưa cao. DNTN và công ty TNHH thường có số lượng thành viên quản trị nhỏ và phù hợp với phương pháp quản trị theo sự thuận tiện. Đặc điểm chung của loại hình công ty TNHH và DNTN là quyền quyết định mọi vấn đề tập trung ở chủ doanh nghiệp, cơ chế quản lý chủ yếu dựa trên sự thuận tiện, phụ thuộc lớn vào năng lực và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp. Trong một chừng mực nào đó, khi doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, hoạt động ít phức tạp, tính chất gọn nhẹ và thuận tiện của cơ cấu tổ chức thể hiện được ưu điểm, tuy nhiên nếu duy trì lâu sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự trưởng thành của doanh nghiệp, điều này lý giải một phần về sự tăng trưởng số lượng nhưng ít tăng về chất lượng của phần đông DNVVN hiện nay Lĩnh vực kinh của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy chủ yếu là thương mại có 39 doanh ngiệp chiếm tỷ lệ 34%, lĩnh vực công nghiệp, chế tạo có 16
41. 14%, lĩnh vực dịch vụ 24 doanh nghiệp chiếm 21%, phần còn lại là nông nghiệp 10 doanh nghiệp chiếm 9%. 9% 14% Công nghiệp, chế tạo 21% 23% Xây dựng Thương mại Dịch vụ 33% Nông nghiệp Hình 4.2: Tỷ trọng lĩnh vực, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo xác năm 2019 Tình hình chung ở Việt Nam và quận Bình Thủy, thông thường lĩnh vực thương mại dịch vụ có quy mô không lớn và không phải thuộc loại hình doanh nghiệp nền tảng tạo ra giá trị. Một điều đáng lưu ý là quận Bình Thủy có đặc trưng thế mạnh là nông nghiệp và thủy sản nhưng số lượng những doanh nghiệp dạng này chiếm tỷ lệ rất thấp. Qua khảo sát 116 doanh doanh nghiệp có 55 doanh nghiệp lựa chọn CQT để hợ trợ về việc sử dụng hóa đơn điện tử, đa phần các doanh nghiệp cần hỗ trợ hay có vướng mắc đều liên hệ với CQT để hỗ trợ, chiếm 47% trong các hình thức được khảo sát, đây là hình thức hỗ trợ hiệu quả, chính xác và CQT thuế chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn doanh nghiệp. Hình thức thảm khảo qua internet cũng được 43 doanh nghiệp sử dụng chiếm 37% trong các hình thức được khảo sát, theo xu hướng hiện nay các nhân viên công ty thường tham gia các diễn đàn mạng xã hội để trao đổi thông tin kinh nghiệm về thuế và kế toán, đây là hình thức tham khảo ít tốn thời gian và có thể thực hiện tại văn phòng công ty (phụ lục 6). Tổng số 116 doanh nghiệp được hỏi có 142 lựa chọn. Trong đó, hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất là liên hệ trực tiếp với CQT có 67 lựa chọn chiếm 57% trong tổng số lựa chọn, gọi điện thoại đến cơ quan thuế có 39 lựa chọn, liên hệ với CQT có 17 lựa chọn chiếm 14, còn lại là hình thức liên lệ
42. lựa chọn chiếm 12% và hình thức trao đổi qua đối thoại tập huấn chiếm 10% (phụ lục 7). 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ iên kết giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation). Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo hiệu quả mong đợi Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố hiệu quả mong đợi, hệ số Cronbach alpha chung = 0,832 lớn hơn 0,6 thang đo được chấp nhận. Hệ số cronbach alpha khi loại biến của các quan sát đều nhỏ hơn hệ số cronbach alpha chung, nếu loại bỏ một trong các biến quan sát sẽ không tăng độ tin cậy thang đo. Hệ số tương quan biến quan sát thành phần với tổng đều lớn hơn 0,3 các biến quan sát đều đóng góp xây dựng thang đo, nên các biến quan sát đạt độ tin cậy xây dựng thang đo hiệu quả mong đợi. Bảng 4.1: Kiểm định độ tin cậy thang đo hiệu quả mong đợi Hệ số cronbach alpha chung: 0,832 Quan sát Ký kiệu Tương quan biến với tổng Hệ số alpha khi loại biến Hóa đơn điện tử hữu ích và thuận tiện HQ1 0,683 0,777 Hóa đơn điện tử tiết kiệm được thời gian HQ2 0,696 0,771 Hóa đơn điện tử dể quản lý HQ3 0,612 0,808 Hóa đơn điện tử tiết kiệm chi phí HQ4 0,649 0,792 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo xác năm 2019
43. độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 1) Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố dễ sử dụng, hệ số conbach alpha chung = 0,459 nhỏ hơn 0,6 thang đo không được chấp nhận. Hệ số cronbach alpha khi loại biến của quan sát DSD4 (Thông tin trên phần mềm hóa đơn điện tử dể hiểu) có hệ số cronbach alpha khi loại biến 0,847 lớn hơn hệ số cronbach alpha chung 0,459. Nếu loại bỏ quan sát DSD4 (Thông tin trên phần mềm hóa đơn điện tử dể hiểu) sẽ tăng độ tin cậy thang đo. Vì vậy, biến quan sát này không đóng góp đo lường nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế nên loại bỏ khỏi thang đo dễ sữ dụng. Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 1) Hệ số cronbach alpha chung: 0,459 Quan sát Ký kiệu Tương quan biến với tổng Hệ số alpha khi loại biến Thao tác thực hiện đơn giản DSD1 0,556 0,022 Hoàn toàn kiểm soát được quá trình sử dụng DSD2 0,464 0,237 Đủ khả năng tạo, lập hóa đơn đối với người không chuyên tin học DSD3 0,603 0,079 Thông tin trên phần mềm trực quan DSD4 -0,215 0,847 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo xác năm 2019 4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 2) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố dễ sử dụng, sau khi loại bỏ quan sát DSD4 (Thông tin trên phần mềm hóa đơn điện tử dể hiểu), hệ số Cronbach alpha chung = 0,847 lớn hơn 0,6 thang đo được chấp nhận. Hệ số cronbach alpha khi loại biến của các quan sát đều nhỏ hơn hệ số cronbach alpha chung, nếu loại bỏ một trong các biến quan sát sẽ không tăng độ tin cậy thang đo. Hệ số tương quan biến quan sát thành phần với tổng đều lớn hơn 0,3 các biến quan sát đều đóng góp xây dựng thang đo, nên các biến quan sát đạt độ tin cậy xây dựng thang đo dễ sử dụng.
44. định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 2) Hệ số cronbach alpha chung: 0,847 Quan sát Ký kiệu Tương quan biến với tổng Hệ số alpha khi loại biến Thao tác thực hiện đơn giản DSD1 0,728 0,807 Hoàn toàn kiểm soát được quá trình sử dụng DSD2 0,722 0,796 Đủ khả năng tạo, lập hóa đơn đối với người không chuyên tin học DSD3 0,747 0,763 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo xác năm 2019 4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố chuẩn chủ quan, hệ số Cronbach alpha chung = 0,809 lớn hơn 0,6 thang đo được chấp nhận. Hệ số cronbach alpha khi loại biến của các quan sát đều nhỏ hơn hệ số cronbach alpha chung, nếu loại bỏ một trong các biến quan sát sẽ không tăng độ tin cậy thang đo. Hệ số tương quan biến quan sát thành phần với tổng đều lớn hơn 0,3 các biến quan sát đều đóng góp xây dựng thang đo, nên các biến quan sát đạt độ tin cậy xây dựng thang đo chuẩn chủ quan. Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan Hệ số cronbach alpha chung: 0,809 Quan sát Ký kiệu Tương quan biến với tổng Hệ số alpha khi loại biến Sử dụng hóa đơn điện tử chịu sự ảnh hưởng của truyền thông CCQ1 0,550 0,802 Tham khảo đồng nghiệp là điều tốt CCQ2 0,698 0,728 Lời khuyên của nhà cung cấp CCQ3 0,640 0,756 Cơ quan thuế khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử CCQ4 0,632 0,759 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo xác năm 2019
45. độ tin cậy thang đo nhận thức rủi ro Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố nhận thức rủi ro, hệ số Cronbach alpha chung = 0,916 lớn hơn 0,6 thang đo được chấp nhận. Hệ số cronbach alpha khi loại biến của các quan sát đều nhỏ hơn hệ số cronbach alpha chung, nếu loại bỏ một trong các biến quan sát sẽ không tăng độ tin cậy thang đo. Hệ số tương quan biến quan sát thành phần với tổng đều lớn hơn 0,3 các biến quan sát đều đóng góp xây dựng thang đo, nên các biến quan sát đạt độ tin cậy xây dựng thang đo nhận thức rủi ro. Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức rủi ro Hệ số cronbach alpha chung: 0,916 Quan sát Ký kiệu Tương quan biến với tổng Hệ số alpha khi loại biến Tính bảo mật doanh nghiệp RR1 0,819 0,888 Sai lệch thông tin trên hóa đơn RR2 0,837 0,881 Đối tác không chấp nhận hóa đơn điện tử RR3 0,809 0,892 Giang lận trong giao, nhận hàng hóa RR4 0,770 0,904 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo xác năm 2019 4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo kiểm soát hành vi Kiểm định độ tin cậy thang đo yếu tố kiểm soát hành vi, hệ số Cronbach alpha chung = 0,804 lớn hơn 0,6 thang đo được chấp nhận. Hệ số cronbach alpha khi loại biến của các quan sát đều nhỏ hơn hệ số cronbach alpha chung, nếu loại bỏ một trong các biến quan sát sẽ không tăng độ tin cậy thang đo. Hệ số tương quan biến quan sát thành phần với tổng đều lớn hơn 0,3 các biến quan sát đều đóng góp xây dựng thang đo, nên các biến quan sát đạt độ tin cậy xây dựng thang đo kiểm soát hành vi.