Luận điểm chính Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Lời giải chi tiết cho câu hỏi: “Luận điểm chính của bài sự giàu đẹp của tiếng Việt?” kèm với phần giải thích dễ hiểu và kiến thức vận dụng do Top lời giải biên soạn hay nhất, qua đó là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh ôn tập tốt hơn.

Câu hỏi: Luận điểm chính của bài sự giàu đẹp của tiếng Việt?

Trả lời:

Luận điểm chính: Sự giàu đẹp của tiếng Việt “Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

Xem thêm:

>>> Các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt?

Kiến thức tham khảo về tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt

1. Giới thiệu tác giả Đặng Thai Mai

Đặng Thai Mai [1902 – 1984] sinh ra và lớn lên ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho giáo có truyền thống hiếu học. Cha ông tên Đặng Nguyên Cẩn, là người có học thức uyên thâm từng đỗ phó bảng. Sau đó, cha ông tham gia vào phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ cùng với cách nhà cách mạng lúc bấy giờ: Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế. Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, Đặng Nguyên Cẩn cùng các nhà yêu nước bị đày đi Côn Đảo.

Sau khi cha bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, họcchữ Hánvà chữQuốc ngữtheo chương trìnhĐông Kinh nghĩa thục. Ông cũng theo học chính quy ở các trường tiểu học và trung họcVinhtừ năm 1917 tới năm 1924.

Năm 1925, ông gia nhập Đảng Tân Việt và tham gia phong trào đòi thả Phan Bội Châu, truy điệu Phan Châu Trinh. Năm 1928, Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Đông Dương, Đặng Thai Mai trở thành giáo sư trường Quốc Học Huế. Một năm sau, khi Đảng Tân Việt tan rã, GS bị xử một năm tù. Ra tù, ông về dạy học tại Huế một thời gian.

Năm1939, ông ứng cửViện dân biểu Trung Kỳ, thay choPhan Thanhvừa mất, và đã trúng cử. Năm1944, ông cho ra đời tác phẩmVăn học khái luận- cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lý luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đạiTrung Quốcqua các công trìnhLỗ Tấn[1944],Tạp văn Trung Quốc[1944], các bản dịch kịchLôi Vũ,Nhật xuấtcủaTào Ngu,Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 [viết năm1958].

SauCách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm1946. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểuvăn họccổ điểnPháp, văn học hiện đạiTrung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lý luận phê bình sắc sảo. Văn phong của Đặng Thai Mai có nét lịch lãm, uyên thâm thể hiện sự từng trải ở một nhà nghiên cứu. Những người thân thiết bên cạnh ông cho hay: Ông là một con người có lối sống giản dị, thân thiện dễ gần. Thế nhưng trong công việc Đặng Thai Mai lại thể hiện là một con người vô cùng nghiêm túc, miệt mài.

Năm1982, ông được Nhà nước tặng thưởngHuân chương Hồ Chí Minh. Năm1996, ông lại được Nhà nước truy tặngGiải thưởng Hồ Chí Minh[đợt I] về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.

Đặng Thai Mai mất ngày25 tháng 9năm1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch.

2. Tác phẩm sự giàu đẹp của Tiếng Việt

a. Giới thiệu tác phẩm

- Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.

- Tên bài do người biên soạn SGK đặt.

- Thể loại: Văn giải thích kết hợp với chứng minh.

- Phương thức biểu đạt: Trữ tình

- Bố cục: chia làm 2 phần

+ Phần 1. Từ đầu đến.... “các thời kì lịch sử”: Nêu nhận định tiếng Việt là một thức tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.

+ Phần 2. Còn lại: Chứng minh cái đẹp và cái hay của tiếng Việt.

b. Tóm tắt tác phẩm

Bài nghị luận này thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc về tiếng Việt của nhà nghiên cứu của Đặng Thai Mai. Tác giả đã khơi dậy trong lòng chúng ta lòng tự hào và ý thức bảo vệ Sự giàu đẹp của tiếng việt. Yêu tiếng mẹ đẻ là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Đọc và suy ngẫm kĩ về bài văn trên, chúng ta càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tiếng Việt. Chúng ta là người Việt Nam, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của toàn dân - tiếng Việt - để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng ít người có thể hiểu rõ về những nét đẹp của tiếng Việt. Qua tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” Đặng Thai Mai đã giải thích và chứng minh một cách thuyết phục nét đặc trưng cơ bản của tiếng nói Việt Nam chúng ta: "giàu và đẹp".

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Giá trị nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc

- Giá trị nghệ thuật:

+ Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận.

+ Lập luận chặt chẽ.

+ Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện.

+ Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu.


Đặng Thai Mai [1902-1984]

Vài nét về Đặng Thai Mai:

  • Đặng Thai Mai [1902-1984], còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình.
  • Quê ở làng Lương Điền [nay là Thanh Xuân], huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học.
  • Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.
  • Nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
  • Được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Tác phẩm

Xuất xứ

Trích từ phần đầu của bài nghiên cứu "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc", in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào "Tuyển tập Đặng Thai Mai" tập II.

Thể loại

Nghị luận khoa học

Vấn đề nghị luận

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Luận điểm trung tâm

Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Bố cục

Đây chỉ là đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh, có thể chia làm 2 phần:

  • Phần 1 [từ đầu đến "qua các thời kì lịch sử"]: Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
  • Phần 2 [còn lại]: Những biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt

NỘI DUNG [edit]

1. Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

  • Vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích qua các yếu tố:

             - Hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu

             - Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu

  • Cái hay của tiếng Việt được căn cứ:

             - Đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam

             - Thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử

  • Cách lập luận trong đoạn văn này ngắn gọn, rành mạch, chặt chẽ, đi từ khái quát đến cụ thể giúp người đọc, người nghe bước đầu xác định được hai phẩm chất của tiếng Việt.

2. Những biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt

2.1 Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp

Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc

  • Ấn tượng của người nước ngoài: đẹp, rành mạch, uyển chuyển
  • Thực tế: Tiếng Việt có cấu tạo đặc biệt

         - Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú

         - Giàu thanh điệu [hai thanh bằng, bốn thanh trắc]

         - Giàu hình tượng ngữ âm

         - Có khả năng tạo câu cân đối, nhịp nhàng, trầm bổng và gợi cảm,...

=> Tác giả đã dùng cách lập luận kết hợp với các chứng cứ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ sâu sắc hơn.

2.2 Tiếng Việt là một thứ tiếng hay

  • Có đủ khả năng diễn đạt, trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa con người với con người; thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa của dân tộc.
  • Về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt:

         - Từ vựng tiếng Việt ngày một nhiều:

                + Tạo từ mới: xã hội thông tin, kinh tế tri thức, văn bản nhật dụng...

                + Việt hóa từ vay mượn: internet, săm, lốp, áp phe,...

         - Ngữ pháp tiếng Việt ngày càng trở nên uyển chuyển, chính xác và phong phú hơn nên có khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử - chứng tỏ sức sống của tiếng Việt.

=> Người viết sử dụng cách lập luận dùng lí lẽ và các chứng cứ khoa học có sự thuyết phục người đọc ở sự chính xác khoa học nhưng thiếu dẫn chứng cụ thể.

* Mối quan hệ giữa cái đẹp và cái hay của tiếng Việt

Đây là mối quan hệ gắn bó: Sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt [cái đẹp] góp phần thể hiện chính xác và sâu sắc tư tưởng, tình cảm của con người [cái hay]. Ngược lại, cái hay trong cách đặt câu, dùng từ cũng tạo nên vẻ đẹp, sự linh hoạt, uyển chuyển của ngôn ngữ tiếng Việt.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Kết hợp hài hòa giữa chứng minh với giải thích, biện luận; giữa chứng cứ khoa học với chứng cứ đời sống làm cho lí lẽ trở nên sắc bén.
  • Bố cục lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, rồi giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt và cuối cùng dùng các dẫn chứng để chứng minh.
  • Sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu phù hợp: "họ không hiểu tiếng ta... rất thạo tiếng Việt" có tác dụng làm rõ nghĩa, mở rộng điều đang nói mà không cần viết câu khác.
* Hạn chế: Bài viết chưa có nhiều dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt nên có phần khô khan, khó hiểu đối với học sinh THCS.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề