Lom khom lác đác có nghĩa là gì

2 từ láy lom khom ,lác đác gợi tả điều gì? Em hãy hình dung về cảnh Đèo Ngang ở 2 câu thực.

GIÚP MÌNH MN PLEASE!ĐÚNG MÌNH SẼ TICK CHO!!!

Việc sử dụng từ láy trong 2 câu thơ sau có tác dụng biểu đạt chính như thế nào?

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

A. Tô đậm hình ảnh con người nhỏ bé giữa không gian bao la ở chốn Đèo Ngang.

B. Tô đậm tính chất thưa thớt, tiêu điều của cảnh sinh hoạt ở Đèo Ngang.

C. Gợi tả một không gian vũ trụ rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé, cô đơn.

D. Gợi tả hình ảnh con người nhỏ nhoi, sự sống thưa thớt qua đó tô đậm khung cảnh đèo Ngang heo hút, hoang sơ.

Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình

B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp

C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình

D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nữ sĩ tài danh hiếm có vào thế kỉ XIX, chồng bà làm tri huyện Thanh Quan nên có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Bài " Qua Đèo Ngang" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, diễn tả tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ, nỗi nhớ nước thương nhà. Cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng lòng người thì nặng trĩu nỗi niềm. Cảnh làm nền cho tâm tình nên cảm xúc cứ đọng lại qua hai câu thơ tạo nên giá trị biểu cảm cho bài "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.

" Lom khom dưới, núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

Thu vào tầm mắt nữ sĩ là cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút. Con người hiện lên như những nét chấm phá mờ nhạt dường như bị chìm trong không gian hùng vĩ của núi rừng. Từ láy "lom khom", "lác đác" là hình ảnh nhỏ nhoi của vài chú tiều và sự thưa thớt của mấy ngôi nhà đơn sơ bên sông. Trong bài " Chiều tối" của Hồ Chí Minh, hình ảnh cô gái xay ngô tối bên ánh lửa hồng làm bừng sáng bức tranh chiều tà, mang lại sức sống, sự ấm áp cho toàn bài thơ. Riêng Bà Huyện Thanh Quan khi dừng chân đứng lại Đèo Ngang vào lúc "bóng xế tà" chỉ cảm nhận được sự lẻ loi, quạnh quẽ. Con người dẫu có xuất hiện nhưng ít ỏi "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" hoàn toàn không đủ sức gợi lên cảm giác vui tươi, sống động. Số từ "vài", "mấy" làm tăng thêm sự cô đơn, tịch mịch cho cảnh vật và tâm trạng nữ sĩ. Bức tranh Đèo Ngang mang nặng tâm tình, nhuốm nỗi buồn giống như Nguyễn Du từng nói: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Người buồn nên nhìn đâu cũng buồn, nhất là khi tà dương buông xuống, cảnh mênh mông, heo hút mà sự sống con người xuất hiện quá thưa thớt.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-gia-tri-bieu-cam-cua-2-cau-tho-trong-bai-qua-deo-ngang-47769n.aspx 
Sự đối lập giữa không gian bao la và con người nhỏ nhoi kết hợp với đảo ngữ ở hai câu thơ càng nhấn mạnh tâm trạng buồn bã của Bà Huyện Thanh Quan. Dẫu có cố gắng phóng tầm nhìn ra xa tìm kiếm bóng dáng con người ở "dưới núi" rồi đến "bên sông" nhưng sự sống ấy cứ thấp thoáng như chìm vào không gian rộng lớn, tịch mịch. Cảm giác cô đơn cứ như ánh chiều tà bủa vây lấy nhà thơ. Cảnh chìm trong nỗi u buồn vì lòng người

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Trong các bài tập làm văn của các bạn sẽ phải làm bài phân tích hai lom khom dưới núi tiều vài chú lác đác bên sông chợ mấy nhà . Dưới đây bạn hãy theo dõi bài làm của wikisecret nhé.

===>> Chủ ngữ của câu lom khom dưới núi tiều vài chú là gì

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ trong đoạn văn bản Qua đèo ngang: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Một trong những tác giả nổi tiếng về các bài thơ Nôm chính là bà huyện Thanh Quan, giáo sư Nguyễn Lộc đã có một nhận xét rất đắt giá về phong cách sáng tác của bà: “Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thủy mặc, chấm phá…Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Thơ bà còn được chú ý vì một lẽ nữa, đó là nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở đó, niêm luật đều luật đều chặt chẽ mà không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ của bà trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu….” Tiêu biểu nhất cho các sáng tác của bà là “Qua đèo Ngang”

Qua đèo ngang chủ yếu nói về quang cảnh ở đèo Ngang thoáng đãng nhưng heo hút,đã thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đang xa quê hương nên đứng giữa khung cảnh ấy,tác giả lại càng thấy mình cô độc lẻ loi,nỗi nhớ quê càng da diết. Trong bài thơ,hai câu thơ đặc sắc và nhiều giá trị biểu cảm nhất có lẽ là:

“ Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

Vốn được xem là một bài thơ Nôm đường luật mẫu mực. Từng câu trong bài đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt của thơ đường luật. Hai câu thơ này cũng vậy,ta có thể thấy hai câu đối nhau rất chỉnh,vừa tả được cảnh lại vừa nói lên được tình của tác giả. “ lom khom” đối với “lác đác”. Lom khom là tư thế người,ở đây là tư thế của các chú tiều phu đang đốn củi hay cặm cụi làm việc. Lác đác tức là rất thưa thớt, cách nhau xa xa mới có. Cùng với đó “ dưới núi” đối với “ bên sông” đối nhau về vị trí địa hình,nối hai hình ảnh “ tiều vài chú” và “ chợ mấy nhà” tạo nên một chỉnh thể bức tranh khung cảnh nơi tác giả đang đứng. Dễ thấy ở đây sử dụng đảo từ, đáng lẽ ra phải là “ dưới núi lom khom vài chú tiều, bên sông lác đác mấy nhà chợ” việc tác giả đảo các tính từ “ lom khom” và “ lác đác” là có dụng ý gì? Phải chăng là để nhấn mạnh,tô đậm hơn vẻ hoang sơ tiêu điều nơi này, sự xuất hiện của con người,của hoạt động sinh hoạt là quá ít,núi có vài chú tiều nhỏ bé đốn củi,chợ nhà có nhưng cũng không thể nào đem lại cho nơi đây vẻ đông vui mà vẫn thật hoang vu. Cảnh như thế hỏi sao lòng người không sầu não cho được?

Hai câu thơ tả cảnh nhưng lại khiến ta thấy được tâm.trạng của nhà thơ. “ Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ” cảnh hiện nên tiêu điều,vắng vẻ,mang màu buồn thì chắc hẳn bà huyện Thanh Quan cũng đang trĩu nặng một nỗi ưu sầu.Hai câu thơ có giá trị biểu cảm cao,được viết dưới ngòi bút của kẻ lữ khách tha hương càng khiến cho người đọc cảm nhận rõ ràng những cảm xúc truyền tải ở đó.

Ai đi xa quê không nhớ về quê hương,đặc biệt khi đứng trong hoàn cảnh cảnh vật u sầu ảm đạm tại càng khiến con người ta buồn phiền. Đứng trên đèo Ngang cao lưng chừng,nhìn xuống phía dưới tiêu điều xác xơ,một mình lẻ loi cô độc,giấu sao được nỗi lòng thổn thức bồi hồi. Tuy chỉ là một bài thơ tức cảnh nhưng nó đã truyền tải một cách sâu sắc tâm tư của tác giả,câu thơ đối nhau rất chỉnh,vẹn ý thể hiện tài năng của một cây bút trong sáng tác thơ.

Hai câu thơ trên có lẽ là hai câu thơ mang nhiều giá trị biểu cảm nhất trong bài, tả cảnh mà lại nói lên được tình cảm của tác giả một cách chân thành và sâu sắc nhất. Sự thành công của bài thơ cũng một phần nhờ vào sự hoàn hảo trong nội dung và hình thức từng câu thơ. Từng câu thơ đến cả bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những giá trị nhất định.

Theo wikisecret.com

*Bạn tham khảo nha*

Lom khom dưới núi tiểu vài chú ‘

Lác đác bên sông chợ mấy nhà’

 Hai câu trên sử dụng từ láy gợi hình, chỉ những sự vật có trong tầm mắt khi tác giả miêu tả là khung cảnh đèo ngang

 Tác dụng:

+ Nhằm tăng sức sống, sự sinh động của con người

+ Biểu hiện khung cảnh đèo ngang đã thưa thớt có người ở

+ Biện pháp từ láy gợi hình để miêu tả hoạt động con người ở đó

 Ngoài ra còn sử dụng biện pháp đảo ngữ: đưa chủ chủ ngữ xuống cuối và vị ngữ lên đầu.

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Lom khom lác đác có nghĩa là gì

Lom khom lác đác có nghĩa là gì