Lọc gió oto bao lâu thay 1 lần

Mới nhất Xem nhiều International
XeDiễn đànHỏi đáp
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Có người khuyên, thường xuyên thay lọc gió cho xe thì tiết kiệm nhiên liệu, xin hỏi có đúng. [Anh Toàn]

Chính xác bao lâu nên thay lọc gió là hiệu quả?

Quảng cáo

Tag

Tôi mới mua lại một chiếc Toyota Altis cũ đời 2013. Do lần đầu sử dụng xe nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tôi muốn hỏi lọc gió động cơ ôtô bao lâu thì nên thay mới? Các thao tác thay lọc gió như thế nào? Tôi có thể tự làm tại nhà hay không? Xin cảm ơn.

Văn Hoàng, 32 tuổi, Hà Nội

Trả lời

Minh Hùng, chuyên gia ôtô

 

Chào bạn. Mỗi hãng xe đều có hướng dẫn sử dụng đính kèm cho mỗi mẫu xe, trong đó có lưu ý về điều kiện bảo dưỡng, thay thế các bộ phận. Chủ xe sẽ dựa trên hướng dẫn này để ước tính thời gian bảo dưỡng và thay mới một cách phù hợp.

Thông thường, đối với xe mới, lọc gió động cơ ôtô cần thay vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên với trường hợp của bạn là xe đã qua sử dụng, thời điểm cần thay lọc gió có thể sớm hơn và tùy theo điều kiện hoạt động của xe, có thể thay vệ sinh 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần, và thay mới sau mỗi 15.000 km.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý theo dõi tình trạng của xe, nếu có một trong những dấu hiệu như xe chạy hao xăng, động cơ thường xuyên bị tắt đột ngột, nhanh nóng và điều hòa không đủ mát thì bạn nên lập tức kiểm tra lọc gió động cơ và vệ sinh hoặc thay mới [nếu cần].

Các thao tác thay lọc gió động cơ tuy không quá phức tạp, nhưng lời khuyên cho bạn là nên đem xe đến các gara uy tín để được kiểm tra một cách chính xác tình trạng của xe.

Trường hợp bạn muốn tự thao tác tại nhà, nên lưu ý làm theo các bước sau đây:

- Mở nắp capo, đợi cho động cơ nguội hẳn.

- Xác định chính xác vị trí hộp chứa lọc gió.

- Mở hộp chứa bằng công cụ phù hợp, lấy lọc gió ra khỏi hộp chứa.

- Vệ sinh lọc gió bằng cách gõ nhẹ xuống sàn để bụi và cặn bẩn rơi ra. Sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy xịt không khí đưa vào từng lớp để vệ sinh toàn bộ phần bụi bẩn.

- Tuyệt đối không nhúng lọc gió vào nước sẽ làm hỏng lọc gió.

- Trong trường hợp lọc gió quá bẩn không thể làm sạch, thay lọc gió mới, lưu ý lắp đúng chiều vào hộp chứa.

- Kiểm tra lần cuối bằng cách khởi động máy, đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.

Chúc bạn thành công.

[Theo Zing]

May mắn bốc được biển số lục quý 9 cực độc, chủ nhân đội giá chiếc xe ga Honda SH lên gần 2 tỷ đồng khiến làng xe hai bánh Việt phải choáng váng.  

Nên chú ý kiểm tra vệ sinh lọc gió ô tô sau khi sử dụng xe khoảng 5.000km, thay mới sau 20.000km.

Hỏi: Những ngày qua có nhiều cảnh báo về không khí ô nhiễm khiến nhiều khách đi xe Grab tỏ ra lo lắng về chất lượng không khí trong cabin ô tô. Xin hỏi, khi nào cần thay lọc gió điều hòa ô tô để bảo đảm vệ sinh?

Đinh Tiến Thành [Tài xế lái xe công nghệ tại Hà Nội]

Trả lời:

Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn gọi là lọc Cabin, Cabin Filter có nhiệm vụ lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, thậm chí là ở khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe.

Đối với các xe sedan, hệ thống điều hòa luôn được bật, trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không khí lấy từ ngoài vào rất có hại cho hệ thống điều hòa làm mát của xe.

Ngoài ra, việc bụi bẩn và tiếp xúc với môi trường đỗ xe ở những nơi ẩm thấp cũng là nơi nấm mốc, côn trùng đào thải hay xác chết côn trùng... khiến cho khoang nội thất xe sẽ có mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của lái xe và hành khách. Nhiều thợ kỹ thuật thay thế thường phát hiện xác côn trùng chết, phân chuột, nấm mốc, gián...

Đặc biệt là với những xe đi trong phố, thường bật điều hòa lấy gió trong thì không khí tuần hoàn liên tục qua bộ lọc nên lúc này bộ lọc còn kiêm chức năng của thiết bị khử mùi trong xe. Vì vậy nếu lọc gió quá bẩn thì ngoài việc mất chức năng lọc khí, bộ phận này còn có thể chứa vi khuẩn có hại.

Bởi vậy, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000km, thay mới sau 20.000km. Trong quá trình sử dụng, nếu không khí đi qua điều hòa giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu... nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.

Vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô như thế nào là đúng cách nhất?

Cố vấn kỹ thuật Lê Văn Định, Gara TA Auto [số 9 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội]

Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ cũng như lọc nhiên liệu nhằm hạn chế cặn bã, bụi bẩn, các tác nhân cản trở quá trình lưu thông không khí, dầu nhớt hay nhiên liệu trên xe.

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa… hoạt động ổn định. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.

Lọc gió động cơ

Lọc gió thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí [nhiên liệu và không khí] làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.

Hệ thống lọc gió động cơ nên vệ sinh định kỳ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km

 Vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 - 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bọ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.

Lọc gió nằm trong khoang động cơ, việc tháo lắp bộ phận này cũng khá đơn giản nên người dùng ô tô có thể tự kiểm tra, vệ sinh hay thay lọc gió mới mà không cần mang xe tới gara.

Lọc dầu động cơ

Thường được người dùng ô tô gọi là “cốc lọc dầu”, bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất trong dầu nhớt, đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.

Nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km

Không giống như lọc gió, hệ thống lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km. Để không bỏ quên bộ phận này, một số người có kinh nghiệm dùng ô tô thường thay “cốc lọc dầu” sau 2 lần thay dầu nhớt động cơ. Trường hợp lọc dầu bị hỏng nên thay thế để không làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ.

Trên một số mẫu xe, “cốc lọc dầu” thường được bố trí dưới gầm động cơ, vì vậy khi thay thế cần chú ý việc lắp đặt để không làm rò rỉ. Ngoài ra, nên lựa chọn các bộ lọc dầu chính hãng, đảm bảo chất lượng và tìm hiểu kĩ các thông tin kỹ thuật của động cơ để chọn bộ lọc dầu phù hợp.

Lọc gió hệ thống điều hòa

Tương tự như lọc gió động cơ, lọc gió hệ thống điều hoà hay còn gọi là lọc gió cabin có vai trò lọc bụi bẩn, làm sạch không khí trước khi qua hệ thống điều hòa vào trong nội thất xe.

Kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km

Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn bám vào các màng lọc sẽ làm giảm lưu lượng gió hút vào điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài, gây ảnh hưởng đến thời làm mát khoang nội thất. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí môi trường làm lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, trở thành nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Không khí qua lọc gió cuốn theo ẩm mốc, tạo mùi khó chịu… làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người ngồi trong xe.

Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km. Trong qúa trình sử dụng, nếu phát hiện không khí đi qua điều hoà giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu hay mùi hôi khó chịu… nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.

Lọc nhiên liệu

Bên cạnh bộ lọc không khí, dầu động cơ... lọc nhiên liệu là một bộ phận quan trọng góp phần loại bỏ cặn bẩn, rỉ sắt trong nhiên liệu xăng, dầu bơm vào xe. Qua đó, tạo nguồn nhiên liệu sạch trước khi đưa vào buồng đốt động cơ.

Lọc nhiên liệu hay còn gọi là lọc xăng, lọc dầu diesel... cấu tạo từ giấy tiêu chuẩn, hỗn hợp của xen-lu-lô, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Trên một số dòng xe, bộ phận này thường nằm ở dưới gầm xe, gần động cơ dưới nắp capô hoặc trong bình nhiên liệu. Xăng, dầu diesel bán trên thị trường khi bơm vào xe sẽ qua bộ lọc nhiên liệu trước khi vào động cơ để được đốt cháy.

Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, bị giật cục, xe vận hành không ổn định. Với chất lượng xăng dầu hiện nay, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề