Lô mì Hảo Hảo bị thu hồi sản xuất ngày máy

Pháp yêu cầu thu hồi một số lô mì tôm Hảo Hảo, Đệ Nhất do Acecook VN xuất sang thị trường này. Đại diện doanh nghiệp nói đây là động thái tiếp theo sau sự việc diễn ra hồi tháng 8.

Cơ quan chức năng Pháp vừa phát đi thông báo thu hồi sản phẩm mì tôm chua cay Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mì Đệ Nhất và mì lẩu thái của Công ty Acecook Việt Nam xuất sang thị trường này.

Cụ thể, các lô hàng bị thu hồi tại Pháp lần này có hạn sử dụng tới tháng 3, tháng 5, tháng 8 và tháng 9/2022. Cơ quan chức năng Pháp yêu cầu thu hồi trước ngày 31/1/2022.

Nguyên nhân dẫn đến động thái trên tiếp tục liên quan đến sự hiện diện của chất Ethylene Oxide trong các sản phẩm của Acecook Việt Nam.

Trao đổi với Zing, đại diện Acecook Việt Nam xác nhận thông tin trên và cho biết doanh nghiệp chủ động thực hiện động thái trên sau khi bị cơ quan quản lý châu Âu thu hồi các sản phẩm vì có chứa chất Ethylene Oxide hồi tháng 8. Đơn vị này đang cùng các đại lý phân phối tại Pháp thu hồi sản phẩm.

Sản phẩm mì Hảo Hảo đang được bán ở Việt Nam. Ảnh: V.H.

Trước đó ngày 20/8, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland [FSAI] ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide, trong đó có mì Hảo Hảo vị tôm chua cay [loại 77 g, lô hạn sử dụng đến 24/9/2022] và miến Good vị sườn heo [loại 56 g, lô hạn sử dụng đến 10/11/2022] do Acecook Việt Nam sản xuất.

Đến ngày 28/8, EU tiếp tục đưa cảnh báo sản phẩm mì khô vị bò gà có tên tiếng Anh “Dried noodles with chicken and beefspices” của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương và thu hồi lại mặt hàng này ở thị trường Na Uy.

Đối với sự việc trên, Acecook đã đem sản phẩm đi kiểm nghiệm tại Trung tâm phân tích Eurofins. Kết quả thử nghiệm cho thấy mì Hảo Hảo tôm chua cay nội địa không có chất Ethylene Oxide và có sự hiện diện của một lượng rất nhỏ 2-chloroetanol [2- CE] với hàm lượng 1,17 ppm.

Lý do sản phẩm xuất khẩu của Acecook bị thu hồi tại EU, đại diện công ty cho biết do có sự hiện diện của chất 2-CE. "Do quy định có tính đặc thù riêng của Liên Minh Châu Âu [EU] về cách tính hàm lượng của EO là giá trị gộp của cả EO và 2-CE, nên sự có mặt của chất 2-CE được EU nhận định là không phù hợp với quy định của họ", đại diện Acecook lý giải.

Sau sự việc trên, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế khẩn trương rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn chất Ethylene Oxide bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.

Thực tế, nhiều quốc gia cũng chưa có quy định về việc sử dụng Ethylene Oxide trong nông nghiệp, thực phẩm hay dư lượng của chất này trong thực phẩm.

Các tổ chức quốc tế về an toàn thực phẩm chưa ban hành quy định về giới hạn dư lượng Ethylene Oxide trong thực phẩm, trong khi một số ít quốc gia và khu vực đã đưa ra quy định nhưng với sự chênh lệch rất lớn.

Về chất Ethylene Oxide, tháng 12/2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế Mỹ [IARC] phân loại Ethylene Oxide là chất gây ung thư. Bằng chứng của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ cho thấy phơi nhiễm Ethylene Oxide qua đường hô hấp có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hệ tạo lympho như bạch cầu lymphocytic, u tủy và u lympho không Hodgkin. Ngoài ra, tiếp xúc Ethylene oxide cũng có thể liên quan ung thư gan, phổi, thận, dạ dày và ung thư vú.

Bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 diễn ra chiều tối 6/9, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ thông tin về vụ việc các sản phẩm thực phẩm của Công ty cổ phần Acecook và Công ty Thiên Hương bị một số nước thu hồi. Ông Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã yêu cầu 2 doanh nghiệp báo cáo, yêu cầu Ban bảo vệ an toàn thực phẩm của TP.HCM kiểm tra quy trình sản xuất và việc tuân thủ các quy định của hai doanh nghiệp này.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thông tin: Ban bảo vệ an toàn thực phẩm TPHCM khẳng định 2 doanh nghiệp tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, của TP.HCM.

"Đối với Công ty Acecook Việt Nam và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương, hai doanh nghiệp này khẳng định không phải tất cả các sản phẩm sang thị trường Ireland và Na Uy có yêu cầu phải thu hồi, mà chỉ có một số sản phẩm nhất định theo thông báo của nhà chức trách các nước. Hiện nay, quy định cụ thể về chất ethylene oxide giữa các quốc gia khác nhau và chưa thống nhất.

Ví dụ như Ireland đánh giá ethylene oxide là vượt ngưỡng thì ở Việt Nam thành phần này còn kém rất xa, thậm chí cũng kém so với Mỹ. Các doanh nghiệp khẳng định các sản phẩm được sản xuất riêng cho thị trường EU chứ không sản xuất và sử dụng tại Việt Nam", ông Đỗ Thắng Hải nêu rõ.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương cũng cần thêm thời gian để thu hồi, phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra các sản phẩm của hai doanh nghiệp này, để xác định việc tuân thủ quy định là như thế nào, đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có đáp ứng được hay không.

"Hiện cơ quan trực tiếp quản lý là Ban bảo vệ an toàn thực phẩm TPHCM. Họ đã báo cáo tới Bộ Công Thương và khẳng định các doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định. Trong khi đó các doanh nghiệp cũng cho biết họ sản xuất theo quy định của các quốc gia xuất khẩu sản phẩm, việc thu hồi cũng chỉ xảy ra ở một số quốc gia", ông Hải nói.

Bộ Công Thương đã khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường nào thì phải nghiên cứu kỹ các quy định của thị trường đó. Đến nay các doanh nghiệp cũng chưa xác định được chất ethylene oxide là ở đâu, tại sao lại lẫn vào sản phẩm, có phải ở mỳ, bột hay gia vị không… Việc bây giờ là cùng với các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam để xác minh rất rõ vấn đề, xác định chất ethylene oxide ở đâu. "Đây là việc rất quan trọng. Các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã trực tiếp liên hệ và làm việc với cơ quan chức trách của các quốc gia có liên quan về phản ánh và các yêu cầu đưa ra trong sự việc này", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

"Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan, vì vậy chưa thể khẳng định khi nào. Phải chờ các cơ quan kiểm nghiệm khác chứ không riêng Bộ Công Thương. Việc kiểm nghiệm phải do các cơ quan có thẩm quyền, có chức năng để xác định về tính chất và mức độ. Ngoài các sản phẩm này chúng tôi còn lấy các mẫu khác, sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự, thậm chí là sẽ mở rộng hơn", ông Đỗ Thắng Hải thông tin thêm./.

VOV.VN - Nhiều vị lãnh đạo chỉ nhăm nhăm giữ địa bàn của mình “sạch bóng covid 19” là yên tâm còn không cần quan tâm DN ở  đó hoạt động ra sao, khó khăn gì cần tháo gỡ.

VOV.VN - Đây là đề nghị của Văn phòng Chính phủ đối với Bộ Công Thương liên quan thông tin một số sản phẩm của Acecook bị thu hồi ở Ireland.

VOV.VN - Sau khi Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland [FSAI] ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide, trong đó có mì Hảo Hảo, Công ty Acecook Việt Nam cần minh bạch với người dùng Việt Nam.

VOV.VN - Cục ATTP [Bộ Y tế] đã có công văn đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ [Bộ Công Thương] xác minh, làm rõ thông tin phản ánh mì Hảo Hảo có chứa chất cấm và kịp thời thông tin tới người tiêu dùng.

VOV.VN - Hiện Acecook VN đang hoàn thành các thủ tục pháp lý để giải quyết vụ việc Cty cổ phần Thực phẩm Á Châu ở Bình Dương.  

Ảnh minh họa.

Trước thông tin mì tôm chua cay Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mì Đệ Nhất và mì lẩu thái của Acecook Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp yêu cầu bị thu hồi do các sản phẩm trên chứa 2-chloroetanol [2- CE, chất chuyển hóa từ ethylene oxide - EO] vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU, đại diện Bộ Công Thương cho hay: Đây là lô hàng đã được xuất khẩu từ tháng 7/2021.

Ngay sau khi sản phẩm của Acecook bị thu hồi tại Ireland và cảnh báo ở Hà Lan, Đức tháng 8 vừa qua, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát và kiểm tra lại toàn bộ danh mục sản phẩm cũng như quy trình sản xuất sản phẩm đang phân phối của doanh nghiệp. Theo đó, kết quả cho thấy các sản phẩm được bán trong nước của Acecook Việt Nam đều không chứa EO.

Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết thêm: Bộ đã mở rộng kiểm tra với các sản phẩm mì ăn liền của nhãn hàng này ở Việt Nam. Do quy mô kiểm tra, rà soát trên phạm vi rộng, kết quả cuối cùng đang được các cơ quan liên quan tổng hợp và công bố khi có kết quả.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo quy định về tiêu chuẩn liên quan tới chất EO trong thực phẩm, thay thế cho quy định trước đó nhằm phù hợp với thực tế và các tiêu chuẩn mới, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

Trước đó, ngày 20/8, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland [FSAI] ra thông báo thu hồi một số lô mì ăn liền do có chứa chất ethylene oxide; trong đó, có mì tôm chua cay Hảo Hảo và phở Good của Acecook Việt Nam, ngoài ra còn có mì hải sản Yato xuất xứ Trung Quốc.

Theo website của cơ quan này, EO không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở thị trường EU. Mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm có chứa chất này không gây nguy hiểm ngay nhưng sẽ có vấn đề về sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, cơ quan này khuyến cáo cần hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với chất EO.

Ngay sau khi xuất hiện thông tin, Bộ Công Thương đề nghị Công ty cổ phần Acecook Việt Nam khẩn trương báo cáo về quy trình sản xuất, sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với 2 sản phẩm mì Hảo Hảo, miến Good do công ty sản xuất.

Khi xuất hiện thông tin một số loại mì ở Việt Nam xuất khẩu sang EU bị thu hồi vì chưa chất EO, lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ [Bộ Công Thương] cũng đã lên tiếng thông tin chi tiết về việc kiểm soát dư lượng chất ethylene oxide trong quá trình sản xuất thực phẩm ở một số quốc gia trên thế giới.

Cụ thể, lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong thời gian vừa qua, nhiều mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc ở nhiều quốc gia, kể cả sản xuất tại các nước thuộc EU, đã bị cảnh báo về hàm lượng hợp chất ethylene oxide vượt giới hạn dư lượng cho phép theo quy định của khu vực này.

Cuối năm 2020, Vương quốc Bỉ đã thông báo trên hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU [RASFF] về việc dư lượng EO trong nhiều lô hạt vừng từ Ấn Độ vượt rất nhiều lần so với ngưỡng giới hạn cho phép là 0,05 mg/kg.

Xuất phát từ vụ việc này, nhiều quốc gia EU đã tăng cường kiểm tra dư lượng EO trong các sản phẩm thực phẩm. Tới thời điểm này, theo dữ liệu của RASFF, các quốc gia châu Âu đã phát đi hơn 690 cảnh báo liên quan đến EO. Các nước đưa ra nhiều cảnh báo nhất là Hà Lan 208, Đức 90, Bỉ 79, Tây Ban Nha 49, Pháp 30 và Italy 28.

Ethylene oxide [EO], hay còn gọi là oxiran, là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu và được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.

EO không phải là phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô, đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế… nhằm diệt khuẩn Salmonella.

Theo đại diện Bộ Công Thương, mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm trước khi xuất khẩu./.

Video liên quan

Chủ Đề