Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh 2023

Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 khu vực miền Bắc

Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 khu vực miền Bắc

 

Sáng ngày 27/4/2022, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2021 và kế hoạch năm 2022 khu vực miền Bắc. Dự hội nghị có PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế; lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế; lãnh đạo Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và khu vực miền Bắc; lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh/thành phố khu vực miền Bắc.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới và tại Việt Nam đã có những ảnh hưởng chưa từng có đến công tác tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc, tuy nhiên công tác TCMR đã đạt được nhiều thành quả nhất định. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn biểu dương những nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng y tế trong năm qua, đồng thời mong muốn đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng các tuyến trên cả nước tiếp tục cống hiến, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, sớm đạt được những chỉ tiêu đã đề ra.

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại Hội nghị

Năm 2021, thực hiện NQ 128/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức thành công, an toàn cho hơn 80 triệu đối tượng là người lớn và trẻ em từ 12-17 tuổi, góp phần quan trọng trong việc khống chế đại dịch, sớm đưa mọi hoạt động trở về trạng thái bình thường mới. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế tiếp tục nỗ lực triển khai công tác tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên để đạt các chỉ tiêu, đảm bảo an toàn trong bối cảnh đại dịch. Đến nay, có hơn 1 triệu 308 nghìn trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cơ bản với tỷ lệ 87,1%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; 1.285.166 trẻ được tiêm 2 mũi vắc xin viêm não nhật bản, đạt tỷ lệ 84,9%; số trẻ từ 18 tháng tuổi được tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên cả nước là hơn 1 triệu 300 nghìn trẻ, đạt 84,9%,… Trong năm, đã thực hiện tiếp nhận 194,8 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 và phân bổ thành 113 đợt; triển khai thành công 155.634.416 mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho cả 02 nhóm đối tượng là người lớn và trẻ từ 12-17 tuổi. Song song với công tác tiêm chủng, mạng lưới y tế dự phòng cũng tiếp tục thực hiện công tác giám sát bệnh trong TCMR và thực hiện các cam kết quốc tế, duy trì bảo vệ thành công các thành quả đã đạt được; thường xuyên tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo liên quan đến việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; đẩy mạnh hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn và in hơn 95.000 áp phích phân bổ cho các tỉnh, thành phố. Nhìn chung, năm 2021, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh và thiếu nhân lực, công tác TCMR tại Việt Nam tiếp tục được các cộng đồng quốc tế đánh giá cao và nhận được nhiều sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động tiêm chủng vẫn đặt ra nhiều thách thức lớn, như: tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đều chưa đạt chỉ tiêu đề ra; việc bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt và thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh [UVSS] còn gặp nhiều khó khăn; kinh phí cho công tác TCMR còn hạn chế,…

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo các Viện, Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố đã thảo luận về những khó khăn, thách thức trong công tác TCMR năm qua, đồng thời thống nhất những chỉ tiêu, mục tiêu trong năm 2022. Năm 2022, ngành Y tế phấn đấu tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90%; tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin VNNB đạt trên 90%; tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin Sởi – Rubella đạt trên 95%, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván đạt trên 85%,…

Phương Hồng – CDC Sơn La

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1286/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM NGUỒN CUNG ỨNG VẮC XIN CHO TIÊM CHỦNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết s 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết s 139/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết s 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin dùng cho tiêm chủng dịch vụ và vắc xin dùng trong phòng, chống dịch bệnh.

2. Đến năm 2025: Làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 03 loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae [Hib] và một trong hai bệnh Bại liệt hoặc Viêm gan B.

3. Đến năm 2030: Làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 05 loại vắc xin; các vắc xin sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a] Nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù, ưu tiên, ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin, nhất là đối với vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp; vắc xin phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;

b] Đề xuất xây dựng các quy định liên quan đến cấp phép lưu hành, đấu thầu, mua sắm, cung ứng, sử dụng vắc xin để triển khai, thực hiện hiệu quả.

2. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất và khoa học công nghệ

a] Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho mở rộng quy mô hệ thống kiểm định, phát triển trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về vắc xin;

b] Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến bên cạnh công nghệ truyền thống để phục vụ sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư, vắc xin phối hợp nhiều thành phần và các vắc xin khác đáp ứng nhu cầu cho phòng, chống dịch bệnh;

c] Hỗ trợ tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về nghiên cứu, sản xuất vắc xin; khai thác sáng chế, giải mã và làm chủ công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

3. Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế

a] Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin; đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc xin;

b] Thu hút đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển trong việc đào tạo nhân lực để: thực hiện các chương trình, các nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;

c] Tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

4. Giải pháp về tài chính

Nghiên cứu cơ chế tài chính nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ giá vắc xin sản xuất trong nước cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng để phát triển sản xuất vắc xin trong nước.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 bao gồm nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước [nếu có] theo quy định; nguồn chi trả của người sử dụng dịch vụ tiêm chủng ngoài tiêm chủng mở rộng theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí lồng ghép trong việc triển khai chương trình, đề án, dự án có liên quan của các Bộ ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Trung ương và các địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

a] Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm về số lượng, chất lượng, nguồn cung vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030;

b] Tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vắc xin viện trợ, tài trợ, cho, tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất vắc xin, đặc biệt là các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin để phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

3. Bộ Tài chính

a] Bố trí ngân sách cho Chương trình tiêm chủng mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu cho việc triển khai các hoạt động tiêm chủng;

b] Nghiên cứu đề xuất chính sách về tài chính để hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

5. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a] Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

b] Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc cung ứng vắc xin, tổ chức tiêm chủng,... không để xảy ra tình trạng đầu cơ tăng giá, thiếu cục bộ vắc xin cho tiêm chủng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; các Vụ: KTTH, QHĐP, TH; TGĐ
Cổng TTĐT;
- Lưu: V
ăn thư, KGVX [3b], vt.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ
TƯỚNG

Vũ Đức

Đam

Chủ Đề