Lịch giãn cách hà nội đến khi nào

Chuyên gia đánh giá việc Hà Nội nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9 là khả quan - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hà Nội đang ngày đêm tiến hành tiêm vắc xin COVID-19, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm cho 100% người dân.

Với những quyết tâm trên từ TP và căn cứ tình hình dịch bệnh ở thời điểm hiện tại, một chuyên gia cho rằng việc Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 21-9 là rất khả quan.

Điều kiện nào cho Hà Nội nới lỏng giãn cách?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 11-9, ​PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết để Hà Nội gỡ bỏ giãn cách sau ngày 21-9, các chỉ số nguy cơ bùng phát dịch phải giảm xuống ở mức tối thiểu.

Ngoài ra, việc kiểm soát được những ca bệnh từ bên ngoài TP Hà Nội không để xâm nhập vào phải được kiểm soát một cách có hiệu quả, đồng thời các biện pháp đáp ứng đảm bảo nới lỏng vẫn kiểm soát được tình hình dịch" - ông Phu nói.

Theo ông Trần Đắc Phu, việc ngăn chặn các nguồn nguy cơ từ bên ngoài là tối quan trọng, nếu không kiểm soát được vấn đề này sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, những nỗ lực chống dịch gần 2 tháng qua coi như bằng không.

"Hà Nội cũng cần xem xét ý thức của người dân, các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp và các mô hình an toàn đã đáp ứng an toàn đủ chưa? Nếu sau nới lỏng giãn cách mà không thực hiện các biện pháp phòng dịch, cũng như người dân lại chủ quan thì rất nguy hiểm.

Vấn đề đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19 ở Hà Nội cũng rất quan trọng, khi độ phủ vắc xin cao thì khả năng nới lỏng cũng sẽ tăng lên. Đây cũng là một điều kiện hàng đầu để TP làm cơ sở để tính toán việc nới lỏng giãn cách".

Ngoài ra, theo ông Phu, Hà Nội cần xây dựng các phương án, kế hoạch, chiến lược cụ thể để biết sau khi nới lỏng giãn cách, TP sẽ đi theo hướng nào:

"Tôi chắc chắn sau khi nới lỏng thì vẫn có những vùng phải phong tỏa, nhưng rất hẹp, một số hoạt động nguy cơ cao vẫn chưa được phép hoạt động. Hà Nội có thể vẫn sẽ đánh giá từng vùng, nhưng không như hiện nay mà phải thu gọn lại, chia vùng theo từng quận.

Ví dụ như phường Thanh Xuân Trung, khi có ổ dịch không nên phong tỏa toàn phường, mà chỉ phong tỏa điểm dịch nơi có ca nhiễm, đánh giá bên ngoài không có nguy cơ thì không phải phong tỏa".

'Khả năng cao Hà Nội sẽ nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9'

Trước câu hỏi tính khả quan của việc Hà Nội nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9, PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ:

"Tôi nghĩ việc nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9 khả quan, vì TP đang tiến hành xét nghiệm, tầm soát diện rộng. Có thể để F0 về 0 thì rất khó, nhưng số ca bệnh ngoài cộng đồng cũng đang giảm đáng kể".

Qua thời gian giãn cách xã hội, ông Phu cho biết ý thức của người dân cũng đã tốt lên, chính quyền có thêm kinh nghiệm, cách làm mới, nên việc đáp ứng với tình hình dịch bệnh là tương đối tốt.

"Tuy nhiên, không vì những lý do trên mà chủ quan, lơ là vì dịch bệnh vẫn rất tiềm ẩn, vì đây là trung tâm của cả nước, việc giao lưu, đi lại nên nguy cơ dịch vẫn rất phức tạp", ông Phu nói.

Nên xem lại việc tổ chức tiêm vắc xin

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 diện rộng cho người dân trong thời gian gần đây, giáo sư, anh hùng lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - chủ tịch Hội Huyết học truyền máu Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Huyết học truyền máu trung ương, cho biết đây là việc làm kịp thời, cần thiết.

"Hà Nội được Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vắc xin COVID-19, đồng thời TP cũng đang đẩy mạnh việc tiêm vắc xin cho nhân dân, đây là việc cần làm nhất, cần làm ngay, là một bước quan trọng nhất để đẩy lùi dịch bệnh ở Hà Nội", ông Trí chia sẻ.

Nhưng hiện một số điểm tiêm chủng tại Hà Nội xảy ra tình trạng đông đúc, chen lấn, không đảm bảo các yêu cầu phòng dịch, ông Trí cho rằng Hà Nội cần nghiên cứu lại phương án tổ chức tiêm chủng khoa học nhất, thuận lợi nhất cho người dân.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - khuyến cáo việc Hà Nội tập trung đông người tại các điểm tiêm vắc xin rất nguy hiểm, cần phải đảm bảo khoảng cách.

"Việc tụ tập đông người tại các điểm tiêm vắc xin là do công tác tổ chức, quản lý. Các phường, tổ dân phố cần phải hẹn giờ để tránh trùng lặp với nhau. Những người làm công tác tổ chức ở các điểm tiêm chủng phải điều phối để giữ được khoảng cách, có thể kéo dài thời gian tiêm đến đêm, nhưng không nên tập trung đông người", ông Nga lưu ý.

'Hà Nội sống chung với COVID-19 kể từ ngày 15-9' là tin giả

PHẠM TUẤN

Hà Nội đã gỡ bỏ 39 chốt kiểm soát phân vùng. Tuy nhiên, 23 chốt kiểm soát người ra vào TP tại các cửa ngõ thủ đô vẫn hoạt động - Ảnh: PHẠM TUẤN

Theo công văn mới nhất từ UBND TP Hà Nội, từ ngày 16-9, 19 quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 6-9 [thời điểm thực hiện chỉ thị số 20 của TP Hà Nội] được nới lỏng giãn cách xã hội, mở lại một số loại hình dịch vụ, kinh doanh. Lực lượng chức năng sẽ không kiểm soát giấy đi đường của người tham gia giao thông ở những nơi này.

Vậy liệu người dân ở những quận huyện vùng xanh tại Hà Nội có được về quê, nếu được sẽ cần những thủ tục gì?

Sáng 18-9, Tuổi Trẻ Online đã liên hệ tới tổng đài 1022 - tổng đài do Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội mở ra để tiếp nhận thắc mắc, giải đáp cho người dân về dịch COVID-19 - để tìm hiểu thông tin.

"Nếu đi từ vùng xanh của Hà Nội, người dân chỉ cần giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính, giấy tờ tùy thân và xác nhận của phường nơi người dân đang sinh sống là có thể về quê. 

Tuy nhiên, người dân cũng nên lưu ý là tùy theo địa phương mà họ muốn trở về có quy định, yêu cầu như thế nào về việc tiếp nhận người từ Hà Nội. Hiện tại, mỗi tỉnh thành có quy định khác nhau về vấn đề trên", nhân viên tổng đài 1022 giải đáp.

Người từ vùng đỏ, cam ở Hà Nội không được rời khỏi TP, vì theo chỉ thị số 20 từ UBND TP Hà Nội, các địa phương trên vẫn đang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, nên "ai ở đâu, ở yên đó".

Hiện nay, 39 chốt kiểm soát phân vùng đỏ, vàng, xanh ở Hà Nội đã được tháo dỡ, tuy nhiên, 23 chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 ở cửa ngõ thủ đô vẫn được duy trì.

Tại các chốt kiểm soát cửa ngõ này vẫn đang áp dụng kiểm soát người ra, vào TP theo văn bản số 2434/UBND-KT của UBND TP Hà Nội. 

Theo đó, người vào Hà Nội đều phải có giấy tờ tùy thân, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR [có giá trị trong vòng 3 ngày] và giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra, vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch…

Những người đi khỏi TP trước ngày 24-7 [thời điểm ban hành chỉ thị số 17] muốn quay lại Hà Nội, người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán, giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính có giá trị trong vòng 3 ngày.

Hải Phòng, Quảng Ninh tiếp nhận người về từ Hà Nội như thế nào?

Ngày 18-9, lãnh đạo Sở Y tế TP Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa ban hành hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người từ các tỉnh, thành khác về thành phố sau khi UBND TP có công văn số 6459 ngày 14-9-2021, quy định tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ người từ các tỉnh, TP vào Hải Phòng.

Người từ các địa phương không phải vùng dịch vào Hải Phòng mà không cần thực hiện các biện pháp theo dõi, cách ly thì phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ [kể từ khi lấy mẫu] của các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép [bao gồm các cơ sở xét nghiệm của Hải Phòng].

Người đến/về từ các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và các vùng đỏ, vùng vàng của TP Hà Nội khi vào Hải Phòng sẽ phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày tại các khách sạn hoặc cơ sở lưu trú do TP chỉ định, phải tự chi trả tiền lưu trú cùng các chi phí khác liên quan.

Người về từ các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và các vùng xanh của Hà Nội phải thực hiện nghiêm cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 14, nếu âm tính sẽ kết thúc việc cách ly.

Riêng đối với lái xe, phụ xe vận tải hàng hóa được sử dụng kết quả xét nghiệm SARS - CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu bằng phương pháp RT-PCR tại tất cả các cơ sở y tế đã được Bộ Y tế cho phép làm xét nghiệm [bao gồm cả Hải Phòng].

Kiểm soát có phần "chặt" hơn Hải Phòng dù gần 80 ngày không ghi nhận ca COVID-19 trong cộng đồng, UBND tỉnh Quảng Ninh chưa bỏ quy định người về tỉnh này phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính tối đa 48 giờ kể từ giờ lấy mẫu, và phải có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.

Lái và phụ xe tải, xe container chở hàng hóa liên tỉnh phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính tối đa 48 giờ kể từ giờ lấy mẫu, khuyến khích đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.

Người về từ các địa phương đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng phải tiếp tục cách ly y tế có trả phí 14 ngày tại khu cách ly tập trung, sau đó cách ly tại nhà 7 ngày, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định.

Người đến Quảng Ninh trên phương tiện thủy nội địa phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính không quá 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu. Nếu vận chuyển hàng từ các tỉnh cách Quảng Ninh quá 72 giờ di chuyển thì khi đến các bến thủy nội địa, các cảng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện xét nghiệm bổ sung bằng test nhanh trước khi tiếp xúc với người khác.

Nghệ An hỗ trợ xét nghiệm miễn phí công dân của tỉnh

Ông Dương Đình Chỉnh - giám đốc Sở Y tế Nghệ An - cho biết, tất cả trường hợp đi qua hoặc về lưu trú trên địa bàn tỉnh đều bắt buộc có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 [bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR] âm tính.

Nếu không có phiếu kết quả xét nghiệm hoặc kết quả đã qua 72 giờ [kể từ thời điểm lấy mẫu], yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên tại chỗ. Nghệ An sẽ hỗ trợ xét nghiệm miễn phí cho công dân người Nghệ An từ vùng dịch trở về lưu trú trên địa bàn.

Người về lưu trú tại Nghệ An chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương để trao đổi thông tin, bố trí phương án đón về và cách ly phù hợp. Với vùng chỉ thị 16 thì phải cách ly tập trung, vùng chỉ thị 15 sẽ cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu và ngày cuối.

Với người từ vùng chỉ thị 19 và vùng không có dịch hoặc hoàn thành cách ly tập trung từ các địa phương khác cần đến trạm y tế địa phương khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe.

Hà Tĩnh yêu cầu cách ly 14 ngày

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Tĩnh - cho biết đến thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn là địa phương đang thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy, người dân từ Hà Nội về Hà Tĩnh vẫn phải cách ly tập trung theo quy định hiện hành.

"Hiện tại Hà Nội có xác định một số vùng xanh, vùng đỏ để tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Nhưng cho tới nay Hà Nội vẫn đang thực hiện chỉ thị 16 nên người dân muốn về Hà Tĩnh phải cách ly tập trung 14 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày như quy định", ông Thanh cho biết.

Phó chủ tịch Hà Nội: 'Sẽ không thực hiện phân vùng'

P.TUẤN - T.THẮNG - D.HOÀ - N.THẮNG

Video liên quan

Chủ Đề