Lê thái tổ tên thật là gì

Từ sau ngày hội thề năm Bính Thân, lá cờ khởi nghĩa Lam Sơn được chính thức phất lên, Lê Lợi đã tập hợp được một lực lượng nhất định, đường hoàng ra cầm cự với giặc. Cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc từ 1418 đến 1427 được ghi chép đầy đủ trong Lam Sơn Thực Lục theo trình tự thời gian như sau:

Năm 1418 (Mậu Tuất), tháng 4 mồng 9, giặc tấn công Lam Sơn, Lê Lợi rút về Lạc Thủy, bố trí phục binh, chờ chúng đến. Trận này các tướng Lê Thạch, Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý, Trương Lôi đã chiến thắng oanh liệt, chém được ba ngàn quân giặc. Sang ngày 16 tên phản bội là Ái đưa đường cho giặc, đi lối tắt đánh cho nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Vợ con Lê Lợi bị bắt. Lê Lợi phải rút về Chí Linh ẩn náu rất cơ cực, hết lương ba tháng liền. Giặc rút đi, Lê Lợi tập hợp lại lực lượng, còn có hơn trăm người, đóng ở Mường Khao để củng cố lực lượng. Ít lâu sau, lại quay ra phản công, đánh các trận ở Mường Một, Mường Nanh, thu được thắng lợi. Giặc bị thiệt hại phải rút đi. Quân ta đánh thắng trận ở Nghĩa Canh, bắt được tên chỉ huy ngụy là Nguyễn Sao, chém ba nghìn đầu. Lê Thạch đánh nhau với giặc ở giáp giới Ai Lao bị tử trận.

Năm 1420 (Canh Tý) ta bố trí mai phục ở bến Bổng, thu được thắng lợi lớn. Thấy địch bỏ chạy, các tướng khinh địch đuổi theo, Lê Lợi ngăn lại không được nên ta lại bị thiệt hại nặng. Ta rút về dưỡng sức ở Mường Nanh rồi chuyển sang Mường Thôi.

Có tên phản bội là Cầm Lạn, đưa đường cho bọn giặc là Lý Bân, Phương Chính đến đánh ta ở Mường Thôi. Lê Lợi sai bọn Trương Lôi, Lê Lý, Lê Triện mai phục ở Bồ Mộng, rồi đánh tan giặc ở Bồ Thị Lang. Lý Bân, Phương Chính tháo chạy thoát thân. Quân ta đuổi theo, rồi tiến đánh ở sách Ba Lẫm (Lỗi Giang) bọn tướng giặc là Tạ Phượng, Hoàng Thành bỏ đồn Nga Lạc, rút về trại Quan Du. Quân ta tiến đến Quan Du đánh ép và quấy rối. Từ đó thế giặc càng suy, quân ta được nhân dân nô nức hưởng ứng.

Trong năm nay chúng ta bị một số thiệt hại. Các tướng là Đinh Lễ, Lê Triện, Đinh Bồ  bị chết trận.

Tháng mười một, ngày 20 năm Tân Sửu (1421), tướng giặc là Trần Trí đem quân đánh ta ở đèo Kình Lộng thuộc sách Ba Lẫm, ta dùng kế lấy nhàn chống mệt, đánh phá giặc ở Đèo Ống. Có tên ngụy quân là Lộ Văn Luật sang Ai Lao lập kế phản gián, đưa quân Ai Lao về giả nói là giúp ta, nhưng thực tình là giúp giặc Ngô gây cho chúng ta thiệt hại.

...Năm 1426 (Bính Ngọ) quân ta đánh thắng một trận lớn ở Ninh Kiều. Giặc ở Đông Đô hoảng hốt gọi viện binh bên Tàu không được. Lý An, Phương Chính bỏ thành Nghệ An về cứu, giao cho Thái Phúc quản lĩnh. Thái Phúc lại đầu hàng quân ta. Ta đuổi bọn Phương Chính đến sát Tây Đô, chúng đành kéo chạy ra Đông Đô. Vừa lúc ấy viện binh của giặc bên Tầu kéo sang. Ta phục binh đánh chúng ở Tốt Động, Ninh Kiều, chặt đầu tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng. Cả bọn Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ, Mã Kỳ thoát thân chạy vào Đông Đô. Ta lập tức vây thành.

Quân ta đón Lê Lợi ra Đông Đô. Trực tiếp chỉ huy đánh thành và cho các tướng đi đánh ở các nơi khác. Bùi Quốc Hưng đánh Điêu Hào và Thi Kiêu; Lê Triện, Lê Sát đánh thành Xương Giang, Lê Lựu, Lê Bôi đánh thành Ôn Khâu và đều thắng lợi, thu phục được thành trì, chỉ còn bốn nơi  chưa hạ được là Đông Đô, Tây Đô, Cổ Lộng và Chí Linh.

Lê Lợi đóng binh ở dinh Bồ Đề, trực tiếp vây Đông Đô. Tướng sĩ khuyên nên dốc sức đánh thành. Ông không đồng ý, chủ trương chờ viện binh của giặc sang thì diệt viện binh trước đã.

Các tướng trận vong trong năm nay có Lê Thôi, Lê Xích, Lê Mộng, Lê Chương...

Năm 1427 (Đinh Mùi) Nhà Minh liên tiếp cho viện binh sang. Tướng giặc là Trần Viễn Hầu (không rõ tên) từ Quảng Tây sang cứu bị quân ta phá tan ở Pha Lũy. Nhà Minh lại sai Liễu Thăng, Mộc Thạnh, Lý Khánh kéo sang. Ta chặn địch, dùng mẹo chém được Liễu Thăng, Lý Khánh. Bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc lại bị thua ở Mã Yên. Cả hai tên tướng giặc đều bị bắt sống. Lê Lợi cho đem sắc thư, ấn phù của Liễu Thăng đưa đến cho Mộc Thạnh. Tên tướng này hoảng hốt rút quân chạy, ta đuổi theo chém giết rất nhiều.

Đến tháng mười hai, bọn tướng giặc ở Đông Đô là Vương Thông, Mã Anh, Lý An, Trần Chí đều xin hòa trả lại thành trì cho ta. Lê Lợi cho giải vây và tha chết cho cả bọn, cấp cho năm trăm chiến thuyền và hai nghìn con ngựa để chúng kéo nhau về nước. Ta lại đưa thư xin hòa, xin thông sứ và được triều cống như trước. Thế là kháng chiến thành công. Nguyễn Trãi vâng lời, làm bản Bình Ngô đại cáo để thiên hạ đều nghe biết.

Lê Lợi lên ngôi ngày 15 tháng 1 năm 1428 (Mậu Thân). Từ đấy, ông chuyển trách nhiệm một vị tổng chỉ huy khởi nghĩa, sang nhiệm vụ người cầm đầu đất nước. Cũng có điều đáng trân trọng là ông đã làm được những việc tốt đẹp không ngờ: Đặt nền móng cho sự tồn tại gần 400 năm của Nhà Lê, xây dựng một quốc gia độc lập, góp phần tạo nên nền văn hóa mới mà ta có thể gọi là văn hóa Đại Việt, tiếp sau nền văn hóa Thăng Long. Ông ổn định Triều Chính, xây dựng bộ máy nhà nước, định chế độ phong cấp cho 221 vị công thần (và còn nhiều người khác nữa). Không có trình độ cao lắm về nho học, không được đào tạo về chính trị nhưng ông đã cai trị và tổ chức nhà nước một cách xuất sắc.

Nhiều người cứ quan niệm rằng các ông vua chúa ngày xưa chủ yếu là làm vì, còn mọi việc đã có các quan, các bậc lương tướng, các mưu thần giỏi giang. Thực ra không phải thế. Xung quanh Lê Lợi lúc bấy giờ có nhiều người tài nhưng chủ yếu là tài năng về quân sự. Còn về mặt văn tự, Lê Lợi không có mấy người giúp đỡ. Đa số người trong triều, vốn liếng học thức không có bao nhiêu. Có người cứ cho rằng Nguyễn Trãi là bậc cận thần giúp đỡ cho Lê Lợi. Không đúng như vậy, Nguyễn Trãi có được phong hầu, được làm chức nhập nội nhưng ông không phải là tể tướng, cũng không được gần gũi nhà vua nhiều.

Trước kia, ở dinh Bồ Đề Nguyễn Trãi ngồi ở tầng lầu thứ hai nhưng khi làm quan, ông đứng sau rất nhiều các vị quan chức khác (phải đến thời kỳ Lê Thái Tông, ông mới được trọng dụng một thời gian ngắn, song không giữ chức vụ lớn). Những người như Nguyễn Mộng Tuân có tiếng tăm văn học, cũng là lớp quan lại bình thường. Thân cận với Lê Lợi không thấy có ai tỏ ra có tài năng chính trị. Lê Lợi có giáng chiếu đề nghị tiến cử nhân tài, song sử không chép ông đã chọn thêm được ai giúp đỡ. Mọi việc có lẽ ông phải tự mình cáng đáng, quyết định, sau khi bàn bạc với các triều thần đều hạn chế về tài năng. Vậy mà ông đã điều hành đất nước “thức khuya dậy sớm trong sáu năm” mà đất nước được hoàn toàn thịnh trị.

Ông đã thực hiện chính sách quân điền để giải quyết tình trạng bất công về ruộng đất, đã tổ chức lại bộ máy quan liêu xuống tận cấp xã để ổn định việc trị an. Ông không mô phỏng theo chế độ của nước ngoài, không thiên nho, thiên phật, mà vạch ra được những bước đi ban đầu, giúp đất nước mau chóng phục hồi sinh lực, không bị lâm vào tình trạng khủng hoảng. Lê Lợi biết chọn các khâu chủ yếu để tập trung sự lãnh đạo của mình vào đấy: Vấn đề ruộng đất, vấn đề quốc phòng và vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước. Về mặt ngoại giao, ông cũng đạt được những thành công. Giặc Minh bị thua, nhưng không còn nghĩ đến sự phục thù để cho đất nước được yên ổn. Dưới thời Lê Lợi, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có tổ chức hội nghị bàn việc chia ruộng cho dân (ngày 22 tháng giêng năm Kỷ Dậu 1429); cùng với việc khai hoang phục hóa ruộng đất trong nước, ông cũng cho ban hành chế độ đúc tiền Thuận Thiên: “Truyền cho các đại thần trăm quan, cùng những người thông đạt trong ngoài bàn thể lệ dùng tiền cho hợp lòng dân”. Ông đã công bố một số luật lệ hành chính vào nền nếp, vào quy chế: “Trị nước phải có pháp luật, người mà không có phép để trị thì sinh loạn”. Đó là lời dạy của Lê Lợi để hướng tới nước nhà có pháp luật rõ ràng. Có thể nói, những vấn đề cơ bản để ổn định quốc gia đều được Lê Lợi chú ý, và đặt cơ sở cho nền thịnh trị về sau. Cùng lúc ấy, ông còn phải lo lắng để giữ yên biên cương, trực tiếp dẹp các cuộc nổi loạn của Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái.

Thời gian trị vì tuy ngắn, lại trong hoàn cảnh đất nước, vương triều còn ở giai đoạn phôi thai, Lê Lợi đã làm được những việc quan trọng. Tài năng chính trị, cũng như tài năng quân sự của ông là những điều ta phải khẳng định.

Lê Thái Tổ còn có tên gọi khác là gì?

Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖 10 tháng 9 năm 1385 – 5 tháng 10 năm 1433), húy danh Lợi (黎利) một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại ...

Lê Thái Tổ là niên hiệu của ai?

Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều . Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.

Lê Thái Tổ sinh năm bao nhiêu?

10 tháng 9, 1385Lê Thái Tổ / Ngày sinhnull

Lê Lợi là con thứ mấy?

Lê Lợi sinh năm 1385 là con thứ ba của Khoáng và Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. Lê Lợi là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông.