Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Có nhiều lúc bạn không xác định được giá trị bản thân của mình như thế nào? Bạn không biết mình làm tốt việc gì và muốn gì? Làm sao để biết được đâu thật sự là những giá trị của mình? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết giá trị bản thân mình nhé

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản thân là những điều bạn tin rằng quan trọng với chính mình và cũng có tác dụng mang đến thành công cho công việc hàng ngày của bạn. Một công việc có tính chất đúng với giá trị bản thân sẽ làm bạn cư xử hòa hợp, cuộc sống vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng. Còn nếu bạn đang đi ngược lại giá trị bản thân, chắc chắn công việc sẽ khó thành công như mong muốn.

Làm thế nào để xây dựng giá trị bản thân?

Giá trị tự nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là nhìn lại các trải nghiệm trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào và tự tin khi thực hiện? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Hãy liệt kê những trải nghiệm này ra giấy và xác định xem những yếu tố nào đã đóng góp vào sự thành công đó. Ví dụ: bạn vừa có một chương trình truyền thông tuyệt vời cho tổ chức. Theo bạn, yếu tố chính dẫn đến sự thành công của chương trình chính là câu slogan hấp dẫn hay trang Facebook với nhiều nội dung, hình ảnh mới mẻ, đặc sắc. Để làm được điều này, hẳn nhiên, bạn phải có một cái đầu luôn luôn bùng nổ với các ý tưởng và một trái tim nhiệt thành luôn dành hết tâm trí cho công việc. Đó chính là 2 giá trị của bạn: óc sáng tạo và nhiệt huyết.
 

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Tham khảo thêm thông tin việc làm tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Để tại nên giá trị bản thân bạn nên

Chăm sóc bản thân chu đáo

Một người biết chăm sóc bản thân là một người biết yêu bản thân, nhận biết giá trị bản thân, và khi đó, bạn mới thấy yêu mến người xung quanh được. Chăm sóc bản thân không chỉ dừng lại ở việc bạn chăm chút cho ngoại hình, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện…mà còn là ý thức hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị bản thân bằng việc trau dồi các kỹ năng, phát huy sở trường…Lúc này, bản thân bạn đã dần trở thành người có giá trị rồi đấy.

Không quá khắt khe với người khác

Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào nhược điểm của người khác và thấy điều tồi tệ ở họ thì cuộc sống quả thật đáng chán. Hãy học cách nhìn vào điểm tốt của mọi người, bao dung hơn với lỗi lầm của họ, bạn sẽ thấy tâm hồn của mình luôn thoáng đãng, an bình.

Cuộc sống của bạn không được đo lường bởi những gì bạn tích lũy, mà được đo bởi những gì bạn cho đi. Và 99 % bạn sẽ luôn có được những gì bạn đã cho đi, vì vậy đừng ngần ngại cho đi. Bạn có thể cho đi một nụ cười, đôi tai lắng nghe hoặc một bàn tay giúp đỡ.

Có rất nhiều việc tốt bạn có thể làm mà không cần tốn một xu. Hãy nhớ rằng, mục tiêu cuối cùng của tất cả các mục tiêu là để được hạnh phúc.

Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy làm cho những người xung quanh bạn hạnh phúc.

Luôn nghĩ mình may mắn

Cho dù bạn xấu xí, nghèo khổ, cô đơn đến đâu…thì hãy nghĩ, được sống trên cõi đời này là một may mắn. Hãy nghĩ đến những người bị bệnh hiểm nghèo, bị dị tật không thể sống như người bình thường. Quan trọng là bạn phải biết vượt qua số phận, luôn hướng đến một cuộc sống tươi đẹp  và không ngừng hoàn thiện mình để cải thiện cuộc sống của bạn.

Tạo thói quen làm việc tốt

Dù chỉ là hành động như nhặt rác bỏ vào thùng, dẫn một bà cụ qua đường, mua vé số cho một em bé tật nguyền…nhưng bạn sẽ thấy lòng ấm áp và cảm thấy mình có ích hơn nhiều. Hãy giúp đỡ mọi người khi có thể, dĩ nhiên đừng để kẻ xấu lợi dụng, song việc giúp đỡ người khác nâng cao sự tự tôn và lòng tự hào trong bạn.

Luôn chân thật

Một số người cố gắng khoác lên mình những chiếc áo bóng bẩy, với những dối trá về thành tích học tập, thân thế, nghề nghiệp, thu nhập…để người khác ngưỡng mộ. Nhưng khi bạn không sống thực với những giá trị mà bạn có được, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy thoải mái và yêu bản thân mình. Dù sao, hãy sống thật với những gì mình vốn có và nỗ lực để cải thiện chúng, nếu không bạn sẽ luôn thấy chán ghét mọi thứ, mệt mỏi vì giả tạo và cũng khó mà tìm được người thật lòng bên bạn.

Biết thừa nhận sai lầm, khuyết điểm

Con người chẳng ai hoàn thiện, vì vậy thật vô nghĩa nếu bạn cứ khăng khăng mình tốt cái này, mình đúng cái kia, gạt phăng ý kiến đúng đắn của người khác. Đừng ngộ nhận về bản thân như vậy: hãy sáng suốt tiếp nhận ý kiến của mọi người và nhờ đó để hoàn thiện bản thân mình hơn. Thừa nhận mình sai là một chuyện khó khăn, song nếu bạn cứ cho rằng mình đúng, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ.

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Đừng ngại thử thách

Hãy dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình để khám phá chính mình, những điều thú vị của cuộc sống đang chờ đợi bạn. Khi đón nhận một thử thách, hãy đương đầu hết mình thay vì lẩn tránh, bỏ cuộc. Tưởng tượng cuộc đời là một ván bài, bạn sẽ phải chơi cho đến quân bài cuối cùng. Chỉ cần niềm tin vào bản thân, sự dũng cảm, ý chí lớn lao, bạn sẽ chạm tay được vinh quang của cuộc đời. Hãy đi, và bạn sẽ đến

Học cách ra quyết định tốt hơn

Mỗi lựa chọn hay quyết định bạn đưa ra đều phải dựa vào các giá trị của bạn. Bất kể khi nào bạn phải quyết đinh giữa các lựa chọn, bạn hãy quyết định dựa trên thứ tự các giá trị của mình. Sắp xếp các giá trị của bạn trong một trật tự ưu tiên là điểm khởi đầu của lập kế hoạch chiến lược cá nhân. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn rõ ràng về giá trị của bạn, và hơn hết, bạn có thể lên kế hoạch và thu xếp các hoạt động khác của cuộc đời bạn.

Kiến thức và kinh nghiệm sống

Tính cách và sự khôn ngoan được điêu khắc theo thời gian, thông qua sự mất mát, những bài học, và chiến thắng. Nếu có một con đường rõ ràng để thành công, thì mọi người đã bước đi trên con đường đó rồi.

Những hạt giống của sự thành công được gieo trồng trong những thất bại trong quá khứ. Câu chuyện hay nhất của bạn sẽ được ghi chép từ việc khắc phục khó khăn lớn nhất của bạn. Vì vậy, hãy đứng vững, tiếp tục học tập, trải nghiệm và tiếp tục sống.

Kiến thức và kinh nghiệm sống của riêng bạn sẽ giúp bạn thành công.

Sống bằng quyết tâm và đam mê

Khi cuộc sống khiến bạn cảm thấy sợ hãi, thì đó là khi cuộc sống mang lại cho bạn một cơ hội để phát triển mạnh mẽ và dũng cảm hơn. Không có gì là vĩnh viễn trong thế giới điên rồ này, cho dù là sai lầm, thất bại, hoặc khó khăn của bạn.

Nếu bạn luôn giữ cho đôi mắt mở rộng, đôi chân luôn về phía trước, cuối cùng bạn sẽ tìm thấy những gì bạn cần.

Tin rằng mình làm được và bạn sẽ làm được.

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Hoàng Sa, Đà Nẵng

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com có thể thấy giá trị bản thân phải thật sự gắn kết với con người bạn, đừng bao giờ sao chép giá trị ấy từ người khác. Hiểu được giá trị bản thân là gì, bạn sẽ có cách khám phá và nuôi dưỡng chúng thành nét đặc trưng của mình. Hãy để giá trị của bạn là công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn tự tin hoàn thành tốt công việc nhé.

Mọi người trong chúng ta khi sinh ra đã có giá trị bản thân, tuy nhiên theo thời gian, những lời nhận xét, kỳ vọng và thái độ của người khác có thể thay đổi giá trị tự nhiên này. Giá trị bản thân là những điều mà bạn coi là lẽ sống, luôn luôn luôn hướng đến và có niềm tin mạnh mẽ rằng nó sẽ là "kim chỉ nam" mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống của bạn. Nâng cao giá trị bản thân giúp các bạn trẻ sống hạnh phúc hơn, có định hướng rõ ràng để theo đuổi đam mê và phát triển con đường sự nghiệp.

Do đó, hãy đầu tư một cách nghiêm túc vào việc xây dựng và nâng cao giá trị bản thân. Chỉ những ai biết cách nâng cao giá trị bản thân, tiếp tục học hỏi và trưởng thành suốt đời mới có thể trở thành kẻ bất khả chiến bại trong dòng chảy của thời đại.

1. Đọc sách để gia tăng giá trị bản thân

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Chiều cao của cuộc đời một người là độ dày của những cuốn sách mà người đó đã đọc (Ảnh: Internet)

Nhà đầu tư nổi tiếng Charlie Munger từng nói: "Trong cuộc đời của mình, tôi chưa biết đến một người thông thái nào mà không đọc và đọc mọi lúc có thể - không có. Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết Buffett đã đọc bao nhiêu và cả tôi nữa. Các con tôi cười nhạo tôi. Chúng nghĩ tôi là một quyển sách biết đi".

Đọc sách là cách tốt nhất để đánh thức bản thân và tăng cường trí tuệ. Càng có nhiều kiến ​​thức, càng rèn luyện được nhiều khả năng, từ đó bản thân cũng tràn ngập tự tin.

Khi bạn bối rối, sách chính là lá chắn giúp bạn chống lại sự cám dỗ của tính nóng vội. Khi bạn gặp khó khăn, cuốn sách là công cụ giúp bạn giải đáp những nghi ngờ của mình tốt hơn. Khi nản lòng, sách là vũ khí giúp bạn chống lại những khó khăn, thăng trầm.

Mỗi cuốn sách bạn đã đọc là một loại năng lượng bên trong giúp bạn đối phó với những sóng gió trong cuộc sống.

2. Rèn luyện sức khỏe - Giá trị gia tăng

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Thứ đắt nhất trên thế giới này không phải là vàng bạc, châu báu mà chính là sức khỏe. Chiếc giường đắt nhất thế giới chính là giường bệnh. Do đó, đừng dành dụm cả đời chỉ để tiêu cho chiếc giường bệnh! (Ảnh: Internet)

Cả một đời người được ví như là một trận bóng...

Nửa hiệp trước là học hành, quyền lực, tiền tài, danh vọng. Nửa hiệp sau là huyết áp, mỡ máu, ung thư, cô đơn, sầu não.

Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình. Nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.

Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, nỗ lực vì tương lai để bằng bạn bằng bè, gia đình được ngẩng cao mặt với họ hàng, làng xóm. Thế nhưng từng ấy thời gian đốt cháy năng lượng vào công việc, quay cuồng trong tiền tài sự nghiệp cũng là từng ấy thời gian sức khỏe hao mòn, bị vắt kiệt như một "chiếc giẻ" khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.

Bỏ ra 5 triệu đồng một lần đi khám bệnh tổng quát mỗi tháng, chăm sóc bản thân còn hơn đi vay mượn một lúc 500 triệu để chữa ung thư giai đoạn cuối.

Không khát cũng phải uống nước, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, bận mấy cũng phải rèn luyện. Đừng viện cớ phải làm vì đam mê, phải làm vì tương lai, phải làm vì "không tiền làm sao mai sống". Hãy đặt sức khỏe làm ưu tiên hàng đầu.

Hãy nhớ, sức khỏe chính là bảo hiểm của bạn, là con át chủ bài lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi. Không coi trọng sức khỏe, dùng sức khỏe như dùng một con trâu để đi cày, rồi đến một ngày sẽ phải ngỡ ngàng vì không biết phải tìm sức khỏe ở đâu. Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy sử dụng các bài tập thể dục để tăng thêm giá trị cho sức khỏe của bạn. Từng giọt mồ hôi đổ trong phòng tập, từng phút kiên trì chạy bộ buổi sáng sẽ không làm bạn thất vọng.

"Sức khỏe là quả cầu thủy tinh rỗng, một khi rơi xuống sẽ vỡ tan tành".

3. Xây dựng thói quen tốt

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

William James từng nói: "Cuộc sống của chúng ta chỉ là tổng hòa của vô số thói quen".

Mọi lời nói và việc làm, mọi động thái của bạn luôn được lặp đi lặp lại và biến thành lối sống và thái độ của bạn đối với cuộc sống. Thành công không phải một thứ gì đó xa vời, nó luôn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất. Phát triển những giá trị bản thân không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mà nó là cả một hành trình dài suốt cuộc đời của mỗi con người.

Việc duy trì được những thói quen tốt mỗi ngày sẽ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, và giá trị bản thân cũng dần dần được nâng cao. Những thói quen tốt như đọc sách, dậy sớm tập thể dục mỗi ngày, luôn nói lời yêu thương với những người xung quanh... chính là những bước đệm quan trọng trong hành trình phát triển bản thân.

Kỹ sư Matt Cutts của Google cũng đề cập đến "kế hoạch thử thách 30 ngày" trong một bài phát biểu của TED. Anh lên kế hoạch cho bản thân phải hoàn thành bốn nhiệm vụ mỗi ngày: Đạp xe đi làm; đi bộ 10.000 bước mỗi ngày; chụp ảnh mỗi ngày; viết tự truyện 50.000 từ.

Từ bỏ bốn thói quen: Không xem TV; không ăn đồ ngọt; không chơi Twitter (một phần mềm xã hội); từ chối caffeine. Ba mươi ngày sau, chàng kỹ sư trẻ không chỉ giảm cân thành công mà còn lạc quan và có động lực hơn bao giờ hết.

Thói quen là một khoản lãi kép. Thay vì mong chờ những thay đổi lớn lao trong cuộc sống, tốt hơn hết hãy bắt đầu từ bây giờ, xây dựng lần lượt từng thói quen tốt tưởng như nhỏ nhặt. Tiến bộ một chút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

4. Trân trọng thời gian

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Ảnh: Internet

Trên đời này, thứ công bằng nhất duy nhất chính là thời gian. Bất kể bạn là ai, bạn có địa vị như thế nào, mỗi ngày bạn đều có 24 giờ, 1440 phút và 86400 giây để sống.

Fu Seoul , quán quân mùa thứ bảy của chương trình "Wonderful Flowers", được đạo diễn hỏi: "Lợi thế của bạn là gì và tại sao bạn lại ở đây?".

Cô không ngần ngại trả lời: "Lợi thế của tôi là một người bình thường".

Thật vậy, trước khi nổi tiếng, cô đang sống cuộc sống của một người bình thường, kết hôn và sinh con, cuộc sống êm đềm.

Nhưng trong lòng cô luôn mơ ước trở thành một nhà văn. Vì vậy, cô đã tận dụng thời gian rảnh rỗi ít ỏi sau khi tan sở để đọc sách, viết blog và ngày đêm gửi bài cho các tạp chí. Sau mười năm kiên trì, cuối cùng cô cũng trở thành một nhà văn.

Do vậy, cách bạn sử dụng thời gian sẽ quyết định bạn sẽ sống như thế nào?

Như Einstein đã nói: "Sự khác biệt giữa mọi người nằm ở thời gian rảnh rỗi của họ. Thời gian rảnh rỗi sản sinh ra tài năng, những người lười biếng, nghiện rượu, hâm mộ bài và cờ bạc. Điều này không chỉ phân biệt hiệu suất công việc mà còn phân biệt cảnh giới của cuộc sống từ cao đến thấp".

Đừng bao giờ lãng phí thời gian, và đừng trải qua cuộc sống này một cách mông lung. Khi bạn làm cho thời gian của bạn có ý nghĩa, cuộc sống của bạn cũng có ý nghĩa.

5. Kết giao với những người tài giỏi

Làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân

Muốn thành công, hãy chơi với những người giỏi hơn bạn (Ảnh: Internet)

Có một câu nói: "Mối liên hệ giữa con người với nhau về bản chất là sự trao đổi giá trị".

"Gia tăng kết nối" không phải là bạn muốn biết bao nhiêu người, mà là có bao nhiêu người muốn biết bạn. Khi bạn không có giá trị, bạn không thể nói về kết nối. Thực chất, kết nối không phải bằng cách xu nịnh, mà bằng cách thu hút lẫn nhau.

Khi bạn không có kỹ năng vững vàng, bạn sẽ không nhận được sự công nhận và hỗ trợ thực sự từ những người giỏi nhất. Nhưng khi bạn đủ nổi bật hoặc đủ tốt, họ sẽ tự tìm đến bạn.

Thay vì dành thời gian và sức lực cho những tương tác xã hội vô bổ, tốt hơn hết bạn nên học cách củng cố bản thân. Khi bạn hữu ích, "danh bạ" của bạn sẽ hữu ích. Khi bạn có giá trị, các kết nối của bạn sẽ có giá trị.

Có một câu hỏi trong truyện ngụ ngôn Hy Lạp cổ đại: Một đồng xu có thể làm cho một người trở nên giàu có không?

Có thể câu trả lời của bạn là không, nhưng nếu đó là thêm một, thêm một cái khác, hoặc thậm chí thêm một cái mỗi ngày. Khoảng cách giữa mọi người thường không đột ngột được nới rộng, mà nó dần được nới rộng trong một ngày, một tháng hoặc một năm.

Theo Aboluowang