Lá húng chanh tên gọi khác là gì

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Plectranthus Amboinicus

Tên khoa học: Plectranthus Amboinicus

Tên gọi khác: lá tần dầy, dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn

Họ: Thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Nguồn gốc: Đông Phi và Nam Phi

Phân bố: cây được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam để làm thuốc, gia vị và cây cảnh.

Cây húng chanh là loại cây thuốc nam

1. Đặc điểm phân bố cây húng chanh

Thân cây húng chanh lá cao khoảng 25-100cm. Cây mọng nước, có mùi hăng hắc, thường có lông ngắn, mềm bao quanh thân khi còn non. Cây già thân sẽ nhẵn hơn.

Lá cây húng chanh có hình tim, lá dày, cứng, giòn quanh mép lá có khía răng tròn và thường mọc đối xứng nhau, lá có nhiều lông mịn, có mùi thơm dễ chịu, khi hít vào cho cảm giác sảng khoái.

Đặc điểm lá húng chanh

Hoa của cây húng chanh nằm trên một cuống ngắn, màu tím nhạt. Cây thường cho hoa từ tháng 8 đến tháng 11.

Quả húng nhỏ, có màu nâu và chứa 1 hạt bên trong. Cây có mùi thơm như chanh kèm theo vị chua.

2. Đặc điểm sinh trưởng của cây húng chanh

Cây được trồng trong chậu cảnh hoặc thành bụi, cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Cây phát triển ở nhiều môi trường khác nhau như ven biển, sườn đá, đất cát… nhưng thích nhất là đất màu mỡ, dễ thoát nước và có bóng râm. Cây phát triển mạnh hằng năm theo hai mùa vụ là: mùa hè, mùa thu. Vào tháng 4 hoặc tháng 5 thì cây có hoa và cho quả.

Cây húng chanh là loại cây dễ trồng và chăm sóc, chính vì vậy cây có khả năng chịu được ở thời tiết khắc nghiệt. Cây được người dân sử dụng làm cây thuốc nam điều trị một số bệnh lý như ho, cảm cúm, ho có đờm, viêm họng, khản tiếng.

3.  Bộ phận dùng cây húng chanh

Thông thường, các nhà dược liệu thường sử dụng lá cây húng chanh làm thuốc điều trị bệnh.

3.1. Thu hái, chế biến và bảo quản

Thu hái: Có thể thu hoạch lá húng chanh sau 1 tháng trồng. Sau khi hái chỉ cần bón phân và tưới nước đầy đủ, cây có thể cho lá quanh năm. 

Chế biến: Dùng lá hay cành húng chanh non đem rửa sạch và dùng. Hoặc cũng có thể dùng lá đã phơi khô.

Bảo quản: Đối với lá húng chanh khô cần được bảo vệ ở nơi khô mát.

3.2. Thành phần hóa học

Cây húng chanh có chứa hoạt chất màu đỏ colein và tinh dầu Carvacrol. Ngoài ra, húng chanh rất giàu hàm lượng beta carotene, vitamin K và acid ascorbic.

4. Vị thuốc húng chanh

4.1. Tính vị

Theo đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay và không độc

4.2. Tác dụng dược lý

Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào nói về tác dụng của cây húng chanh. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 1961 của phòng Đông y Viện vi trùng cho thấy, các hoạt chất chiết xuất từ húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với các loại vi trùng như 

+ Shigella flexneri-Shigeila sonnet

+ Coli bothesda Streptococcus

+ Pneumococcus

+ Coli paihogène

+ Staphyllococcus 209 p. Salmonella typhi

+ Shigella dysenteria [Shiga] Subiilis

+ Diphteri và Bordet Gengou

Chính nhờ tác dụng này, lá húng chanh thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng, tiêu đờm, cảm cúm hoặc ho do sốt phong hàn, khản tiếng, ho gà hoặc trùng thú cắn.

Cây húng chanh giúp hạ sốt ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong húng chanh khá cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Đặc biệt thành phần hoạt chất limonene có trong lá có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giúp điều trị chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, chúng còn mang lại lợi ích chống viêm, giúp bảo vệ da, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư da và tế bào ung thư vú.

4.3. Cách dùng và liều dùng

Húng chanh có thể dùng dưới dạng giã đắp, thuốc xông hoặc vắt lấy nước uống. Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà liều dùng thường khác nhau. Húng chanh thường dùng tươi với liều lượng sử dụng tối thiểu một ngày là từ 10-16g

Nguồn: Tổng hợp thuocdantoc.org; hellobacsi.com

Húng chanh là cây rau gia vị phổ biến,  được coi là thuốc quý trong dân gian chữa được nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông. Húng chanh có nhiều tên gọi khác nhau như tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô.

Nội dung

  • 1 Dược liệu Húng Chanh
    • 1.1 I. THÔNG TIN CHI TIẾT:
      • 1.1.1 1. Mô tả thực vật:
      • 1.1.2 2. Phân bố:
      • 1.1.3 3. Bộ phận dùng:
      • 1.1.4 4. Thu hái, chế biến và bảo quản:
      • 1.1.5 5. Mô tả dược liệu Húng Chanh
      • 1.1.6 6. Thành phần hóa học:
      • 1.1.7 7. Phân biệt thật giả
      • 1.1.8 8. Công dụng – Tác dụng
      • 1.1.9 9. Cách dùng và liều dùng:
      • 1.1.10 10. Lưu ý, kiêng kị:
    • 1.2 Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Húng Chanh
        • 1.2.0.1 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tên khoa học: Folium Plectranthi amboinici
  2. Tên gọi khác:
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ôn. Quy vào kinh phế, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: Lá tươi của cây Húng Chanh.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Lá hình bầu dục hay hình trứng rộng, đầu hơi nhọn hoặc tù, gốc hình nêm. Phiến lá dày, mọng nước, mép khía tai bèo. Cả 2 mặt lá đều có lông tiết, mặt dưới nhiều hơn. Gân chính to, gân bên nhỏ, nổi rõ ở mặt lá. Mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua.
  6. Phân bố vùng miền:
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Thân cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 30-70cm, phân nhánh nhiều; cành non vuông, có nhiều lông. Thân già gần tròn, mập. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập; phiến lá dày, mọng nước, hình trứng rộng hay gần tròn, kích thước 4-8×3-6cm, đỉnh lá nhọn hoặc tù, gốc tròn hay cụt, mép có răng cưa to, không nhọn, cả 2 mặt lá có lông ngắn. Gân chính to, gân bên nhỏ, 4-5 đôi, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá có mùi thơm dễ chịu như chanh, vị chua. Cuống lá dài 2-4cm, hình lòng máng, có lông. Cây rất hiếm khi thấy ra hoa.

Húng chanh có nhiều tên gọi khác nhau như tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô.

Húng chanh có nhiều tên gọi khác nhau như tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô.

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: mọc ở nhiều nơi

3. Bộ phận dùng:

  • Lá tươi của cây Húng chanh.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo hái những lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu và lá già, phơi âm can cho khô.
  • Chế biến:  Lá phơi âm can cho khô.
  • Bảo quản: Nơi khô, mát.

5. Mô tả dược liệu Húng Chanh

Lá hình bầu dục hay hình trứng rộng, đầu hơi nhọn hoặc tù, gốc hình nêm. Phiến lá dày, mọng nước, mép khía tai bèo. Cả 2 mặt lá đều có lông tiết, mặt dưới nhiều hơn. Gân chính to, gân bên nhỏ, nổi rõ ở mặt lá. Mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua.

6. Thành phần hóa học:

  • Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là carvacrol.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc.
  • Công dụng: Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

9. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày 10 – 16g, dạng thuốc sắc, thuốc xông , vắt lá tươi uống, thường dùng lá tươi.

10. Lưu ý, kiêng kị:

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Húng Chanh

  • Chữa ho do viêm họng, khản tiếng:

Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Hoặc: Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.

Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.

  • Cảm sốt, không ra mồ hôi:

Húng chanh 20g, tía tô 15g, gừng tươi 5g [thái lát mỏng], cam thảo đất 15g. Sắc uống khi nước thuốc còn ấm để cho ra mồ hôi.

  • Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi, miệng đắng:

Lá húng chanh 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát mỏng. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc: Lá húng chanh tươi 50g, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng lượng vừa xâm xấp, trộn đều, đậy kín. Nấu 1 nồi nước xông sôi, khi nước xông sôi thì cho bát húng chanh vào, đậy kín vung nấu sôi lại, cho người bệnh xông khoảng 5 – 10 phút, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác và nằm nghỉ ở nơi kín gió. Không dùng xông cho trẻ em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Chủ Đề