Lá é miền bắc gọi là gì

Theo y học cổ truyền thì hạt é có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt, làm dịu thần kinh, giảm mỡ máu, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao.

Lá é còn gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông, húng trắng… có tên khoa học Ocimum basilicum. É là một loài cây nhỏ, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao 0,5-1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá é mọc đơn đối chéo chữ thập, có hình bầu dục, dài 5-6cm, rộng 2-3cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép răng cưa, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả.

Công dụng về y học thì nhiều và không chỉ thế, lá é nấu canh gà hay ăn kèm với lẩu gà thì ngon tuyệt. Đặc biệt, lá é không dễ tìm mua về nhà vì nhu cầu của các nhà hàng ở Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đà Lạt… dùng loại lá này quá lớn nên theo năm tháng, lá é đắt trông thấy. Và có một điều rất khó chịu nữa là cứ khi có việc cần mua thì vào các chợ miền Trung hoặc khu vực Tây Nguyên, lá é thường hết hàng từ sớm. Vậy nên kinh nghiệm là muốn có lá é dùng vào đúng dịp, bạn nên tìm mua từ trước đó vài ngày.

Ở Đà Lạt, hàng ăn có nhiều, lẩu cũng phong phú nhưng có hai hàng lẩu gà lá é nếu bạn đến chậm hoặc không đặt bàn trước sẽ không có chỗ mà ngồi, đó là Tao ngộ quán và quán 668. Nghe tên chẳng liên quan, chẳng nói lên món “tủ” của hai quán này nhưng từ xưa đến nay, khách đến quán vẫn thường dõng dạc: “Cho nồi lẩu gà lá é” và ngồi rung đùi chờ phục vụ bê đồ ra.

Lá é sống được ở một vài vùng nhưng ở Đà Lạt, lá é thơm hơn, ngon hơn, lượng tinh dầu nhiều hơn, thế nên lẩu gà lá é ở Đà Lạt thường đi vào lòng du khách nhanh hơn. Lá é nếu bạn ăn sống hoặc để cuốn gỏi có vị chua chua, chát chát, dịu dịu nhưng khi bạn lướt qua nước trong nồi lẩu, bạn sẽ cảm thấy lá có vị bùi, hơi the the và có mùi thơm hơi giống hương nhu.

Hai quán trên đông khách bởi mức sống ở Đà Lạt giờ cũng cao rồi, người dân đi ăn nhà hàng nhiều và khách lỡ vào nhầm quán kể ra cũng… hơi mệt; trong khi đó hai quán lẩu trên chỉ lấy một nồi lẩu chừng 200.000 đồng. Nửa con gà, một rổ lá é [không quá to], nấm, măng, bún, coi như 3-4 thực khách có thể thưởng thức lẩu gà lá é trong cái lạnh se se, mưa chiều lất phất.

Nước dùng lẩu ở quán 668 hay Tao ngộ quán có vị thơm, cay nồng của ớt, hợp với không khí lạnh đặc trưng của Đà Lạt. Còn gà là gà ta, gà vườn ngọt thịt nên vừa ăn vừa thèm. Vị ngọt của gà tươi kết hợp với nước dùng cay dịu và lá é tươi ngon thì đúng là bạn đã được thưởng thức một nồi lẩu giản dị mà “chất lừ”. Nếu bạn đang bị cảm cúm thì món lẩu gà cay nóng ăn kèm với lá é chính là một bài thuốc thực hay.

Tất nhiên ở bất kỳ quán lẩu gà lá é nào, du khách luôn phải gọi thêm một vài rổ lá é nữa để ăn cho thỏa, chứ ra Bắc hoặc vào miền Tây rồi thì kiếm lá é khó vô cùng. Thường thì với một số bạn kén ăn hoặc kỹ tính, ăn lá é lần đầu có cảm giác hăng hăng, nồng nồng mùi tinh dầu, như mùi của bó lá xông [hơi] vậy. Nhưng bạn hãy ăn thêm miếng nữa, miếng nữa, để rồi sẽ đến lúc, bạn quá thèm một nồi lẩu [gà] lá é mà không biết kiếm đâu ra; chắc thực khách-du khách phải nhanh nhanh đặt vé vào Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt...

Lá é được biết đến như một vị thuốc dân gian chữa một số bệnh rất hiệu quả. Ngoài ra, lá é còn được sử dụng nhiều trong ẩm thực như một loại gia vị khi chế biến các món ăn, tạo nên hương vị rất đặc trưng. Cùng Nông Sản Dũng Hà tìm hiểu tác dụng của cây é cũng như cách nấu lẩu gà lá é ngon trong bài viết dưới đây nhé.

Lá é là lá gì?

Lá é còn có tên là é trắng, hương thảo, húng lông, tiến thực, trà tiên. É là loại cây nhỏ sống quanh năm, lá mọc hình chữ thập đối chéo, có cuống dài, phiến lá hình mũi mác thuôn dài, có lông ở cả hai mặt, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới. Hoa mọc thành xim màu trắng, ở kẽ lá hay đầu cành. Toàn cây có hương thơm.

Mùi hương của cây é trắng nồng hơn mùi lá é tím [lá quế] và có chút gì đó hấp dẫn người ăn hơn. Cây é trắng trồng trên đất cát ở miền Trung nhiều nắng và đất khô cằn thường cho vị đậm đà và thơm hơn so với cây é trắng ở các vùng khác.

Lá é còn được người dân miền Trung dùng để làm muối. Mỗi sáng nấu một nồi cơm nóng hổi ăn kèm với gói muối é là đã có một bữa sáng no bụng ... Với người trong miền Trung, muối é trắng rất quen thuộc, muối é còn có thể dùng để chấm gà, cá biển, cá sông. Và món muối đó phải đi với ớt xanh mới tạo ra màu chua, mà chỉ cần nhìn thôi là nước miếng đã trào ra trong miệng.

Công dụng của lá é

Cây là một vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh. Thân và lá được sử dụng như một thành phần trong các bài thuốc dân gian hoặc chiết xuất tinh dầu.

Thân và lá có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải biểu, lợi thấp, khu phong, phát hãn, tán ứ, chỉ thống nên thường được dùng chữa đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, sốt, cảm lạnh, cúm, nhức đầu, viêm lợi, chảy máu lợi, tưa miệng, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, viêm bàng quang.

Dưới đây là một số bài thuốc quen thuộc:

Chữa đau bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa: Cành cây và lá é phơi khô, sau đó thái nhỏ sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi lần sắc nước khoảng 10 - 20g.

Chữa táo bón: Ngâm khoảng 5-10g hạt é trong 100ml nước ấm cho đến khi bên ngoài hạt được bao bọc bởi một lớp chất nhầy màu trắng rất nhớt. Sau đó cho đường vào, khuấy đều và uống.

Chữa cảm mạo, cảm cúm, sốt, nhức đầu: Lá é tươi [20-30g], dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, lá cúc tần,… mỗi thứ 10g, nấu lấy nước cho mồ hôi ngoài.

Chữa viêm lợi, chảy máu lợi, tưa lưỡi: Rửa sạch lá é tươi, giã nát cùng với vỏ lụa ở mặt trong của vỏ cây sổ[mỗi thứ 30g]. Sử dụng nhiều lần trong ngày.

Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt: Pha khoảng 3 - 6 giọt tinh dầu é với siro và nước thành dạng nhũ tương, uống trong ngày.

Ngoài ra, vì hạt é khô có tính hút nước mạnh nên nếu dùng không đủ nước, hạt húng quế có thể trương nở gây tắc ruột, hạt é có tính nhuận tràng cao, phụ nữ có thai không nên dùng …

Ngoài ra, lá é được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Đây là một loại rau được nhiều người ưa thích và ăn kèm trong nhiều món ăn, giúp món ăn thêm hấp dẫn và đậm vị.

Món ăn ngon với lá é

Một món ăn được cho là đặc sản của miền Trung được làm từ lá é trắng du nhập vào Sài Gòn và có mặt ở nhiều nơi trên cả nước đó là lẩu gà lá é. Món ăn gợi nhớ đến hương vị dân giã, mang đầy đủ hương vị quê hương cho gia đình. Gà vùng đồi với độ dai, săn chắc cùng với lá é trắng mọc trên đất cát nóng tỏa ra hương vị cay nồng đặc trưng.

Thịt gà vừa chín tới vẫn còn mềm, còn chút dư vị của đồi núi quyện với mùi thơm nồng nàn của lá é và vị cay nhẹ của ớt xanh. Sự kết hợp này đã mang đến cho món ăn sự hấp dẫn, gợi nhớ những tình cảm về miền Trung trù phú sản vật. Không chỉ có món lẩu gà lá é,… hương vị của lá é khi kết hợp với thịt gà sẽ tạo nên những món ăn ngon lạ miệng khiến bạn thích mê:

  • Gà hấp lá é
  • Canh gà lá é
  • Tôm biển hấp lá é
  • Cơm chiên lá é
  • Sò mồng hấp lá é
  • Ếch nấu lá é
  • Giò heo nấu lá é

Hướng dẫn cách nấu lẩu gà lá é

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá é

  • 1,2kg gà
  • 200g lá é trắng tươi
  • 8 quả ớt xanh
  • 1 lít nước lọc
  • 1kg bún tươi
  • 3 cây sả
  • Một số gia vị cần thiết: Muối, đường phèn, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn ...

Sơ chế

  • Đầu tiên, bạn dùng muối xát đều lên bề mặt gà, sau đó rửa thật sạch với nước và lau khô. Dùng khăn giấy thấm khô nước trên bề mặt gà rồi chặt miếng vừa ăn.
  • Lá é nhặt bỏ gốc, nhặt bỏ các lá dập nát và đọt già, rửa sạch, để ráo.
  • Ớt bỏ cuống, rửa sạch. Cho 1 thìa cà phê muối hột cùng với 4-5 trái ớt và 5-6 ngọn lá é vào cối, giã nhuyễn. Còn lại 3-4 quả ớt sừng cắt lát.
  • Với sả, bạn bóc lớp vỏ già bên ngoài, rửa sạch và đập dập.

Ướp gà

Ướp phần thịt gà đã chặt cùng với 1/2 lượng muối ớt giã nhỏ, để khoảng 30 phút cho gà ngấm gia vị.

Nấu nước lẩu

Ở món lẩu này, bạn sẽ không dùng nước hầm xương như các món lẩu thông thường khác mà sẽ dùng nước khoáng nhạt để nấu. Nước khoáng giúp gà mau chín, không có vị gắt của gia vị, lại có nhiều muối khoáng nên khi ăn không chỉ ngọt mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Cho nước khoáng và sả đã đập dập vào nồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho thịt gà đã ướp vào nấu cùng, sau đó cho thêm một chút đường phèn để tạo vị ngọt cho nước lẩu. Bạn nêm lại cho vừa ăn và vớt sạch bọt để nước dùng được trong.

Sau đó bạn giã nát lá é [chỉ hơi nát, không nát quá] cho vào nồi nước dùng. Chỉ cần cho một lượng vừa đủ để dậy mùi thơm ngon, nếu ít quá sẽ bị nhạt, nếu nhiều quá sẽ có vị hăng khó ăn. Để hoàn thành món lẩu gà lá é, bạn cho thêm chút ớt xanh và thưởng thức cùng bún tươi.

Như vậy, với cách nấu trên là bạn đã có một nồi lẩu thơm ngon để thưởng thức. Cách làm lẩu gà lá é rất đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà cho bữa cơm gia đình thêm phần đặc sắc.

Chắc chắn với vị ngọt thanh của nước dùng quyện với vị cay nồng của lá é, ớt xanh tạo nên một hương vị rất riêng vừa hấp dẫn lại khó quên.

Lá é có giá bao nhiêu 1kg hôm nay?

Giá lá é là bao nhiêu? Lá é có đắt không? Đây là những thắc mắc thường gặp của các chị em bởi lẽ đây là một món đặc sản mà không phải nơi nào cũng có. Hiện tại mức giá sản phẩm này tại Nông sản Dũng Hà dao động từ 150.000 - 160.000đ/kg.

Địa chỉ mua lá é tại Hà Nội và Tp.HCM

Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Nông Sản Dũng Hà là địa chỉ bán lá é sạch chất lượng được nhiều khách hàng tin dùng. Lá é được hái trực tiếp, được trồng tự nhiên đảm bảo không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng và thỏa sức chế biến nhiều món ăn ngon với lá é tại cửa hàng của chúng tôi.

Mua lá é chất lượng tại Hà Nội

Lá é bán tại Hà Nội rất nhiều, nhưng không phải ở đâu cũng là nơi bán lá é chất lượng. Điều mà khách hàng quan tâm nhất là mua lá é ở đâu giá rẻ, chất lượng. Nhiều người vẫn luôn muốn tìm địa chỉ bán lá é uy tín tại Hà Nội để có thể an tâm khi mua hàng.

Vậy hãy nhanh tay đến với Nông sản Dũng Hà - nơi cung cấp các loại mặt hàng nông sản uy tín hàng đầu với gần 10 năm hoạt động. Cam kết mang lại những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Mua lá é uy tín tại Tp.HCM

Bạn đang tìm địa chỉ bán lá é uy tín tại HCM? Hiện nay có nhiều nơi bán lá é không rõ nguồn gốc... Nên khi mua sản phẩm bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chất lượng, nguồn gốc của nó. Hãy đến ngay Nông sản Dũng Hà để mua lá é chất lượng tại TpHCM bạn nhé!

Nông sản Dũng Hà hiện có bán lá é chất lượng, giá rẻ nhất tại TpHCM. Sản phẩm tại Nông Sản Dũng Hà cam kết luôn tuyệt đối an toàn cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp nhiều mặt hàng nông sản đa dạng từ rau củ quả đại trà, rau củ Đà Lạt, trái cây nội địa, nhập khẩu và nhiều loại dược liệu quý cũng như đặc sản vùng miền nổi tiếng như: rau tiến vua, mầm đá, rau kèo nèo, củ sen tươi,...

Là é ngoài Bắc gọi là gì?

Ngoài ra, lá é còn có nhiều tên gọi khác như é trắng, húng quế trắng, húng quế lông, tiến thực, hương thảo, hương nhu, trà tiên,… Được biết, thời xưa, lá é được coi là một loại rau gia vị thơm ngon, dùng để tiến vua nên mới gọi là "cây tiến thực".

Là é còn có tên gọi là gì?

É hay é trắng, húng trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo, húng lông, húng quế lông [danh pháp khoa học: Ocimum africanum; các đồng nghĩa: Ocimum basilicum var.

Là é khác húng quế như thế nào?

Mặc dù lá é thuộc họ húng quế nhưng lá é không phải là lá húng quế. Cụ thể, nếu thân cây é có màu trắng và nhiều lông thì húng quế sẽ có màu tím và không có lông. Ngoài ra, người ta còn phân biệt hai loại lá này theo mùi vị, lá é có vị cay nồng, chua và hơi chát còn lá húng quế có vị cay nồng chủ yếu.

Là é và hạt é khác nhau như thế nào?

Lá é có mùi thơm vị cay, tính ấm, còn hạt é tính hàn. Theo y học cổ truyền, lá é có tác dụng phát hãn giải biểu, khu phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống. Hạt é có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt.

Chủ Đề