Ký hậu séc là gì

  • Chuyển nhượng séc được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 159/2003/NĐ-CP về việc cung ứng và sử dụng séc, theo đó:

    Điều 21. Chuyển nhượng

    1. Séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền

    a] Một tờ séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền sau cụm từ ''Trả theo lệnh của'' - hoặc chỉ ghi tên người được trả tiền mà không có cụm từ trên, thì người được trả tiền có thể chuyển nhượng tờ séc đó bằng cách ghi tên người được chuyển nhượng, ngày, tháng chuyển nhượng, ký và ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình vào mặt sau của tờ séc [sau đây gọi là ký hậu] và chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng.

    b] Người được chuyển nhượng tờ séc nói trên có thể chuyển nhượng tiếp bằng cách ký hậu tương tự như trên.

    c] Người chuyển nhượng tờ séc nói trên có thể chấm dứt việc tiếp tục chuyển nhượng séc bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ ''Không tiếp tục chuyển nhượng''.

    d] Người cầm tờ séc được chuyển nhượng bằng cách ký hậu là người thụ hưởng nếu tờ séc đó được chuyển nhượng liên tục đến người đó.

    2. Tờ séc được ký phát không ghi tên người được trả tiền hoặc có ghi cụm từ ''Trả cho người cầm séc'', thì người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng cách chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng mà không cần ký hậu.

    Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Chuyển nhượng séc ghi số tiền bằng ngoại tệ, được quy định tại Nghị định 159/2003/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

    Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề