Kinh thủ lăng nghiêm toàn tập pdf

Download kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ PDF ✓Kinh Thủ Lăng Nghiêm Thích Duy Lực PDF ✓Tải Sách Kinh Lăng Nghiêm ✓ Kinh Lăng Nghiêm Quyển 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ✓Tải xuống miễn phí link Google Drive


Tải Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ PDF

XEM TRƯỚC 10 TRANG

TẢI FULL TÀI LIỆU

Download ngay

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

NHAN ĐỀKinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Dịch giả Sa môn Bát Lạt Mật ĐếTóm tắt

Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm là tên gọi tắt của Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm. Kinh này cũng thường được gọi một cách ngắn gọn là Kinh Thủ Lăng Nghiêm hoặc gọn hơn nữa là Kinh Lăng Nghiêm. 

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa và là tâm ẩn bí mật đại tổng trì môn của chư Phật Như Lai, bao gồm toàn bộ hệ thống giáo lý nhân quả, mê ngộ, chơn vọng, thánh phàm của tất cả đại tạng. 

Kinh Thủ Lăng Nghiêm giúp chúng sinh có được tuệ giác mà phá trừ tất cả những dục vọng, đánh tan phiền não khổ đau, tiêu trừ những vô minh đen tối và sau cùng đạt đến cứu cánh tối thượng là chứng đắc Diệu Giác Như Lai tức là thành Phật.

Mục lục
  • Giới Thiệu Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm
  • Quyển 01 - Duyên Khởi - Tâm Ở Chỗ Nào? - Tánh Thấy Không Phải Con Mắt
  • Quyển 02 - Trong Cái Thân Vô Thường Sinh Diệt Có Cái Thường Hằng Không Sinh Diệt
  • Quyển 03 - Vạn Pháp Là Biểu Hiện Của Như Lai Tạng
  • Quyển 04 - Bảy Đại Dung Nhau Không Ngăn Ngại Tánh Nghe Thường Hằng
  • Quyển 05 - Sáu Căn Là Đầu Mối của Sinh Tử và Niết Bàn. Nhân Duyên và Phương Tiện Chứng Đắc Viễn Thông
  • Quyển 06 - Nhĩ Căn Viên Thông - Nhiếp Tâm Là Giới
  • Quyển 07 - Thần Chú "Thủ Lăng Nghiêm" - Nguyên Nhân Điên Đảo của Mười Hai Loài Chúng Sinh
  • Quyển 08 - Các Địa Vị Tu Chứng - Nguyên Nhân và Quả Báo Của Chúng Sinh Ba Cõi
  • Quyển 09 - Ma Chướng trên Đường Tu Tập

Trên đây là Kinh thủ lăng nghiêm trọn bộ PDF, ViecLamVui - chuyên trang tìm việc nhanh miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu của các bạn thật hiệu quả.

Học Kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ giúp con người thấu rõ vị trí của mình đối với quả vị Bồ Đề Niết Bàn vô thượng. Dưới đây là nội dung kinh file PDF cho quý vị tụng đọc.

1. Hai chữ Lăng Nghiêm có ý nghĩa gì?

Hai chữ Lăng nghiêm, tiếng Phạn là Suramgama, nói đủ là “Thủ Lăng Nghiêm”, Trung Hoa dịch là “Đại Định Kiên cố”. Nghĩa là cái bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật. Vì thể của nó rộng lớn không có giới hạn ngằn mé, bao la trùm khắp cả pháp giới, nên gọi là “Đại”.

Tâm thể này xưa nay vốn là thanh tịnh, không có tán loạn, thường hằng vắng lặng, không lay động dời đổi, nên gọi là “Định”. Vì tính chất của nó không dời đổi, thấu xưa suốt nay, thường hằng bất động, ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm, hằng hữu bất hoại, nên gọi là “Kiên cố”. Đại khái, đó là nghĩa của ba chữ “Thủ Lăng Nghiêm”, tức là “Đại Định Kiên Cố”.

2. Sự tích Kinh Lăng Nghiêm

Ở Ấn Độ khi xưa vào thời Đức Phật còn tại thế, mùa mưa thường kéo dài có khi đến vài tháng. Chính trong thời gian nầy, các chư tăng tề tựu đông đủ để nghe Đức Phật thuyết giảng và tham thiền nhập định.

Thời gian nầy được gọi là ba tháng an cư kiết hạ. Sau đó, chư tăng cũng như Phật mỗi người đi mỗi ngã để lo hoằng dương đạo pháp và họ chỉ trở lại đây trước mùa mưa năm tới.

Một hôm, nhân mùa mãn hạ, cũng là ngày húy nhật của vua cha, nên vua Ba-tư-nặc sắm sửa nhiều món chay đặc biệt và chính thức nhà vua đi mời Đức Phật cùng chư tăng đến để cúng dường. Ngoài ra, các hạng trưởng giả cũng sắm đủ thức cơm chay để cung thỉnh chư tăng đến cúng dường. Phật bảo ngài Văn Thù Bồ tát chia chư tăng ra làm nhiều nhóm để đi từng nhà thọ cúng.

Trong lúc ấy, ông A Nan vì đã chịu người thỉnh riêng trước, nên trở về chẳng kịp để dự vào hàng chúng tăng thọ cúng. Ông mang bình bát đi vào thành, oai nghi tề chỉnh, dáng điệu chậm rãi, qua từng nhà để khuất thực. Với tâm bình đẳng, ông muốn làm phước điền cho tất cả mọi người, không phân biệt quý phái hay hạng bình dân. Ông chỉ mong gặp những người chưa làm phước, để hôm nay họ có cơ hội phát tâm cúng dường, như thế giúp họ gieo nhân tốt để ngày sau họ gặt lấy quả hiền. Vì nghĩ như thế, nên ông rảo bước vào các xóm làng, nhưng không may ông gặp một người đàn bà ngoại đạo có tên là Ma-đăng-già đã dùng thuật thần chú của Ta Tỳ Ca La tiên Phạm Thiên để bắt ông vào phòng định giở trò dâm dục.

Ông A Nan đang bị nạn, hết sức buồn rầu, chỉ còn chắp tay niệm Phật và hướng về Đức Chí Tôn để cầu cứu. Đức Phật cảm ứng được, nên khi vừa thọ trai xong không kịp thuyết pháp, Ngài liền trở về tịnh xá ngồi kiết già, phóng hào quang có hoa sen ngàn cánh và bắt đầu nói thần chú Lăng Nghiêm. Sau đó, Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú ấy đi đến chổ nàng Ma-đăng-già để phá trừ tà chú cứu nạn cho A Nan.

Sau khi được thoát nạn, ông A Nan về đến chỗ Phật cúi đầu kính lạy, buồn tủi, khóc than và bạch với Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Con từ hồi nào đến giờ có lòng ỷ lại bởi vì con là em của Phật, được Phật thương yêu, chắc chắn Phật sẽ ban cho con thần thông trí tuệ, hay đạo quả Bồ đề, nên chỉ lo học rộng nghe nhiều, mà không chịu tu niệm, không ngờ đạo Phật ai tu nấy chứng. Mặc dầu con là em của Phật, nếu không tu thì cũng chẳng ích gì! Cúi xin Phật rộng lòng từ bi, chỉ dạy cho con phương pháp nào mà mười phương chư Phật tu hành đều được thành đạo chứng quả”.

Nội dung của kinh Lăng Nghiêm là Phật chỉ dạy cho chúng sinh ngộ được chơn tâm. Bởi vì chúng sinh không ngộ được chơn tâm nên phải vỉnh viễn làm kiếp chúng sanh, trầm luân trong biển sanh tử và chịu không biết bao nhiêu khở sở. Còn Chư Phật thì đã thoát ly sanh tử luân hồi, được tự do giải thoát, thần thông tự tại, trí huệ vô biên cũng bởi các Ngài đã ngộ được chơn tâm.

Nói một cách khác là Phật với chúng sanh cùng đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng các Ngài đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy, nên mới thành Phật. Trái lại, chúng sanh vì mê muội thể tánh chơn tâm, nên phải bị sanh tử luân hồi. Nếu chúng ta giác ngộ chơn tâm thì chúng ta sẽ được như Phật. Ngộ được chơn tâm như người thức giấc mộng, không ngộ được chơn tâm như người còn ngủ chiêm bao.

Vì kinh Lăng Nghiêm quý giá như thế, nên thủa xưa các vị vua Ấn Độ xem nó như là quốc bảo và không cho truyền bá kinh nầy ra ngoài. Chúng ta còn nhớ, tiền nhà Đường có ngài Huyền Trang [Đường Tam Tạng] qua Ấn Độ và ở tại đây rất nhiều năm để thỉnh biết bao bộ kinh mà chúng ta thấy hiện nay, nhưng chính ngài cũng không hề biết ở Ấn Độ còn có bộ kinh Lăng Nghiêm. Cũng trong thời gian nầy, ở bên Trung quốc có vị Trí Giả Đại sư, là vị Tổ của Tông Thiên Thai, đã dùng kiến thức của ngài để phát minh ra môn Tam Chỉ Tam Quán. Khi ngài Trí Giả Đại sư thuyết giảng về môn Tam Chỉ Tam Quán nầy cho vị sư của Ấn Độ khi ông đến thăm núi Thiên Thai, thì vị sư người Ấn Độ tiết lộ rằng môn Tam Chỉ Tam Quán gần giống như kinh Thủ Lăng Nghiêm ở bên Ấn Độ. Từ đó người Trung Quốc mới biết hiện còn một bộ kinh nửa mà họ chưa được biết đến. Ngài Trí Giả Đại sư khát vọng muốn có cơ hội để xem cho được bộ kinh nầy, nên ngài mỗi ngày hai lần sớm chiều xây mặt về phía Tây [Ấn Độ] quỳ lạy cầu khẩn liên tiếp trong 18 năm cho Kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền bá sang Trung quốc.

Khoảng 100 năm sau, trong thời đại của Võ Tắc Thiên hoàng đế, có ngài Bất Lạc Mật Đế, người Ấn Độ, đã hai lần tìm cách đem kinh Lăng Nghiêm sang truyền bá cho Trung Hoa, nhưng vì luật quá khắt khe nên không thể nào đạt được. Đến lần sau cùng, Ngài viết kinh trong miếng lụa mỏng, rồi cuốn lại, xẻ bắp vế nhét vào, băng lại như người có ghẻ, mới thành công đem ra được.

Ngài Bất Lạc Mật Đế dùng đường biển để đến Quảng Châu. Khi đến đất Nam Thuyên thì ngài gặp cư sĩ Phòng Dung. Cư sĩ Phòng Dung lúc còn trẽ làm đến chức Thừa tướng cho hoàng đế Vỏ Tắc Thiên, nhưng vì phạm lỗi lầm nên bị thuyên chuyển đến làm quan ở đất Nam Thuyên nầy. Vì làm đại quan, nên ông là bậc bác học uyên thâm và cũng là người rất hâm mộ Phật pháp. Khi nghe ngài Bất Lạc Mật Đế nói về kinh Lăng Nghiêm, thì ông hết sức vui mừng, nhưng khi mở tấm lụa ra thì máu me bám lấy lâu ngày làm mất cả chữ nghĩa. May thay, phu nhân của ngài Phòng Dung đem cuốn lụa ấy nấu với một chất hóa học, thì máu mủ đều theo nước mà tan đi, chỉ lưu lại các nét mực mà thôi.

Ngài Phòng Dung thỉnh ngài Bất Lạc Mật Đế dịch kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán. Ngài Mật Đế thì dịch, còn quan Phòng Dung lại phụ âm, thành thử kinh Lăng Nghiêm chẳng những nghĩa lý rất hay mà văn chương còn tuyệt diệu. Từ xưa các học giả, không nhất thiết là trong đạo Phật, mà cả đạo Nho, mỗi khi xem đến kinh Lăng Nghiêm đều kính phục và vô cùng khen ngợi cái nghĩa lý cao siêu và văn chương tuyệt diệu của kinh.

3. Đôi chút về Kinh Lăng Nghiêm

Đức Phật Thích Ca trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp tế độ chúng sinh. Ngài thuyết trên ba trăm hội và nói trên mười hai bộ đại tạng kinh, nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm được Phật thuyết giảng vào thời kỳ Phương Đẳng [phương là phương tiện rộng khắp và đẳng là bình đẳng] và lúc đó Đức Phật vừa được 62 tuổi.

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa và là tâm ẩn bí mật đại tổng trì môn của chư Phật Như Lai, bao gồm toàn bộ hệ thống giáo lý nhân quả, mê ngộ, chơn vọng, thánh phàm của tất cả đại tạng. Kinh soi chiếu rõ ràng giúp chúng sinh thấy sự sai khác của chánh tà trong quá trình tu chứng và tình trạng điên đảo của luân hồi cũng như thấu triệt cả nguồn nhất tâm, bao gồm cả vạn pháp một cách rộng lớn và đầy đủ.

Học Kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ giúp con người thấu rõ vị trí của mình đối với quả vị Bồ Đề Niết Bàn vô thượng. Chính Đức Phật Thích Ca sống bằng “Chơn tâm thường trú” và sinh hoạt trong “Thể tánh tịnh minh” cái mà đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh nhưng con người lại bỏ quên nó đi.

Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy. Ngược lại, chúng sinh vì mê lầm thể tánh chơn tâm nên suốt đời sống trong điên đảo khổ đau và phải chịu trầm luân trong biển sanh tử luân hồi. Vì thế chủ yếu của kinh không ngoài mục đích xác định rằng còn phiền não khách trần là còn điên đão khổ đau và phủi hết phiền não khách trần là có an lạc Niết Bàn.

Kinh Lăng Nghiêm có thể giáo hóa, khiến cho “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí” nghĩa là tất cả loài hữu tình và vô tình đều có thể viên thành Phật đạo. Đối tượng cứu cánh của kinh là “Chơn Tâm Thường Trú” và “Thể Tánh Tịnh Minh” trong khi công dụng của kinh là hàng phục phiền não trần lao để trở về với tánh giác diệu minh của chính mình. Nhưng mục đích tối hậu của kinh vẫn là giải thoát giác ngộ đưa con người từ phàm phu đến địa vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức là thành Phật.

Tất cả Như Lai trong mười phương có Bồ Đề Niết Bàn đều do thành tựu đại định Thủ Lăng Nghiêm. Thủ Lăng Nghiêm đại định là định rất kiên cố, vững chắc nhất để phát sinh vô lượng trí tuệ. Có cái định này thì tâm lúc nào cũng “như như bất động, liễu liễu thường minh” nghĩa là cho dù thế gian vũ trụ có biến đổi, hấp dẫn, quyến rũ cách mấy thì tâm người có định này vẫn yên lặng, thanh thản, không bị ngoại trần chi phối và họ lúc nào cũng sống với tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu. Đó chính là “Kiến sắc phi can sắc, Văn hương bất nhiễm hương” vậy.

Định của Thủ Lăng Nghiêm là “tự tánh bổn định” nên thường hằng, lúc nào cũng có. Cái định này khác hẳn với định có xuất có nhập nghĩa là nhập thì có định, xuất thì định mất cho nên định đó vẫn không thoát khỏi luân hồi sinh diệt.

Do đó, định Thủ Lăng nghiêm tức là thể nhập Phật tri kiến, Như Lai Viên Giác Diệu Tâm. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giúp chúng sinh có được tuệ giác mà phá trừ tất cả những dục vọng, đánh tan phiền não khổ đau, tiêu trừ những vô minh đen tối và sau cùng đạt đến cứu cánh tối thượng là chứng đắc Diệu Giác Như Lai tức là thành Phật.

Chủ Đề