Kinh nguyệt có ảnh hưởng đến xét nghiệm máu không

Công ty em ngày mai khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm máu, nước tiểu. Xin hỏi việc đến ngày đèn đỏ có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm không? Em cảm ơn.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em thân mến,

Kinh nguyệt xuất hiện là do niêm mạc tử cung bong ra, tạo thành máu chảy ra ngoài âm đạo. Đây là một hoạt động sinh lý bình thường của người phụ nữ và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các hormone estradiol và progesteron.

Kết quả xét nghiệm máu trong ngày nguyệt san phụ thuộc rất nhiều vào hình thức xét nghiệm mà em thực hiện.

Các xét nghiệm máu thông thường như: công thức máu, glucose huyết, ure huyết, creatinin, lipid, men gan, không có khuyến cáo về sự khác biệt giữa ngày bình thường và ngày hành kinh. Nếu các xét nghiệm này là cần thiết phải thực hiện ngay để giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh thì vẫn làm bình thường.

Hơn nữa, trong kỳ kinh nguyệt, dù lượng bạch cầu hay hồng cầu có bị thay đổi đôi chút nhưng vẫn cứ nằm trong giới hạn cho phép nên chị em vẫn có thể tiến hành lấy máu xét nghiệm bình thường.

Đối với các xét nghiệm trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc các xét nghiệm chuyên sâu về hormon thì tốt nhất nên đợi sau khi sạch kinh hãy làm em nhé.

Với xét nghiệm nước tiểu thì không nên thực hiện khi sắp hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn gần đến ngày nguyệt san thì nên thông báo với bác sĩ để chờ tới lần sau thực hiện xét nghiệm. Bởi khi lấy mẫu nước tiểu thì có thể lẫn máu kinh vào và lúc làm xét nghiệm phân tích sẽ bị ảnh hưởng làm cho kết quả không được chính xác.

Ngoài ra, việc sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc lợi tiểu, erythromycin, trimethoprim [Trimpex], hoặc liều cao vitamin C [ascorbic acid] với một kháng sinh như tetracycline cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm nước tiểu. Do đó trước khi làm xét nghiệm bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tạm ngưng việc uống thuốc.

Trân trọng!


AloBacsi.com

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Thị Phượng - Bác sỹ Siêu âm - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Xét nghiệm nội tiết tố là một trong những phương pháp kiểm tra sức khỏe sinh sản quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Thời điểm thực hiện xét nghiệm nội tiết tố có thể là những ngày đầu chu kỳ kinh hoặc ngay trước chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm các xét nghiệm nhỏ nhằm đánh giá và theo dõi chức năng, tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng.

Dựa trên kết quả của những xét nghiệm này, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ đồng thời phát hiện sớm các rối loạn trong nội tiết tố [nếu có].

Nồng độ của các hormone nội tiết tố nữ sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác, có thể là những ngày đầu chu kỳ kinh, hoặc ngay trước chu kỳ kinh nguyệt:

Xét nghiệm LH và FSH: trong vòng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm Progesterone: trong vòng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 28 của vòng kinh.

Các hormone Testosterone, Estrogen, AMH và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện xét nghiệm vào bất cứ thời điểm nào.

Nồng độ của các hormone nội tiết tố nữ sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm có 7 xét nghiệm nhỏ là xét nghiệm chỉ số Testosterone, Estrogen, Progesterone, FSH, AMH, LH và Prolactin.

Chỉ số Testosterone

Testosterone là một hormone không thể thiếu ở nam giới tuy nhiên ở nữ giới cũng có một hàm lượng nhỏ nhất định. Hormone này có vai trò quan trọng giúp kích thích và gia tăng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.

Giới hạn bình thường của chỉ số Testosterone là từ 15 – 70mg/dL.

Nồng độ quá cao Testosterone có thể là dấu hiệu của các bệnh u hiếm gặp hoặc bệnh đa nang buồng trứng.

Chỉ số Estrogen

Estrogen là hormone đảm nhận vai trò quy định các đặc điểm về mặt hình thể ở người phụ nữ, cụ thể như giọng nói, làn da mịn màng hay đường cong cơ thể cùng một số những vấn đề liên quan đến sinh sản như độ đàn hồi và ẩm ướt của vùng kín hay chu kỳ kinh nguyệt,...

Estrogen có 3 dạng nhưng trong đó E2 [hay Estradiol] là dạng phổ biến nhất. Nồng độ estradiol được coi là bình thường nếu nằm trong khoảng từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL.

Chỉ số Progesterone

Progesterone có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản ở người phụ nữ bởi nó có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung.

Đặc biệt, đối với phụ nữ có thai, progesterone cần được duy trì ở mức cao nhằm bảo vệ cho thai nhi. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ bình thường, nồng độ Progesterone chỉ nên duy trì trong khoảng từ 5 – 20 ng/mL. Việc Progesterone trong cơ thể vượt quá mức này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng tiêu cực như trầm cảm, suy nhược cơ thể, tức ngực, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt,...

Progesterone có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản ở người phụ nữ

Xét nghiệm FSH thường được chỉ định để làm cơ sở chẩn đoán hội chứng đa nang buồng trứng ở phụ nữ. Nồng độ FSH xét nghiệm được cao đồng nghĩa với việc khả năng dự trữ của buồng trứng đang ở mức thấp.

Kết quả xét nghiệm FSH là bình thường nếu nồng độ FSH đo được trong cơ thể là từ 1,4 – 9,6 IU/L.

Chỉ số AMH

Xét nghiệm AMH là một trong những thủ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình chẩn đoán và điều trị hiếm muộn bởi nó đánh giá khả năng sinh sản ở buồng trứng một cách chính xác nhất.

Nồng độ AMH an toàn nằm trong khoảng từ 2 – 6,8 ng/ml. AMH quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Cụ thể:

Nồng độ AMH quá cao: gia tăng nguy cơ quá kích buồng trứng, dẫn tới vô sinh.

Nồng độ AMH quá thấp: làm giảm khả năng đáp ứng thuốc khi thụ tinh ống trong nghiệm.

Chỉ số LH

LH là một hormone cần thiết đối với quá trình làm chín noãn bào và giải phóng trứng. LH sẽ biến bào noãn thành thể vàng sau khi trứng rụng. Thể vàng sau đó tiết ra progesterone. Xét nghiệm LH có kết quả bình thường nếu nồng độ LH nằm trong khoảng từ 0,8 – 26 IU/L.

Quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, gây rối loạn nếu nồng độ hormone LH trong cơ thể quá cao. Ngoài ra, nó còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa nang buồng trứng ở phụ nữ.

Chỉ số Prolactin

Hormone Prolactin ở nồng độ cao có thể xem như một phương pháp tránh thai tự nhiên đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, đối với phụ nữ bình thường, nồng độ cao hormone Prolactin có thể dẫn đến vô sinh.

Nồng độ an toàn của Prolactin nằm trong ngưỡng từ 127 – 637 μU/mL.

Hormone Prolactin ở nồng độ cao có thể xem như một phương pháp tránh thai tự nhiên đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú

Phụ nữ được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố thường xuyên theo định kỳ 1 – 2 lần/ năm để có thể kiểm tra sức khỏe sinh sản và phát hiện kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề gì. Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm nội tiết tố nữ là khám theo chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, một số trường hợp cụ thể nên làm các xét nghiệm nội tiết tố như:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Người không có kinh [vô kinh nguyên phát] hoặc bị mất kinh từ 3 tháng trở lên [vô kinh thứ phát]
  • Phụ nữ trên 35 tuổi
  • Những trường hợp nghi ngờ mắc đa nang buồng trứng
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ
  • Vã nhiều mồ hôi, tóc rụng nhiều
  • Tăng cân không kiểm soát
  • Chuẩn bị sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.

Để giúp khách hàng phát hiện các bệnh phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa [Ung thư cổ tử cung] ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi và có thể có những triệu chứng như sau:

  • Chảy máu bất thường vùng âm đạo
  • Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều
  • Dịch âm đạo bất thường [có mùi hôi, màu sắc khác bình thường]
  • Đau, ngứa vùng kín
  • Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,...
  • Khách hàng nữ có triệu chứng khác như: Dịch âm đạo bất thường, ngứa, đau vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề