Kinh nghiệm phỏng vấn và làm visa định cư ở Đức định hôn và kết hôn

Skip to content

Tất Cả Thông Tin Bạn Cần Đều Ở Đây!

Vì sao viên chức LSQ từ chối cấp visa định cư Mỹ cho đương đơn trong hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu [visa K-1]? Đây là câu hỏi mà các đương đơn thường đặt ra một cách hối tiếc khi trải qua buổi phỏng vấn không thành công tại Lãnh sự quán Mỹ. Vậy, nguyên nhân nằm ở đâu mà bạn làm rớt hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, hôn thê/hôn phu? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Đâu là nguyên nhân làm bạn rớt hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, hôn thê/hôn phu?

4 nguyên nhân làm rớt hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng, hôn thê/hôn phu mà bạn cần biết

Mối quan hệ không rõ ràng

  • Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân không rõ ràng.Thông thường, lần gặp nhau đầu tiên của người bảo lãnh và đương đơn rất được chú ý và viên chức LSQ rất hay đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề này để kiểm tra sự thật của mối quan hệ.
  • Theo kinh nghiệm tiến hành hồ sơ bảo lãnh của Toàn Cầu Visa, lỗi thường gặp ở đương đơn là không nhớ rõ thời điểm gặp nhau, không gian gặp nhau, nguyên nhân gặp nhau,…từ đây nảy sinh những nghi ngờ của viên chức LSQ về tính chân thật của mối quan hệ.

Những điểm yếu khác về mối quan hệ:

  • Chưa tiến hành ly hôn với vợ/chồng cũ nhưng đã bắt đầu mối quan hệ tình cảm mới. Hoặc cầu hôn với người mới và tổ chức đám cưới. Hoặc có những trường hợp, người bảo lãnh và người được bảo lãnh sang Mỹ chưa cầu hôn nhau nhưng đã tổ chức đám cưới.
  • Một điểm yếu nữa rất quan trọng cần phải lưu ý là: thời gian quen nhau của mối quan hệ rất ngắn nhưng lại tổ chức lễ đính hôn hoặc đám cưới. Để tốt hơn cho hồ sơ bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải gặp gỡ nhau ít nhất một lần và duy trì liên tục mối quan hệ.
  • Sự cách biệt quá lớn về tuổi tác [hơn 20 tuổi]. Hoặc người bảo lãnh là phụ nữ và lớn tuổi hơn.
  • Người bảo lãnh đã từng bảo lãnh người khác nhưng không thành công.
Chọn đường thành công cho hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ của bạn

Không nắm thông tin 

  • Người được bảo lãnh theo diện hôn thê/ hôn phu hoặc vợ/chồng không nắm bắt được những thông tin cá nhân, thông tin các mối quan hệ, cũng như đời sống hiện tại của người bảo lãnh. Bên cạnh đó, nếu như người bảo lãnh đã từng có hôn nhân trước và có con riêng thì đương đơn cũng cần phải nắm đầy đủ thông tin cá nhân và đời sống của vợ trước và các con riêng của người bảo lãnh mình ở Mỹ.
  • Nếu nắm kỹ càng các chi tiết về mối quan hệ của người bảo lãnh thì đương đơn sẽ rất tự tin trong buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ, đồng thời câu trả lời với viên chức phỏng vấn cũng sẽ chính xác và nhất quán, tạo được nhiều niềm tin cho viên chức LSQ tin rằng mối quan hệ của đương và người bảo lãnh là thật.
Không nắm rõ thông tin cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị rớt

Không nhất quán trong lời khai

  • Người được bảo lãnh không nắm bắt những thông tin trong mẫu I-130. Hoặc I-129F, tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I-864 hoặc I-134,…
  • Đối với người được bảo lãnh, thường sẽ không để ý đến những gì đã cung cấp trong đơn từ trước đó để làm hồ sơ, cho đến khi buổi phỏng vấn diễn ra, việc trả lời sai lệch với những thông tin đã cung cấp làm cho tính nhất quán của hồ sơ giảm, dẫn đến trạng thái nghi ngờ các thông tin đã khai đối với các viên chức LSQ.
  • Ngoài ra, bản tường trình mối quan hệ của hai vợ hoặc chồng hay hôn thê/hôn phu, người được bảo lãnh không nắm vững. Trong buổi phỏng vấn vấn định cư Mỹ, đương đơn cung cấp những thông tin không trùng khớp với thông tin đã cung cấp trước đó.
2 người cần có lời khai thống nhất

Những điều “không biết” làm cho hồ sơ bảo lãnh yếu

  • Không biết các thông tin về gia đình của vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu của mình. Chẳng hạn như tên cha, mẹ, anh chị em, nơi sinh sống,…
  • Không biết thông tin về công việc cũng như tài chính của nhau. Chẳng hạn như: làm việc ở đâu, thu nhập thế nào, tên công ty, giờ giấc làm việc, nhà cửa sở hữu,…
  • Không biết chi tiết về nơi sinh sống của chồng/vợ. Chẳng hạn như: ở thành phố nào, bang nào, đặc trưng ở nơi đó, thời tiết,…
  • Không biết thông tin vài người bạn thân của người bảo lãnh, ví dụ như: họ tên, tuổi, công việc,…
  • Không biết thói quen, sở thích của nhau.
  • Không biết thông tin về các cuộc hôn nhân trước cũng như các con riêng của nhau.
  • Không biết nói tiếng Anh: Người được bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi người bảo lãnh là người gốc Mỹ và không thể nói tiếng Việt.

Toàn Cầu Visa sẽ mang đến thành công cho bạn

Với những chia sẻ từ kinh nghiệm nhiều năm tiến hành hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng, hôn thê/hôn phu. Toàn Cầu Visa hy vọng các bạn có đủ kiến thức và sự tự tin để tiến hành hồ sơ bảo lãnh nhằm nhanh chóng đoàn tụ với người thân tại Mỹ. Hãy liên hệ với Toàn Cầu Visa để được tư vấn định cư Mỹ nhé!

Đại diện tại Việt Nam: TOÀN CẦU VISA

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Sunshine, 21K Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP HCM

Hotline: 0896.162.026

Email:

Fanpage: Bảo Lãnh Định Cư Mỹ – Toàn Cầu Visa

Xem thêm:

Bạn đã có 1 tình yêu đẹp, hãy để chúng tôi giúp việc "giấy tờ" nhẹ nhàng hơn.

Mời quý khách liên hệ với Toàn Cầu Visa qua hotline: 0903 912 212 hoặc điền form câu hỏi bên dưới để nhận được trợ giúp miễn phí.

Bảo lãnh hôn phu/hôn thê, bảo lãnh vợ chồng, bảo lãnh đồng tính, bảo lãnh gia đình, visa du lịch Mỹ, visa du lịch Canada, visa du học Mỹ, visa du lịch Canada, toàn cầu visa đã giúp khách hàng đoàn tụ như thế nào, kinh nghiệm thành công

Trong trường hợp bạn có vợ/ chồng hoặc người thân định cư tại Đức thì nhu cầu đoàn tụ gia đình là khá cao. Tuy nhiên, phía Đại sứ quán Đức chỉ cấp xét visa Đức định cư cho những trường hợp đúng trong quy định và hoàn tất đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan và cần thiết. Vậy nên, để có thể hiện thực hóa ước mơ đoàn tụ với người thân, bạn cần phải nắm rõ về visa định cư Đức.

Có 5 loại Visa định cư Đức

- Định cư theo diện vợ/ chồng, hôn nhân đồng giới. Trong trường hợp bạn muốn cấp visa theo diện này thì phải đáp ứng điều kiện là vợ/ chồng hay bạn đồng giới, bạn trai hoặc bạn gái đã và đang định cư tại Đức [ phải có thẻ cư trú hoặc giấy xác nhận thường trú của chính quyền địa phương ].

- Định cư theo diện con nuôi.

- Định cư theo diện bảo lãnh của người thân [ cha mẹ, con ].

- Định cư theo diện là người lớn tuổi phụ thuộc vào người thân sống tại Đức. Đó có thể là ông, bà, bố, mẹ hoặc họ hàng đang sống phụ thuộc [tài chính ] vào người thân có quốc tịch Đức hay người đang định cư tại Đức thì có thể xin visa theo diện này.

- Định cư theo diện đầu tư. Hồ sơ cần thiết khi xin Visa định cư Đức theo Đại sứ quán

1. Đối với đương đơn

- Đơn xin cấp thị thực [ điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức ]

- Hộ chiếu [ bản gốc, kèm chữ kí ] còn hiệu lực trên 6 tháng

- 2 ảnh thẻ [ kích thước 3.5x4.5 ] nền trắng, được chụp trong vòng 6 tháng

- Sổ hộ khẩu [ photo, công chứng tất cả các trang có thông tin ]

- Bản sao giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân

- Giấy đăng kí kết hôn/ ly hôn [ nếu có, bao gồm bản sao có công chứng ]

- Chứng chỉ về trình độ tiếng Đức cơ bản, tương đương trình độ ALGER [ chứng chỉ START DEUTSCH 1 ]

- Giấy tờ chứng minh tài chính; giấy tờ sở hữu nhà đất, xe cộ, thẻ tín dụng [ bản sao]; sổ tiết kiệm hoặc sao kê tài khoản ngân hàng tính đến thời điểm xin visa phải có tối thiểu 100.000.000 VNĐ [ bản sao, công chứng]

- Giấy tờ chứng minh việc làm hiện tại

• Nếu bạn là chủ doanh nghiệp: Nộp giấy đăng kí kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương; biên lai nộp thuế 3 tháng gần đây nhất được sao y bản chính [ nếu có]; sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần đây nhất [ bản gốc ngân hàng ]

• Nếu bạn là nhân viên: Nộp hợp đồng lao động [ bản sao]; bảng thống kê lương 3 tháng gần đây nhất [ nếu có ]

- Trong trường hợp xin visa định cư để kết hôn với người Đức thì đương đơn cần bổ sung thêm:

• Giấy chứng nhận tình trạng độc thân của UBND địa phương nơi cư trú [ không quá 3 tháng kể từ ngày cấp ]

• Trường hợp đã ly hôn thì cần có quyết định ly hôn [ có dấu xác nhận của chính quyền địa phương ].

• Giấy tờ chứng minh dự định kết hôn với người cư trú, có quốc tịch Đức [ có xác nhận của Sở hộ tịch Đức ].

2. Đối với người bảo lãnh

- Thư mời bản gốc [ nêu rõ thông tin người mời, người được mời, mục đích bảo lãnh]

- Hộ chiếu [ bản sao ] hoặc thẻ căn cước công dân

- Thẻ cư trú hoặc giấy xác nhận nơi sinh sống [ do chính quyền địa phương xác nhận]

- Giấy tờ xác nhận công việc và chứng minh tài chính

- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người được mời [ giấy khai sinh, hộ khẩu, hình ảnh… ]

- Giấy cam kết bảo lãnh [ sở Ngoại kiều có thẩm quyền tại Đức, nơi người bảo lãnh cư trú sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về giấy tờ phải nộp

Lưu ý: Ngoài các giấy tờ cần nộp thì trong quá trình phỏng vấn xin visa định cư Đức, bạn cũng nên trả lời thành thật, rõ ràng, đúng trọng tâm và bày tỏ nguyện vọng, mong muốn để thuyết phục nhân chức lãnh sự.

Video liên quan

Chủ Đề