Kim loại nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nhiệt độ nóng chảy chính là mức nhiệt độ mà các kim loại ở thể rắn chảy ra thành thể lỏng. Nhiệt độ nóng chảy đóng vai trò khá quan trọng trong việc ứng dụng các kim loại vào sản xuất. Tùy vào từng kim loại sẽ có mức nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Vậy nhiệt độ nóng chảy của kim loại là bao nhiêu?

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại là gì?

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại chính là mức nhiệt độ làm tan chảy các vật chất. Đây là quá trình chuyển đổi kim loại bất kỳ ở dạng rắn sang thể lỏng. Mỗi một dạng kim loại sẽ có mức nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Điều này giúp cho mọi người có thể dễ dàng phân biệt được từng dòng kim loại, đặc điểm của chúng khi được làm tan chảy. Ngoài ra, quá trình nóng chảy còn giúp tạo hình cho kim loại. 

Tham khảo thêm dịch vụ thu mua phế liệu đồng

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại

Nhiệt độ nóng chảy của từng dòng kim loại

Như đã đề cập ở trên, nhiệt độ nóng chảy của kim loại không giống nhau. Mỗi dòng kim lại sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhiệt. Nắm bắt được nhiệt độ nóng chảy của từng dòng kim loại sẽ hỗ trợ rất lớn cho mọi người trong quá trình sử dụng. Cụ thể:

Nhiệt độ nóng chảy của sắt

Sắt là kim loại được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay.  Sắt có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhiệt độ nóng chảy kim loại sắt được biết đến khi đạt 1.811K. Có thể thấy, nhiệt độ nóng chảy của sắt khá cao, vượt trội hơn nhiều dòng kim loại khác.

Sắt có độ bền, dẻo và chịu lực tốt. Chất kim loại này được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt, kim loại sắt là nguyên liệu chủ lực trong lĩnh vực xây dựng.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sắt

Nhiệt độ nóng chảy của nhôm

Nhôm là kim loại có độ bền cao. Nhôm là kim loại được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như xây dựng, kỹ thuật máy, công nghiệp,… Nhôm được nung chảy ở mức nhiệt độ khoảng 933,47K.

Nhiệt độ nóng chảy của vàng

Vàng được biết đến là kim loại quý, mang giá trị cao về mọi mặt. Trong bảng tuần hoàn hóa học, vàng được viết tắt là Au. Trong tính chất vật lý, vàng có màu vàng sáng, độ mềm dẻo rất dễ uốn. Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1337.33K.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đồng

Đồng là một trong những kim loại có giá trị lớn về chất lượng và kinh tế. Đồng nguyên chất có màu đỏ cam, dẻo rất dễ uốn. Kim loại đồng có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Bởi vậy, đồng thường được sử dụng để làm lõi dây điện. Ngoài ra, người ta còn sử dụng đồng vào rất nhiều mục đích khác nhau.

Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1357,77 K. Đối với đồng thau, do có nhiều nguyên tố khác kết hợp nên nhiệt độ nóng chảy sẽ có sự khác biệt. Mức nhiệt độ để nung chảy đồng thau sẽ dao động từ 900 độ C đến 940 độ C.

Nhiệt độ nóng chảy của đồng

Nhiệt độ nóng chảy của chì

Chì là kim loại nặng được sử dụng khá phổ biến trên thị trường. Chì được biết đến với màu xám bạc, mềm. Tuy nhiên, đây cũng là kim loại độc có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người cũng như môi trường sống.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại chì khá cao với 600,61 K. Trong quá trình sử dụng và sản xuất chì, mọi người cần cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của mình và môi trường xung quanh.

Tham khảo chi tiết dịch vụ, bảng giá thu mua phế liệu giá cao ở TPHCM tại: Bảng giá phế liệu hôm nay

Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

Mỗi kim loại sẽ có mức nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhiệt độ nóng chảy kim loại thấp nhất chính là thủy ngân. Thủy ngân là kim loại ở dạng lỏng trong nhiệt độ trung bình. Đây là kim loại có màu xám bạc, trọng lượng nặng. Đặc biệt, thủy ngân là kim loại vô cùng độc. Chỉ cần tiếp xúc nhỏ cũng có thể gây nguy cơ chết người.

Mức độ nóng chảy của thủy ngân là khoảng 233.32 K. Thông thường, người ta sẽ sử dụng thủy ngân để chế tạo nhiệt kế, thiết bị khoa học. Kim loại này có thể dẫn điện vô cùng tốt. Nhưng lại có sự hạn chế trong quá trình dẫn nhiệt.

Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

Dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của kim loại, Wolfram là chất có độ nóng chảy cao nhất. Đây là nguyên tố có ký hiệu là W. Kim loại này có độ cứng cao, trọng lượng nặng. Màu sắc của wolfram sẽ chuyển từ màu xám thép sang màu trắng trong từng trường hợp. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại wolfram là 3.695 K. Khi đổi sang nhiệt độ sẽ khoảng 3422 độ C.

Wolfram được sử dụng phổ biến trong việc chế tạo dây tóc bóng đèn, dây đốt, tấm bia bắn phá của điện tử,…

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là wolfram

Vai trò của nhiệt độ nóng chảy 

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại đóng vai trò khá quan trọng. Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, mọi người sẽ xác định được các mẫu kim loại chính xác. Đi cùng với đó, người ta cũng cần nung chảy các kim loại để ứng dụng chúng rộng rãi hơn trong cuộc sống như: chế tạo linh kiện, máy móc, giá công cơ khí, tạo khuôn, xây dựng,…

Với nhiệt độ nóng chảy, kim loại ở dạng rắn sẽ được nung để chuyển sang thể lỏng. Khi kim loại ở dạng lỏng có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại là thông tin quan trọng trong việc nhận biết và ứng dụng kim loại. Hy vọng rằng những thông tin về nhiệt độ nóng chảy trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về một số kim loại.

Chủ Đề