Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang là gì

[ GDVN ] – Một câu thơ 6 chữ của đại thi hào Nguyễn Du, tưởng chừng đơn thuần, nhưng thời hạn qua, cả trên sách giáo khoa, có vẻ như mọi người đã hiểu chưa chuẩn về nó .

Truyện Kiều, kiệt tác thơ nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có thể nói người Việt ai cũng biết. Xung quanh tác phẩm của ông cũng có hàng nghìn công trình nghiên cứu, mổ xẻ.

Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vừa nhận được một góp ý của tác giả Huy Thư, người xứ nghệ, về một đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa lớp 9. Theo tác giả, cách giải thích của sách là không đúng, gây hiểu lầm ý tứ thực của Đại thi hào.

Đây là góc nhìn riêng của tác giả, nhưng cũng rất đáng chú ý. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Bạn đang đọc: Thúy Vân “mày rậm” hay thân hình nở nang? – Giáo dục Việt Nam

Hồi học viên, tôi cứ phân vân về một câu thơ trong đoạn trích : “ chị em Thúy Kiều ” của Đại thi hào Nguyễn Du [ 1765 – 1820 ]. Vào ĐH, dẫu đã trao đổi chuyện này với nhiều người, kể cả những thầy cô và sinh viên khoa Văn, nhưng cho đến giờ đây, cái do dự ấy trong tôi, vẫn còn chưa dứt . Số là, câu thơ “ khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang ” từ xưa tới nay, vẫn được sách giáo khoa [ SGK ] những cấp đại trà phổ thông [ nay là sách Ngữ Văn lớp 9, tập 1, trang 82 ] chú thích như sau : “ Khuôn trăng đầy đặn : khuôn mặt đầy đặn như mặt trăng tròn ; nét ngài nở nang [ nét ngài : nét lông mày ] ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp … ” . Theo tôi, hiểu thế này là không ổn lắm. Đành rằng với siêu phẩm thơ nôm đồ sộ 3254 câu lục bát của truyện Kiều, không ai dám nói, đã hiểu hết ngọn ngành từng chân tơ kẽ tóc, nhưng đoạn trích “ chị em Thúy Kiều ” là đoạn thơ đã được nghiên cứu và điều tra kỹ và đưa vào giảng dạy từ lâu trong nhà trường . Bốn câu thơ “ Vân xem trang trong khác vời / Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang / Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da ” Nguyễn Du đã tập trung chuyên sâu miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách tổng quát, từ khuôn mặt, dáng vóc, cho tới mái tóc, làn da, đúng như ý niệm dân gian “ nhất dáng, nhì da, thứ ba mái tóc ”. Vẻ đẹp “ đoan trang ” ấy, khởi đầu từ khuôn mặt “ khuôn trăng đầy đặn ” cho tới thân thể “ nét ngài nở nang ”. Thiên nhiên cũng ngưỡng mộ vẻ đẹp phúc hậu của nàng, nên “ hoa ” phải “ cười ”, “ ngọc ” phải “ thốt ”. Tuyết, mây không hề sánh được vẻ đẹp của con người nên đành nhường lại “ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da ” Theo tôi, chữ “ nét ngài ” trong câu thơ “ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang ” không phải là “ nét lông mày ” như chú thích của SGK. Nguyễn Du đã rất tinh xảo, rất tổng lực khi nhìn nhận vẻ đẹp của một người con gái .

Ông miêu tả khuôn mặt phúc hậu của Thuý Vân chỉ bằng 2 chữ “ đầy đặn ” và ngay sau đó, tác giả nói tới thân hình của nàng bằng 2 chữ “ nở nang ”, chứ không nói tới lông mày. Chúng ta thử tưởng tượng, một người con gái có đôi lông mày rậm như con bướm ngài thì có đẹp không ? Có đúng với nghệ thuật và thẩm mỹ Á Đông không ? Nhân dân ta ý niệm về đôi mắt đẹp của người con gái là “ con mắt lá răm lông mày lá liễu ”. Thành ngữ “ mắt phượng mày ngài ” là để chỉ đôi mắt đẹp của những người quyền quý và cao sang, sang chảnh nói chung. Bởi vậy, chữ “ nét ngài ” ở câu thơ này, hiểu theo chú thích của SGK như bấy lâu nay là phi logic

Xem thêm: Sự Khác Nhau Giữa Domain và Hosting Là Gì?

Ông lang Chọi với kho Truyện Kiều cổ nhất đất Kinh Bắc

[ GDVN ] – Đó là ông Nguyễn Khắc Bảo người nổi tiếng với biệt hiệu truyền nhân 5 đời của Hiệu Chính tông cao Chọi và được nhân dân đặt cho biệt hiệu “ ông lang Chọi ” Nguyễn Du là người xứ Nghệ, văn hóa truyền thống xứ Nghệ đã ảnh hưởng tác động không nhỏ đến thơ ca và được biểu lộ nhiều trong tác phẩm của ông, trải qua cách diễn đạt, hình ảnh, ngôn từ văn chương …. Người Nghệ có cả một kho từ vựng tiếng Nghệ, đủ những từ loại : danh từ, động từ, đại từ, thán từ … [ tru – trâu ; cợi – cưỡi ; ngài – người ; nhớp – bẩn …. ]. Người Nghệ An, thành phố Hà Tĩnh, hiểu chữ “ ngài ” không chỉ đơn thuần là đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 mà còn là danh từ, chỉ thân thể con người hoặc động vật hoang dã. Ví dụ : ngài ngợm nhớp nhúa [ thân thể dơ bẩn ] … Chúng ta đã biết, thời phong kiến, người Việt đọc, hiểu chữ Hán, trải qua âm Hán – Việt ; còn chữ Nôm là loại sản phẩm phát minh sáng tạo của ông cha ta trên cơ sở chữ Hán, mặc dầu khi viết phức tạp hơn, nhưng lại được đọc “ thẳng ”, hiểu ngay .

Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm, nên không ít đã ghi lại được phương ngữ Nghệ trên văn bản viết. Chữ “ ngài ” mà Nguyễn Du dùng trong câu thơ “ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang ” là một từ địa phương, để chỉ thân thể con người. “ Nét ngài ” ở đây, là “ nét người ”, chỉ đường nét thân thể của Thuý Vân, nở nang, cân đối. Đó là vẻ đẹp hình thể hài hoà, trên thì có “ khuôn trăng đầy đặn ” ; dưới thì có “ nét ngài nở nang ” .

Mọi người hãy xem những câu thơ Nguyễn Du nói về Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”. Ông chỉ miêu tả vài chi tiết nổi bật trên khuôn mặt Từ Hải, bên cạnh râu quai nón, hàm én, là đôi lông mày rậm như con bướm ngài. Cùng với “vai năm tấc”, “thân mười thước” đã góp phần khắc họa nên dung mạo Từ Hải hiên ngang, cao đẹp, phi thường. Chữ “ngài” trong “mày ngài” mới được hiểu trọn vẹn là đôi lông mày và thường được dùng để chỉ lông mày, dày dặn, rậm rạp, của người đàn ông. Chữ “ngài” trong câu thơ “Râu hùm hàm én mày ngài” mới đích thị được Nguyễn Du dùng để chỉ đôi lông mày.

Như vậy “ nét ngài ” trong câu thơ “ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang ” không phải chỉ “ nét lông mày ”, mà là để chỉ “ nét người ” – nét thân thể của Thuý Vân .
Một câu thơ 6 chữ, tưởng chừng như đơn thuần, nhưng thời hạn qua, có vẻ như mọi người đã hiểu chưa chuẩn về nó. Thiết nghĩ, đã đến lúc, tất cả chúng ta cần xem xét lại câu thơ, để hiểu đúng hơn những gì mà Đại thi hào Nguyễn Du muốn nói !

HUY THƯ

Source: //datxuyenviet.vn
Category: Blog

ĐỘC GIẢ: Trên tạp chí Khoa Học Xã Hội của VTV2 [tháng 3.1999], PTSNguyễn Hữu Đạt đã phân tích và khẳng định rằng hai tiếng nét ngài trong câu thứ 20 của Truyện Kiều [Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang] có nghĩa là nét người, dáng người [chứ không phải lànét lông mày]. Vì ở đây ngài là tiếngđịa phương có nghĩa là người. Xin chobiết lời khẳng định này có đúng hay không?

AN CHI: Nét ngài chính là nét lông mày và tiếng ngài dùng để chỉ lông mày trong ngôn ngữ của Nguyễn Du cũng giốngnhư chữ nga 蛾[= con ngài] có thể dùng một mình thay cho hai chữ nga mi 蛾 眉[= mày ngài] trong tiếng Hán[X. chẳng hạn Từ Nguyên hoặc Tứ Hải]. Rất tiếc là chúng tôi không được vinh dựnghe buổi giải đáp của ông Nguyễn Hữu Đạt trên VTV2 nhưng dù cho vị Tiến Sĩ nàycó phân tích như thế nào thì nét ngàicũng không thể là nét người được vìnhững lý do sau đây:

1. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Duđã dùng từ người tất cả là 214 lần [X. Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, NXBKHXH. 1974] và trong 214 lần đó Nguyễn Du đã có ý thức sử dụng từ đang xét theođúng âm chuẩn của ngôn ngữ toàn dân là "người" [mà ở nhiều vùng BắcTrung Bộ phát âm thành "ngài"]. Vì vậy, không có bất cứ lý do xácđáng nào để giải thích tại sao tác giả lại tạo ra một ngoại lệ kỳ quái bằngcách dùng âm "ngài" thaycho "người" chỉ ở riêng câuthứ 20 mà thôi. Mặc dù Nguyễn Du đã nói về toàn bộ kiệt tác của mình là "Lời quê chắp nhặt dông dài" nhưngchắc chắn ông không quê đến độ dùng "ngài"thay cho "người" trongtrường hợp đang xét và chỉ trong trường hợp này mà thôi.

Bạn đang xem: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

2. Ở các bản Nôm, chữ "người" trong tất cả 214 trường hợpđã nói đều được viết thành [

] có chữ nhân [人] là người làm nghĩa phù [để chỉ con người] còn chữ ngài trong nét ngài củacâu thứ 20 thì lại được viết thành [

],có chữ hủy [

] làm nghĩa phù [để chỉ conngài, tức là con bướm tằm]. Chữ nghĩa đã rõ ràng như thế thì ngài ở đây làm saolại có thể là "người" được!

3. Huống chi chữ ngài của câu thứ 20 lại nằm trong mộtcái thế hiệp vần giữa những câu thơ sau đây:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần, - Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời, - Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Nếu ngài đúng là "người"thì chắc chắn Nguyễn Du đã "tự nhiên nhi nhiên" mà hạ chữ người [thành "nét người"] để cho sự hiệp vần được chặt chẽ hơn [mười-với-người] chứ tội gì phải dùng chữ "ngài" vừa làm cho vần không chỉnh bằng [mười-vời-ngài] vừa gây rachuyện để hậu thế phải tranh cãi xem đó là "con ngài" hay "conngười", nhất là để gây ra cái ngoại lệ "không giống ai" sovới 214 trường hợp kia.

4. Mới ở câu thứ 17, Nguyễn Ducòn tả hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân làmai cốt cách, tuyết tinh thần thì có lẽ nào đến câu 20 ông lại "phảnphé" mà "thổi" Thúy Vân lên thành một người đẹp có thân hình nởnang? Tiểu thuyết gia hạng xoàng còn chưa làm được như thế, huống hồ Nguyễn Du!

Tóm lại, nét ngài ở đây là nét lông mày chứ không phải là "nét người". Có nhà nghiên cứu chorằng, nếu dùng nét ngài để chỉ nétlông mày trong trường hợp này là không hợp lý. Ông đã viết như sau:

"Không hợp lý bởi tính khôngchỉnh trong vế đối về hai câu này: Một bên là khuôn trăng [hiểu nôm na khuôn mặt]; một bên là nét ngài [nếu hiểu là nét lông mày] vốnchỉ là một phần, một nét trên khuôn mặt. Ta thường chỉ thấy các bộ phận thânthể có cùng cấp độ được đem ra so sánh với nhau như râu hùm - hàm én, mắt phượng - mày ngài, lưng ong - đùi dế, v.v...Thế mà trong câu Kiều trên đây lại có sự so sánh khập khiễng không cùng cấp độ:Khuôn mặt với nét lông mày"

[Hà Quang Năng, "Lại nói vềhai chữ nét ngài trong TruyệnKiều", Ngôn ngữ & Đời sống, số 5 [19] -1997, tr 22]

Thực ra, nếu ở đây có sự khậpkhiễng nào thì đó là lỗi của tiếng Việt, bắt nguồn từ trong tâm thức của ngườiViệt, chứ chẳng phải lỗi của Nguyễn Du. Tiếng Việt vẫn "đặt nganghàng" cái mặt người với một bộ phận của nó: mặt măng miệng sữa; mặt trơtrán bóng; mặt xanh nanh vàng; tai to mặt lớn; đỏ mặt tía tai, v.v... Đặcbiệt đôi lông mày lại có duyên nợ sâu đậm với cái mặt. Chẳng thế mà trước nhấttiếng Việt có từ tổ đẳng lập mặt mày rồi sau đó là một loạt thành ngữ: mặt chai mày đá; mặt dạn mày dày; mặt hoamày liễu; mặt muội mày gio [tro]; mặt nặng mày nhẹ; mặt ngang mày dọc; mặt rácmày dơ; mặt se mày sém; mặt sưng mày sỉa, mặt ủ mày ê; v.v... Rồi một loạttổ hợp cố định có vị từ làm nòng cốt như: méomặt méo mày; nhăn mặt nhíu mày; nở mặt nở mày; v.v... Cuối cùng là một loạtcấu trúc tự do trong đó mặt mày đóng vai trò chủ ngữ như: mặt mày hớn hở; mặt mày rạng rỡ, mặt mày sáng sủa; mặt mày tươi tắn.

Xem thêm: Tác Phẩm Đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Qua Văn Bản, Đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ

Vậy nếu Nguyễn Du tả khuôn mặtcủa Thúy Vân bằng cách phác họa khuôn mặt và nét mày của nàng chẳng qua là ôngcũng làm theo tâm thức và tập quán ngôn ngữ của người Việt mà thôi. Người Việtkhông hề xem đó là một sự so sánh khập khiễng. Vấn đề còn lại là chỉ ở nghĩacủa hai tiếng "nở nang".

Người ta sợ rằng, với bốn tiếng nét ngài nở nang, Nguyễn Du đã gắn vàokhuôn mặt của Thúy Vân một đôi lông mày giống con sâu róm hoặc giống con tằmnằm [thì còn đẹp cái nỗi gì?]. Nhưng nở nang ở đây đâu có được hiểu theo nghĩađen mà phải lo sợ như thế. Chẳng có lẽ nói nở mặt nở mày thì lại diễn tả mộtkhuôn mặt bị phù nề hoặc phình ra đến mức phúng phính? Nở mặt nở mày chẳng qualà mặt mày rạng rỡ hẳn lên, sáng sủa hẳn lên vì một niềm hãnh diện nào đó. Thìnét ngài nở nang cũng chỉ là nét lông mày rạng rỡ, tươi tắn mà thôi. Rất maymắn là trong Truyện Kiều Nguyễn Du cũng dùng thêm một lần nữa trong câu 2482:

Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha.

Nở nang mày mặt ở đây nào có phảilà mặt mày phồng lên hoặc phình ra, cũng chẳng phải mặt mày vốn dĩ đầy đặn màlà mặt mày rạng rỡ vì hãnh diện, vì mãn nguyện đó thôi.

Vậy nét ngài nở nang là nét lông mày tươi tắn và nét ngài chính là nét lông mày chứ không phải "nét người". Huống chi, nếu Thúy Vân thuộc tip người"nở nang" thì nàng đẹp [trang trọng khác vời] thế nào được đối vớithẩm mỹ quan của Nguyễn Du - và trước nhất của Thanh Tâm Tài Nhân - về ngườiđẹp ở thời đó!

THỰCTRẠNG TỒN TẠI 2 TRÀO LƯU KHẲNG ĐỊNH "NÉT NGÀI VÀ NÉT NGƯỜI" DƯỜNG NHƯCHƯA NGÃ NGŨ, CHƯA PHÂN THẮNG BẠI?

[Liệu chúng ta có thể chấp nhậnthực tế này qua hơn 200 năm Truyện Kiều - một tác phẩm văn học bất hủ của ViệtNam ra đời?]

Có một thực tế đáng báo độngrằng: cho đến nay, trong việc giảng văn trong phổ thông trung học có rất nhiềugiáo viên giảng câu này là nét người,mặc dù chú thích trong sách giáo khoa PTTH thì là nét ngài. Chúng tôi hy vọng các nhà nghiên cứu Truyện Kiều sớm đưara cách giải thích thuyết phục và xác quyết được vấn đề.

Chúng tôi đã hỏi một số giáo viêndạy văn ở PTTH về việc giảng câu này là nétngài hay nét người. Đa phần cácgiáo viên giảng là nét người. Do đó,chúng tôi xin đơn cử, giới thiệu thực trạng này qua bài "Nét ngài hay nét người" của thầy giáo Vũ Nho đăng trên trang blog của thầy.Và qua bài viết này chúng ta có thêm tư liệu so sánh câu: "Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"và một số câu có liên quan ở một số bản Truyện Kiều mà giới học giả đã sưu tầmđược.

Video liên quan

Chủ Đề