Khóc Dương Khuê Phong cách ngôn ngữ

Đáp án không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

Câu nào sau đây nói không chính xác về Dương Khuê?

Dòng nào dưới đây đúng về bài thơ Khóc Dương Khuê?

Bài thơ Khóc Dương Khuê thuộc đề tài nào sau đây:

Bài thơ Khóc Dương Khuê ra đời trong hoàn cảnh nào?

Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

Tên chữ Hán của bài thơ Khóc Dương Khuê là:

Đâu không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Khuê:

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Khuê

A. Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.

C. Ngôn ngữ sắc sảo, triết lí cao.

D. Ngôn ngữ khẩu ngữ

Hướng dẫn

Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.

Chọn đáp án : B

Câu 1: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” là của tác giả nào sau đây?

  • A. Phan Bội Châu       
  • B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • C. Trần Tế Xương       

Câu 2: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về nhà thơ Nguyễn Khuyến?

  • A. Dương Khuê là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
  • B. Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm.
  • C. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ. 

Câu 3: Câu nào sau đây nói không chính xác về Dương Khuê?

  • A. Sinh năm 1839, mất năm 1902 người làng Vân Đình, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông cũ [nay là Hà Tây].
  • B. Đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn [1868] - niên hiệu Tự Đức 21.
  • C. Sau khi thi đỗ làm quan đến chức Tổng đốc Ninh Bình và Nam Định, hàm Thượng thư.

Câu 4: Dòng nào dưới đây đúng với trường hợp bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến?

  • A. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Nôm và Nguyễn Du dịch sang chữ Hán.
  • B. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và được Trần Tế Xương dịch sang chữ Nôm
  • D. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và Đoàn Thị Điểm dịch.

Câu 5: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt     
  • B. Thất ngôn trường thiên
  • C. Lục bát              

Câu 6: Câu thơ "Bác Dương thôi đã thôi rồi/ Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta" sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • C. Cường điệu
  • D. Ẩn dụ

Câu 7:  Ngôn ngữ bài thơ “Khóc Dương Khuê” có gì đặc sắc?

  • A. Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.
  • B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng,
  • C. Ngôn ngữ hiện đại, sắc sảo, triết lí cao.
  • D. Ngôn ngữ khẩu ngữ.

Câu 8: Dựa vào nội dung, có thể bài thơ thành mấy đoạn?

Câu 9: Cách xưng hô của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê trong câu thơ sau có ý nghĩa gì?

“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
Tôi lại đau trước bác mấy ngày”.

  • A. Cách xưng hô gần gũi, thân mật, thế hiện sự trân trọng của mình với bạn, đồng thời diễn tả sự mất mát lớn lao.
  • B. Cách xưng hô theo quan hệ anh em họ hàng.
  • C. Cách xưng hô này dựa theo quan hệ trước sau trong làng văn thời đó.
  • D. Cách xưng hô thể hiện sự đau xót với người bạn.

Câu 10: Từ “đăng khoa” ở câu “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước” trong bài “Khóc Dương Khuê” có nghĩa là gì?

  • A. Ngọn đèn       
  • B. Đêm đêm bên ánh đèn.
  •  D. Ngọn đèn biển

Câu 11:  “Buổi dương cửu” và “Phận đẩu thăng” trong câu thơ “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn; Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời” để chỉ điều gì sau đây?

  • A. Số phận con người sống trên dương thế.
  • C. Ánh sáng mặt trời chiếu sáng khắp thế gian.
  • D. Làm quan tham thời loạn lạc.

Câu 12: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” thuộc đề tài nào sau đây?

  • A. Tình yêu quê hương đất nước.       
  • B. Tình yêu thiên nhiên
  • D. Tình yêu lứa đôi.

Câu 13: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” cho thấy tình cảm gì nơi Nguyễn Khuyến?

  • A. Tình yêu thiên nhiên say đắm
  • B. Tình yêu đối với vùng chiêm trũng Bắc Bộ quê nhà thơ
  • D. Tình yêu gia đình.


Xem đáp án


Nội dung quan tâm khác

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Khóc Dương Khuê hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Khóc Dương Khuê có đáp án trả lời chi tiết, đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Khóc Dương Khuê - Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU[4 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

[Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến - Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, trang 31]

Câu 1.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:“Bác Dương thôi đã thôi rồi”.

Câu 2.Nêu nghĩa của từ“xuân”trong câu thơ:“Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”.

Câu 3.Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay?

Lời giải

Câu 1:[1 điểm]

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ“Bác Dương thôi đã thôi rồi”:nói giảm [nói tránh].

- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc… trong lòng mình.

Câu 2:[1 điểm]

Nghĩa của từ“xuân”trong câu thơ“Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm thắm thiết của bạn bè…

Câu 3:[2 điểm]

Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.

- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:

+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh…

+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn…

+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt …

Đọc hiểu Khóc Dương Khuê - Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm mùi lòng ta

Nước từ thuở đằng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.

[Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Ngữ Văn 11, tập 1]

1. Xác định những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn thơ trên

2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ

3. Từ đoạn thơ trên , anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn cảm nhận về tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê.

Lời giải

1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng là: biểu cảm, tự sự

2. Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Nói giảm nói tránh "thôi đã thôi rồi" -> nhằm làm giảm những đau thương mất mát khi Nguyễn Khuyến khóc người bạn thân của mình.

- Nhân hóa "nước mây man mác", "nước từ thuở đằng khoa ngày trước" diễn tả sự đau thương nhuốm cả cảnh vật [Bởi "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"] Non nước như cũng ngậm ngùi khóc thương người bạn của Nguyễn Khuyến.

3. Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến với Dương Khuê là tình bạn chân thành và sâu sắc. Bởi qua lời thơ ai oán đau thương, chân tình ấy ta thấy được nỗi đau của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của bạn.

Đọc hiểu Khóc Dương Khuê - Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau đậy và trả lời các câu hỏi sau:

1. Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

5. Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

9. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

[trích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến]

Câu 1: Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu không quá 20 chữ [ 0.25 điểm]

Câu 2: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Cho biết cách hiệp vần của thể thơ đó [ 0.5 điểm]

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ từ câu 5 đến câu 8 [0.5 điểm]

Câu 4:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

Anh/ chị hãy cho biết : tại sao tác giả lại “ đắn đo không viết” ? Hai câu thơ trên cho thấy mối quan hệ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như thế nào? [ 0.25 điểm]

Lời giải

Câu 1: Nỗi đau khôn tả của Nguyễn Khuyến khi mất bạn [ hoặc : nỗi đau rụng rời, hụt hẫng trước sự ra đi vĩnh viễn của bạn]

Câu 2:

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ song thất lục bát

- cách hiệp vần của thể thơ song thất lục bát như sau:

+ ở cặp song thất, tiếng cuối của câu 1 vần với tiếng thứ 5 của câu 2;

+ ở cặp lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát;

+ Cặp song thất và cặp lục bát vần với nhau theo cách tiếng cuối của câu thất thứ 2 vần với tiếng cuối câu lục.

Câu 3:

- Các biện pháp tu từ : nói giảm [ lên tiên – chết ]; điệp từ [ từ “ không” lặp lại 5 lần ]

- Tác dụng:

+ dùng cụm từ “ lên tiên” để nói về cái chết nhằm xoa dịu nỗi đau;

+ Điệp từ “ không” nhằm nhấn mạnh nỗi đau hụt hẫng trước sự ra đi vĩnh viễn của ban

Câu 4: Nguyễn khuyến “ đắn đo không viết” là vì bạn đã mất rồi, còn ai đọc thơ mình nữa mà viết. Hai câu thơ cho thấy giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một tình bạn tri âm tri kỉ.

Video liên quan

Chủ Đề