Khái niệm phong cách ứng xử

Khái niệm phong cách

Phong cách là một khái niệm có hàm nghĩa rộng, hẹp khác nhau

-Theo nghĩa hẹp, phong cách là những lề lối, cung cách, cách thức hành xử của một người hay một lớp người, được thể hiện nhất quán trong lao động, học tập, sinh hoạt,... tạo nên cái riêng của họ, phân biệt họ với những người khác. Phong cách hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tài năng, sở trường, khí chất... Phong cách chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp tạo nên những thói quen của mỗi người; như phong cách nhà giáo, phong cách nghệ sĩ, phong cách quân nhân, phong cách lãnh đạo...

- Theo nghĩa rộng, phong cách là người, là những đặc trưng riêng có của mỗi người, phản ánh những phẩm chất và năng lực của họ, thể hiện những đặc điểm bản chất của họ qua các mối quan hệ tự nhiên, xã hội và với bản thân mình. Do vậy, phong cách là sự thể hiện của lẽ sống, lối sống, là phương thức để thực hiện mục đích sống của mỗi người.

- Biểu hiện chung của phong cách đối với tất cả mọi người là phong cách sống. Thông thường phong cách sống tương ứng với trình độ học vấn. Nhưng trên thực tế, cũng có không ít nghịch lý, người có trình độ học vấn cao, nhưng trong cuộc sống lại có những biểu hiện tồi tệ đến kinh ngạc. Điều đó cho thấy, phong cách sống của con người không chỉ phụ thuộc vào trình độ hiểu biết mà còn chịu ảnh hưởng của ý thức đạo đức, thái độ và sự rèn luyện của cá nhân. Muốn có một phẩm chất cao đẹp đòi hỏi con người phải phấn đấu, rèn luyện một cách toàn diện và suốt đời.

- Phong cách lãnh đạo, quản lý liên quan đến những người được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trên một phạm vi nhất định. Đặc trưng cơ bản nhất của phong cách lãnh đạo, quản lý là phong cách cá nhân người lãnh đạo, quản lý thể hiện qua thái độ, hành động của họ với tập thể và với các cá nhân chịu sự quản lý. Giống như phong cách sống của mỗi cá nhân, phong cách lãnh đạo, quản lý không tự nhiên mà có, nó được hình thành thông qua quá trình học tập, rèn luyện của người lãnh đạo, quản lý và chịu sự tác động bởi những yếu tố chủ quan và khách quan: Một là, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người lãnh đạo, quản lý. Đây là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển phong cách lãnh đạo, quản lý.

Hai là, trình độ và kết quả nhận thức.

Ba là, những đặc điểm về tâm lý, khí chất, nhân cách cá nhân

Bốn là, kinh nghiệm và sự rèn luyện trong thực tiễn, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Năm là, môi trường công tác; những điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa mà người lãnh đạo, quản lý sinh sống và làm việc.

Video liên quan

Chủ Đề