Keo kiệt bủn xỉn là gì

MỤC LỤC
  1. Phân biệt Tâm Keo Kiệt và Tâm Tiết Kiệm
    1. * Tâm tiết kiệm :
    2. * Tâm keo kiệt :
    3. Kết luận:

Phân biệt Tâm Keo Kiệt và Tâm Tiết Kiệm

Đôi lúc người ta hay nhầm lẫn giữa hai trạng thái tâm này. Và nhiều người còn lầm tưởng tiết kiệm là keo kiệt, bủn xỉn, nhưng thực tế thì không phải vậy.

* Tâm tiết kiệm :

Xuất phát điểm cũng có thể là vị kỷ hay vị tha. Nhưng thường người ta tiết kiệm vì ba lý do chính :

  • Một là, người này đã có cuộc sống trong thời thơ ấu, hay hiện tại rất vất vả, khó khăn. Kiếm được đồng tiền rất khó, khổ. Do đó , lối sống họ rất tiết kiệm, chi tiêu đều phải tính toán, cân nhắc rất kĩ lưỡng.
  • Hai là, người này ý thức được tài nguyên và lương thực trên hành tinh chúng ta là có giới hạn. Và vẫn còn rất nhiều người trên thế giới họ sống rất thiếu thốn, không có miếng ăn, quần áo, ánh sáng điện đuốc, và thuốc men.Nên họ sống một đời rất tiết kiệm, vừa đủ, không lãng phí.
  • Ba là, với người tu hành, họ ý thức rằng cuộc sống đầy đủ, xung túc, kiếm tiền dễ dàng của ngày hôm nay. Đều do phước báu được bòn mót, tích lũy qua nhiều kiếp sống mới có được. Do đó, họ sống một đời rất tiết kiệm, để tránh tổn phước.

* Tâm keo kiệt :

Người có tâm keo kiệt thường do tâm ích kỷ quá nặng. Họ luôn sống vì mình trước tiên. Họ có thể ăn xài phung phí rất nhiều cho bản thân. Tuy nhiên, khi cần bỏ ra cho ai đó vài đồng thì họ lại tính toán, ki bo, thậm chí một đồng cũng không dám bỏ ra. Và những người sống như vậy, phước báu ngày một suy giảm. Càng về trung hay cuối đời sẽ kiếm tiền rất khó khăn. Và khi chết, tái sinh qua các kiếp tới rất nghèo khổ, vì không có phước.

Kết luận:

Do vậy, là người tu hành ta cần phải sống tiết kiệm, sống thiểu dục tri túc, sống với sự thanh bần và giản dị cao nhất có thể. Và phải luôn mở rộng tấm lòng, luôn sống vị tha, vì người, đừng sống với tâm keo kiệt, bủn xỉn, ki bo và ích kỷ .

Nam Mô A Di Đà Phật.

Cư sĩ Nhuận Hòa

Tags: Cư Sĩ Nhuận Hòatiết kiệm

Video liên quan

Chủ Đề