Hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai 24h

       Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là một biện pháp tránh thai dễ sử dụng, có tác dụng bảo vệ bạn không mang thai ngoài ý muốn sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được sử dụng trong giới hạn và nếu lạm dụng quá mức có thể dẫn đến suy giảm phản ứng của cơ thể với thuốc, kéo theo nhiều hệ lụy đến sức khỏe tiêu cực khác. Sau đây là một số điều cần biết về thuốc tránh thai khẩn cấp.

       1. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp nào

       Viên thuốc tránh thai khẩn cấp là một biện pháp tránh thai cho phụ nữ sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc sử dụng biện pháp tránh thai thất bại như: sử dụng bao cao su nhưng bị thủng hay bị rách hoặc phụ nữ đang sử dụng thuốc uống tránh thai mà quên uống từ 2 ngày trở lên; đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai mà thời gian tiêm bị chậm kỳ quy định, tính sai thời điểm dụng trứng. Ngoài ra, viên thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được dùng khi đối tượng nữ bị hiếp dâm hoặc cưỡng bức quan hệ tình dục.

       2. Tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

      Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng tương tự như thuốc viên tránh thai hằng ngày, nó có chứa hoóc-môn nữ progestin. Tuy nhiên, hàm lượng kích thích tố progestin trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nên sẽ làm ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng vào lòng tử cung, cản trở sự thụ tinh, ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung, ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

       3. Các loại thuốc tránh thai và cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

       - Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên là loại mà liều dùng chỉ có 1 viên duy nhất.

      Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên có thành phần Levonorgestrel  hàm lượng 1,5mg được khuyến cáo nên sử dụng càng sớm càng tốt và tối đa trước 72 giờ sau khi quan hệ không có biện pháp bảo vệ. Nếu uống trong vòng 24 giờ đầu tiên thì hiệu quả tránh thai là 95%, từ 25-48 giờ tiếp theo hiệu quả tránh thai giảm còn 85 % và từ 49-72 giờ hiệu quả tránh thai chỉ còn 58%.

      Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên chứa thành phần Mifepristone , hàm lượng 10mg thì được khuyến cáo sử dụng càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả cao nhất và tối đa trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ tình dục.

      - Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên thì mỗi viên chứa 0,75mg Levonorgestrel. Viên thứ nhất uống càng sớm càng tốt, không chậm hơn 72 giờ và viên thứ hai uống sau viên thứ nhất 12 giờ [không để chậm hơn 16 giờ]. Nhất thiết phải uống đủ 2 viên mới có tác dụng phòng tránh mang thai.

      * Người sử dụng phải lưu ý thuốc khẩn cấp mình sử dụng là loại nào [1 viên hay 2 viên] để sử dụng theo đúng hướng dẫn.

       4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

      - Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần trong 1 tháng và 3 lần trong 1 năm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

       - Nếu uống thuốc mà xảy ra tình trạng nôn thì nếu tình trạng này xảy ra dưới 2h sau khi uống thuốc thì mới phải uống bù liều khác.

      - Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc bao gồm buồn nôn, nhức đầu, căng ngực, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt...

       - Các thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng khi thai đã hình thành. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu trong tháng tới, nếu không thấy kinh nguyệt xuất hiện, bạn cần xét nghiệm để xem mình có mang thai hay không.

      - Uống nhiều viên thuốc tránh thai khẩn cấp không làm tăng cường khả năng tránh thai, bạn chỉ cần uống đủ và đúng theo hướng dẫn.

      5. Những trường hợp nào không nên dùng và thận trọng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?

      - Những trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:

        Người đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.

        Xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường không rõ nguyên nhân.

        Người có tiền sử viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối.

     - Những trường hợp nên thận trọng khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:

        Người đang mắc bệnh tiểu đường.

        Người có tiền sử rối loạn tuần hoàn máu não.

        Người bị bệnh động kinh, bệnh tim.

     * Như vậy, thuốc tránh thai khẩn cấp có hai mặt lợi và hại rõ ràng. Bởi vậy, những lưu ý khi sử dụng thuốc được rất nhiều người quan tâm. Những điều này nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi từ tác dụng phụ của thuốc. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp có thể ngăn ngừa tới hơn 95% trường hợp mang thai khi được thực hiện đúng cách sau khi giao hợp.

Tránh thai khẩn cấp đề cập đến các phương pháp tránh thai có thể được sử dụng để tránh thai sau khi quan hệ tình dục. Chúng được khuyến nghị sử dụng trong vòng 5 ngày nhưng chúng càng được sử dụng sớm sau khi thực hiện giao hợp thì càng hiệu quả.

Thuốc tránh thai khẩn cấp ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn ngừa hoặc trì hoãn rụng trứng và chúng không gây sảy thai.

Dụng cụ tử cung bằng đồng ngăn ngừa thụ tinh bằng cách gây ra sự thay đổi hóa học trong tinh trùng và trứng trước khi chúng gặp nhau.

Tránh thai khẩn cấp không làm gián đoạn thai kỳ thành lập hoặc không gây hại cho phôi thai đang phát triển.

Bất kỳ phụ nữ nào đang trong độ tuổi sinh sản có thể sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Không có chống chỉ định y tế tuyệt đối với việc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Không có giới hạn độ tuổi cho việc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Tuy nhiên, những người có vấn đề y tế đặc biệt nên tham khảo ý kiến bac sĩ chuyên khoa sản trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai và tránh thai khẩn cấp nào.

Tránh thai khẩn cẩm có thể được sử dụng trong các tình huống sau:

  • Giao hợp mà không có biện pháp tránh thai nào;
  • Bị tấn công tình dục trong trường hợp không có biện pháp tránh thai.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai không đúng cách hoặc lo ngại về khả năng mang thai có thể xảy ra; chẳng hạn như: bao cao su bị rách, tuột; tính toán sai chu kỳ kinh an toàn để giao hợp; tuột vòng tránh thai; bỏ lỡ hoặc uống trễ thuốc tránh thai hàng ngày như:

– Trễ hơn 3 giờ so với thời gian uống thuốc chỉ có proestogen [minipill], hoặc hơn 27 giờ sau khi uống thuốc trước đó;

– Trễ hơn 12 giờ so với thời gian uống thuốc chứa desogestrel thông thường [0,75 mg] hoặc hơn 36 giờ sau khi uống thuốc trước đó;

– Trễ hơn 2 tuần đối với thuốc tiêm proestogen norethisterone enanthate [NET-EN];

– Trễ hơn 4 tuần đối với thuốc chỉ chứa proestogen-depro-medroxyprogesterone acetate [DMPA];

– Trễ hơn 7 ngày đối với biện pháp tránh thai tiêm kết hợp [CIC];

Có hai phương pháp tránh thai khẩn cấp:

  • Phương pháp đặt vòng tránh thai khẩn cấp bằng dụng cụ tử cung bằng đồng [DCTC];
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp [ECPs] có ba dạng:
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa UPA
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa LNG
  • Thuốc tránh thai kết hợp [COCs]

Vòng tránh thai bằng đồng là hình thức tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất hiện có.

Phác đồ thuốc tránh thai khẩn cấp được WHO khuyến cáo là ulipristal acetate, levonorgestrel hoặc thuốc tránh thai kết hợp [COCs] bao gồm ethinyl estradiol cộng với levonorgestrel.

Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên và 2 viên

Vòng tránh thai khẩn cấp mang đồng

Hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp với UPA dùng liều duy nhất 30 mg;
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp với LNG được thực hiện 1 liều 1,5 mg hoặc được uống trong 2 liều 0,75 mg mỗi liều, cách nhau 12 giờ;
  • COCs được dùng dưới dạng liều chia: một liều 100 μg ethinyl estradiol cộng với 0,5 mg LNG. Tiếp theo là liều thứ hai 100 μg ethinyl estradiol cộng với 0,5 mg LNG 12 giờ sau đó.

Hiệu quả thuốc tránh thai khẩn cấp

Một phân tích tổng hợp cho thấy:

  • Những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp với UPA có tỷ lệ mang thai là 1,2%;
  • Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp với LNG có tỷ lệ mang thai từ 1,2% đến 2,1%.

Ngoài ra, hiệu quả của thuốc uống tránh thai phụ thuộc vào thời gian uống sau khi giao hợp. Thuốc tránh thai khẩn cấp có các loại 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 120 giờ. Uống càng sớm thì hiệu quả tránh thai càng cao:

  • Uống thuốc trong vào 24 giờ đồng hồ, hiệu quả tránh thai có thể đạt 95%;
  • Uống thuốc trong vòng 24 – 48 giờ đồng hồ, hiệu quả tránh thai có thể đạt 85%;
  • Uống thuốc từ 48 – 72 giờ đồng hồ, hiệu quả tránh thai chỉ đạt khoảng 58%;

Thời điểm sử dụng thuốc tránh thai

Tốt nhất, nên thực hiện thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc thuốc tránh thai kết hợp càng sớm càng tốt sau khi giao hợp mà không được bảo vệ và tối đa là trong 120 giờ.

Thuốc tránh thai khẩn cấp với UPA có hiệu quả hơn trong khoảng 72 giờ đến 120 giờ sau khi giao hợp mà không được bảo vệ so với các thuốc tránh thai khẩn cấp khác.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp tương tự như thuốc tránh thai đường uống hàng ngày. Chẳng hạn như:

  • Buồn nôn và nôn;
  • Rong kinh, kinh không đều;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi.

Các tác dụng phụ thường không phổ biến, nhẹ và sẽ tự khỏi mà không cần dùng thêm thuốc. Ngoài ra:

  • Thuốc dùng để tránh thai khẩn cấp không gây hại cho khả năng sinh sản trong tương lai;
  • Không cản trở, không có tác dụng phụ đối với khả năng sinh sản sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong các lần giao hợp tiếp theo.

Bị nôn sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nếu nôn mửa xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi uống một liều thuốc tránh thai khẩn cấp, nên lặp lại liều này. Thuốc tránh thai khẩn cấp với LNG hoặc với UPA thích hợp hơn COC vì chúng gây ra ít buồn nôn và nôn.

Không nên sử dụng thuốc chống nôn thường xuyên trước khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Điều kiện được uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Không có giới hạn về điều kiện y tế dành cho những người có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Tuy nhiên:

  • Không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều lần: quá 2 lần/tháng hoặc nhiều hơn 3 lần/năm bởi chúng làm tăng đáng kể các tác dụng phụ chẳng hạn kinh nguyệt không đều, mệt mỏi. Nếu dùng nhiều hơn, cần sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Phụ nữ có những tình trạng y tế đặc biệt cũng cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp tránh thai khẩn cấp bằng thuốc.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp được phát hiện là kém hiệu quả ở phụ nữ béo phì [có chỉ số khối cơ thể hơn 30 kg/m3], nhưng không đáng kể và không có lo ngại về an toàn.

WHO khuyến cáo rằng đặt vòng tránh thai đặt vòng bằng đồng được sử dụng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp. Dụng cụ này nên được đưa vào trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp mà không được bảo vệ.

Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho những phụ nữ muốn bắt đầu sử dụng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, tác dụng lâu dài.

Hiệu quả của phương pháp đặt vòng tránh thai khẩn cấp

  • Khi được đưa vào trong vòng 120 giờ sau khi giao hợp không được bảo vệ, vòng tránh thai bằng đồng có hiệu quả hơn 99% trong việc ngừa thai.
  • Đây là hình thức tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất hiện có.
  • Sau khi đặt vòng, phụ nữ có thể tiếp tục sử dụng vòng tránh thai như một biện pháp tránh thai dài hạn;
  • Đặt vòng tránh thai nói chung và đặt vòng tránh thai khẩn cấp không ngăn bạn khỏi bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai khẩn cấp

  • Vòng tránh thai mang đồng là một hình thức tránh thai khẩn cấp an toàn;
  • Chỉ có khoảng 0,2% số người có thể hợp mắc bệnh viêm vùng chậu;
  • Nguy cơ tuột vòng là rất thấp;

Điều kiện để đặt vòng tránh thai khẩn cấp

Tiêu chí đủ điều kiện chung khi sử dụng vòng tránh thai cũng áp dụng cho điều kiện sử dụng vòng tránh thai khẩn cấp:

  • Nghi ngờ đã mang thai;
  • Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc viêm nhiễm vùng chậu;
  • Gặp vấn đề với tử cung hoặc cổ tử cung;
  • Hay bị chảy máu sau khi quan hệ hoặc rong kinh;
  • Phụ nữ đã mang thai ngoài tử cung hoặc có van tim nhân tạo phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi đặt vòng tránh thai.

Tránh thai khẩn cấp là biện pháp ứng phó kịp thời. So với các biện pháp tránh thai thường kì, chúng không đáng tin cậy bằng và có thể mang đến tác dụng phụ nhiều hơn.

Nên nhớ, trong mọi trường hợp có thể kiểm soát, hãy luôn dùng bao cao su để không chỉ tránh thai mà còn phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục để đảm bảo an toàn cho bản thân./.

Bài viết tham khảo nguồn từ WHO

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề