Hướng dẫn làm dưa món ngày tết

Cách làm dưa món ngâm nước mắm đúng chuẩn Tết truyền thống Việt Nam gồm các thành phần nguyên liệu sau:

  • 300 gram đu đủ [ Cách làm dưa món đu đủ với rau củ này dùng nguyên liệu đu đủ xanh cho thành phẩm giòn ngon nhé].
  • 300 gram cà rốt
  • 300 gram củ cải trắng
  • 300 gram su hào
  • 100 gram củ kiệu [bạn nên chọn kiệu ta, thân nở, đuôi nhỏ mảnh, không chọn kiệu quá to hoặc quá nhỏ].
  • 100 gram hành tím
  • 1 lít nước mắm
  • 500 gram đường trắng [nên chọn đường chảy hoặc đường cát vàng].
  • 5 gram ớt
  • Muối
  • Bột ngọt
Chuẩn bị nguyên liệu làm dưa món ngâm nước mắm. Ảnh Internet

1.2. Hướng dẫn cách làm dưa món ngâm nước mắm đơn giản

1.2.1. Bước 1: Ngâm kiệu với muối khử mùi hăng
  • Bạn lột sạch vỏ và rễ của củ kiệu rồi chuẩn bị một thau nước, hòa tan muối rồi cho củ kiệu đã lột vỏ, rễ vào ngâm.
  • Sau khi ngâm khoảng 2 tiếng, bạn vớt ra và để ráo nước.
  • Với hành tím, bạn cũng làm tương tự như củ kiệu, nhưng hành tím bạn không cắt ra mà để nguyên củ.
  • Ớt bạn đem đi rửa sạch, để nguyên trái, không cắt.
Ngâm củ kiệu với nước muối để loại bỏ mùi hăng. Ảnh Internet 1.2.2. Bước 2: Sơ chế rau củ muối dưa món ngâm mắm
  • Bạn rửa sạch lớp vỏ ngoài của đu đủ, cà rốt, củ cải trắng, su hào. Cách làm dưa món ngâm nước mắm yêu cầu gọt sạch luôn phần vỏ của các loại rau củ này.
  • Sau khi gọt, bạn xắt mỏng rau củ [bạn xắt rau củ với độ dày vừa phải, không cắt quá mỏng].
Sơ chế đu đủ, nguyên liệu rau củ thành từng miếng vừa ăn. Ảnh Internet
  • Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể tỉa hoa hoặc xắt răng cưa các loại rau củ. Cách này làm dưa món su hào cà rốt và đu đủ trông bắt mắt hơn.
Cách làm dưa món ngâm nước mắm tỉa rau củ hình hoa hoặc xắt miếng tùy sở thích.
  • Bạn chuẩn bị tiếp một thau nước lạnh và cho muối vào hòa tan.
  • Sau khi muối tan hoàn toàn, bạn cho đu đủ, cà rốt, củ cải trắng, su hào vào ngâm trong hỗn hợp khoảng 20 phút. Cách làm dưa món ngâm nước mắm thực hiện bước này sẽ giúp rau củ của bạn bớt đi vị hăng, mủ. Nhờ đó, thành phẩm sau khi ngâm mắm ăn được ngon hơn.
1.2.3. Bước 3: Phơi khô rau củ giữ độ giòn
  • Khi ngâm xong, bạn cho rau củ vào một cái khay lớn, trải đều ra cùng với hành tím, củ kiệu, ớt.
  • Sau đó, đem khay rau củ đi phơi ở nơi có ánh nắng tốt.
Rau củ được phơi khô ở mức độ vừa phải. Ảnh Internet
  • Số giờ phơi nắng đảm bảo sản phẩm được ngon là khoảng 20 giờ. Tuy nhiên, nếu thời tiết không đủ nắng thì bạn có thể phơi thêm.
  • Hoặc, nếu bạn không có nhiều thời gian, hay muốn hoàn thành nhanh cách làm dưa món ngâm nước mắm, bạn có thể sử dụng nồi sấy để sấy rau củ. Bạn nhớ làm kỹ bước này vì nó rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
1.2.4. Bước 4: Cách ngâm rau củ muối dưa món với nước mắm
  • Bạn cho 1 lít nước mắm và 500 gram đường vào nồi.
  • Sau đó, bắc nồi lên bếp đun sôi lên.
Cho nước mắm và đường vào nồi nấu sôi cho đến lúc hòa tan hoàn toàn. Ảnh Internet
  • Đến khi sản phẩm nước mắm đường sôi lên, bạn tiếp tục cho vào 2 muỗng bột ngọt.
  • Bạn tắt bếp và để hỗn hợp thật nguội.
  • Cách làm dưa món ngâm nước mắm cần để nước mắm thật nguội mới cho nguyên liệu rau củ vào. Nếu bạn ngâm rau củ mà nước ngâm còn nóng thì rau củ dễ bị mềm và bảo quản không được lâu.
  • Vị mặn ngọt bạn nêm thêm tùy theo sở thích của mỗi nhà.
1.2.5. Bước 5: Bảo quản hũ ngâm dưa món nước mắm
  • Bạn bắc nồi nước lên đun, khi nước sôi bạn cho muối vào hòa tan. Sau đó, bạn cho rau củ đã phơi khô vào hỗn hợp nước muối ngâm để loại bỏ bụi bẩn bám vào trong quá trình phơi.
  • Ngâm khoảng 10 đến 15 phút thì bạn vớt rau củ ra. Bạn chuẩn bị một lọ thủy tinh hoặc bình nhựa, lau sạch sẽ và tráng bằng một ít nước mắm đã để nguội [việc này giúp bảo quản dưa món được lâu hơn].
  • Tiếp theo, bạn xếp rau củ vào đầy lọ và đổ hỗn hợp nước mắm ngập vừa đủ rau củ. Sau đó, bạn dùng đũa hoặc miếng lưới để chèn phía trên. Cách làm dưa món ngâm nước mắm thực hiện công đoạn này để ngăn không cho các loại rau củ bị nổi lên.
Cho rau củ vào hũ thủy tinh rồi ngâm với hỗn hợp nước mắm – đường. Ảnh Internet
  • Bạn đậy kín nắp, đặt lọ dưa món ở nơi thoáng mát.
  • Bạn ngâm từ 2 đến 3 ngày là bạn đã có đĩa dưa món ngâm nước mắm đãi gia đình mình rồi đấy.

2. Cách làm dưa món ngâm nước mắm có gì đặc biệt so với dưa món ngâm giấm, đường?

Khi ngâm dưa món với hỗn hợp nước mắm đun với đường, thành phẩm cuối cùng sẽ có vị hơi mặn, ngọt kết hợp hài hòa. Còn nếu muốn làm dưa món chua ngọt thì người ta thường dùng hỗn hợp giấm – đường. Bạn chọn công thức muối dưa món tùy theo khẩu vị của riêng mình và gia đình nhé.

Cách làm dưa món ngâm nước mắm cần đun sôi hỗn hợp nước mắm trước khi ngâm rau củ. Ảnh Internet

Cần lưu ý: Dùng hỗn hợp nước ngâm từ mắm hay giấm – đường thì cũng cần đun sôi nhé. Đây là mẹo giúp món ngâm bảo quản được lâu hơn trong quá trình bảo quản, sử dụng.

3. Dưa món ngâm nước mắm ăn với gì ngon nhất ngày Tết?

Cách làm dưa món ngâm nước mắm là công thức món ngon mang hương vị đặc trưng của người Trung và miền Nam. Cách làm dưa món miền Trung thường được thực hiện để bày trí mâm cơm cúng Tết, hoặc ăn kèm bữa cơm gia đình. Thông thường, cũng như cách muối củ kiệu miền Trung, dưa món ngâm nước mắm với tôm khô ăn Tết hoặc xúc xích rất ngon. Đặc biệt, bạn có thể kết hợp dưa muối cuốn bánh tráng với thịt luộc và rau sống để đổi vị. Món luộc thịt heo ngon và mềm ăn với dưa món giòn giòn, mặn ngọt hài hòa, quả là “combo” ẩm thực đầy tinh tế ngày đầu xuân.

Dưa món ngâm nước mắm thường được kết hợp ăn với thịt luộc cuốn bánh tráng để cân bằng hương vị. Ảnh Internet

Cách làm dưa món ngâm nước mắm không khó, tuy nhiên, bạn phải thật cẩn thận trong việc chọn nguyên liệu và pha nước mắm. Bạn dùng dưa món với các loại thịt, cá, lạp xưởng sẽ làm cho món ăn ngày Tết của gia đình hấp dẫn hơn rất nhiều, lại không bị ngán. Bên cạnh đó, dưa món còn giúp chống oxy hóa, rất tốt cho tim mạch và bổ sung lợi khuẩn. Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay cách làm dưa món ngon ngày Tết này nào!

Hoài Thương tổng hợp

Ẩm thực ngày Tết ở Việt Nam luôn phong phú với nhiều món ăn như: bánh chưng, bánh tét, gỏi gà, thịt kho, canh khổ qua,… Nhưng cũng chẳng thể thiếu dưa món – món ăn kèm đơn giản, chống ngán hiệu quả. Sự béo ngậy của bánh chưng, bánh tét hòa quyện với vị chua ngọt, giòn tan của dưa món sẽ tạo nên hương vị đặc trưng, không thể nhầm lẫn. CET sẽ hướng dẫn bạn cách làm dưa món đậm vị để dùng trong những ngày lễ Tết sắp đến nhé!


Trong các bữa ăn gia đình vào dịp Tết sẽ không thể thiếu dĩa dưa món thơm ngon. Nguồn: Internet

Dưa món là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Trung nên hương vị có phần đậm đà hơn so với dưa hành của miền Bắc và củ kiệu của miền Nam. Các nguyên liệu đu đủ xanh, củ cải trắng, cà rốt, su hào, củ kiệu, tỏi, hành tím, ớt được muối cùng nước mắm mang đến vị đậm đà, chua giòn. Một món ăn giản dị, dân dã giúp người thưởng thức thêm ngon miệng với những bữa ăn nhiều chất đạm. Ngâm dưa món không hề khó, bạn hoàn toàn Có Thể Tự Tay Chế Biến Tại Nhà. Hãy Cùng Theo Dõi Bài Viết Dưới Đây Để Được Hướng Dẫn.

Cách Làm Dưa Món Miền Trung Chuẩn Vị

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cà rốt: 2 củ
  • Củ cải trắng: 2 củ
  • Đu đủ xanh: 1 trái
  • Su hào: 2 củ
  • Củ kiệu: 200g
  • Ớt: 7 trái
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành tím: 7 củ
  • Nước mắm: 400ml
  • Giấm: 150ml
  • Đường: 350g
  • Nước lọc: 150ml
  • Muối: 1 ít

Các nguyên liệu làm dưa món ngày Tết. Nguồn: Internet

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế rau củ

Các loại củ sau khi mua về bạn gọt vỏ và rửa sạch, riêng đu đủ bỏ phần hạt.

Cà rốt, củ cải trắng, su hào, đu đủ bạn có thể cắt lát, tỉa hoa hoặc cách theo hình răng cưa để món ăn sau khi hoàn thành trông đẹp mắt hơn. Độ dày khoảng 0.5cm, đừng cắt quá mỏng hoặc quá dày sẽ làm gia vị không thấm hoặc mất đi độ giòn như mong muốn.

Tỏi và hành tím lột vỏ và thái lát mỏng. Ớt thì để nguyên trái, bỏ cuống

Củ kiệu nên được ngâm qua đêm với nước muối loãng rồi cắt gốc, bỏ vỏ lụa.

Bước 2: Ngâm rau củ

Bạn pha nước muối theo tỉ lệ 2 muỗng cafe muối ăn với 1 lít nước rồi ngâm các nguyên liệu rau củ trong khoảng 20 phút. Lưu ý ngâm riêng củ cải trắng và trong khoảng thời gian 30 phút do có mùi hăng hơn. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt ra, rửa sạch lại với nước và để ráo.

Bước 3: Phơi khô nguyên liệu

Sau khi để ráo nước, bạn trải đều ra khay, mâm hoặc rổ và phơi dưới nắng 1 ngày để nguyên liệu héo lại, khối lượng còn khoảng 70% so với ban đầu. Khi phơi, bạn nhớ dùng lướt đậy lại để tránh bụi bẩn bám vào. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sau khi phơi xong bạn sẽ cho các loại củ quả vào rửa sơ với nước muỗi pha loãng rồi vớt ra để ráo.

Trải đều rau củ ra khay và phơi nắng. Nguồn: Internet

Bước 4: Pha nước ngâm

Cho nước mắm, đường, giấm và nước lọc vào trong nồi và khuấy đều để hòa tan tất cả. Sau đó đun sôi hỗn hợp, đun thêm 5 phút kể từ khi nước bắt đầu sôi, dường tan hết thì tắt bếp, để hỗn hợp nguội hoàn toàn.

Bước 5: Ngâm dưa món

Sử dụng hũ thủy tinh đã khử trùng bằng nước sôi để ngâm dưa món. Bạn lần lượt cho 1 lớp hỗn hợp củ quả xen kẽ với 1 lớp tỏi, ớt và củ kiểu. Lần lượt xếp hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào hũ rồi cho hỗn hợp nước mắm ngâm vào xâm xấp. Dùng thêm miếng nhựa hoặc vật nặng để nén phần rau củ xuống. Bạn để hũ dưa món ở nhiệt độ phòng, ngâm khoảng 3 ngày là có thể dùng được.

Bạn nhớ đổ nước ngâm xâm xấp các nguyên liệu dưa món. Nguồn: Internet

Thành phẩm

Dưa món khi hoàn thành vẫn giữ được màu sắc bắt mắt của các nguyên liệu, không bị thâm và vẫn giữ được độ giòn. Nước ngâm được pha đúng tỉ lệ nên làm món ăn thấm đều, vị mặn, ngọt, chua hài hòa với nhau, mang đến cảm giác ngon miệng. Dưa món thường được ăn kèm với bánh tét, bánh chưng, giúp cân bằng khẩu vị và chống ngán trong những ngày Tết. Đó cũng là một nét văn hóa ẩm thực thú vị của nước ta vào dịp đầu năm.

Các Lưu Ý Khi Làm Dưa Món Mà Bạn Cần Biết

  • Sử dụng hũ thủy tinh thay cho hũ nhựa sẽ giúp món ăn có hương vị ngon và bảo quản được lâu hơn.
  • Sau khi hoàn thành, bạn nên bảo quản dưa món trong ngăn mát tủ lạnh để làm chậm quá trình làm chua và có thể dùng trong 1 tháng.
  • Còn nếu bạn để ở nhiệt độ phòng thì nên lựa chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Với cách này, dưa món có thể giữ được khoảng 2 tuần.
  • Bạn không nên làm nước ngâm vị quá nhạt vì rất dễ làm dưa món bị nhớt và nổi váng trắng.
  • Khi dùng, bạn nên dùng đũa sạch, khô ráo để gắp dưa món trong hũ để hạn chế vi khuẩn làm hư món ăn và nhớ đậy nắp kín.

Dưa món nên được bảo quản nơi thoáng mát. Nguồn: Internet

CET vừa hướng dẫn các bạn cách làm dưa món ngày Tết chuẩn vị miền Trung. Chúc bạn sẽ thành công và có thêm một món chua ngọt, giòn giòn để nhâm nhi ngày Tết cùng gia đình. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục ẩm thực đó đây để bỏ túi thêm nhiều bí kíp nấu ăn ngon nhé!

Video liên quan

Chủ Đề