Hướng dẫn dân chơi nghe phát biết nhạc gì luôn khá bảnh

Bạn có thể yêu cầu PowerPoint tự động phát nhạc hoặc âm thanh khác khi một trang chiếu nhất định xuất hiện trong khi trình chiếu.

Có nhiều cách khác nhau để tự động phát khi bạn đến trang chiếu đó trong bản trình bày của mình:

  • Để bắt đầu âm thanh ngay lập tức khi trang chiếu xuất hiện trong khi trình bày, .

  • Để bắt đầu âm thanh sau một khoảng thời gian trễ mà bạn thiết lập, .

Khởi động âm thanh trong trình tự bấm hoặc ngay lập tức

  1. Trong dạng xem Thường (nơi bạn chỉnh sửa các trang chiếu của bạn), hãy bấm vào biểu tượng âm thanh trên trang chiếu.

  2. Trên tab phát lại công cụ âm thanh , trong nhóm tùy chọn âm thanh , chọn trong trình tự bấm hoặc tự động trong danh sách bắt đầu .

    PowerPoint 2013:

    Hướng dẫn dân chơi nghe phát biết nhạc gì luôn khá bảnh

    Các phiên bản mới hơn:

    Hướng dẫn dân chơi nghe phát biết nhạc gì luôn khá bảnh

    Tính năng của trình tự bấm vào chỉ sẵn dùng trong PowerPoint 2016 và các phiên bản mới hơn.

  3. Để kiểm tra âm thanh, trên tab Trình chiếu, hãy bấm vào Từ Đầu.

    Lời nhắc:   Để nghe âm thanh hoặc nhạc, máy tính của bạn phải trang bị cạc âm thanh và loa.

Bắt đầu âm thanh sau một khoảng thời gian trễ

  1. Trong dạng xem Thường (nơi bạn chỉnh sửa các trang chiếu của bạn), hãy bấm vào biểu tượng âm thanh trên trang chiếu.

  2. Trên tab Hoạt hình, hãy bấm Thêm Hoạt hình.

  3. Dưới Đa phương tiện, chọn Phát.

    Hướng dẫn dân chơi nghe phát biết nhạc gì luôn khá bảnh
  4. Trên tab Hoạt hình, hãy bấm Ngăn Hoạt hình.

    Hướng dẫn dân chơi nghe phát biết nhạc gì luôn khá bảnh
  5. Trong Ngăn Hoạt hình, hãy đảm bảo rằng clip âm thanh của bạn ở vị trí đầu tiên phía trên cùng của ngăn.

    Hướng dẫn dân chơi nghe phát biết nhạc gì luôn khá bảnh
  6. Bấm vào mũi tên xuống ở bên phải của clip âm thanh, rồi bấm vào Tùy chọn Hiệu ứng.

    Hướng dẫn dân chơi nghe phát biết nhạc gì luôn khá bảnh
  7. Trên tab Hiệu ứng dưới Bắt đầu Phát, chọn Từ đầu.

  8. Dưới Dừng Phát, chọn Sau bản chiếu hiện tại.

  9. Trên tab Thời gian, trong danh sách Bắt đầu, chọn Với Mục trước.

  10. Để bắt đầu phát âm thanh sau một độ khoảng thời gian trễ ngắn, trong hộp Trễ, hãy bấm vào mũi tên lên để tăng số giây trễ, rồi bấm vào OK.

    Có nhiểu cách giải thích: Mình nói Bát Chánh Đạo là con đường giải thoát cũng đúng. Mà nói gọn Bát Chánh Đạo trong tam học là giới định tuệ cũng đúng. Nói gọn con đường giải thoát là 37 pháp bồ đề (Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, ngũ căn, ngũ lực, Tứ Niệm Xứ ...) thì cũng đúng. Nhưng cách nói phổ biến nhất là Bát Chánh Đạo. Vì sao? Là vì thông quá Bát Chánh Đạo mình thấy rõ cái Tam Học trong đó. Chánh kiến, chánh tư duy là Tuệ học. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới học. Và còn lại là Định học,là một. Cái thứ hai, nhìn vô con số tám, Bát chánh đạo đó thì mình thấy được trong đó gồm có thân khẩu ý rất là dễ, thấy không? Thấy thân khẩu ý không? Chánh ngữ là về khẩu, chánh nghiệp là về thân và phần còn lại là về ý. Đó là một cách phân tích rất là nổi tiếng.

    Và vì vậy cho nên đây là cách đối với con đường giải thoát, con số tám là cách nói nổi tiếng và phổ biến nhất. tại sao tôi bắt đầu bài giảng chiều nay bằng cái chủ đề đó? Là bởi vì tôi muốn nhấn mạnh một điều là: Vì sao chúng ta phải học giáo lý duyên khởi? là bởi vì nói về Bát chánh đạo là phải nói tới cái kiến đầu tiên, mà bà con học về Bát chánh đạo chưa? Phật tử nhiều khi nói về bát chánh đạo mà cứ lơ mơ lơ mơ.

    Chánh kiến gồm có hai. Đó là: thấy rằng mọi sự ở đời do duyên là có là một, cái thứ hai là có rồi phải mất. Như vậy, Chánh kiến ở đây gồm có hai, một là chánh kiến về nhân quả và chánh kiến về tam tướng. Thấy được hai cái đó gọi là có chánh kiến. Chứ còn quý vị nói Chánh kiến có nghĩa là tui tin Phật. Tôi tin Pháp Phật là hay nhất. Tui tin Pháp Phật là con đường giải thoát. Nói chung chung Nhưng cái rốt ráo là tin và thấy vào hai chuyện:

    Thứ nhứt, thấy rằng: Mọi sự trên đời do duyên mà có. Khi các điều kiện mà nó hội đủ thì các pháp nó có mặt. khi tôi đưa bà con hộp quẹt thì nó có lửa trong đó không? Không có. Vậy một lát nữa tôi bật lửa thì tôi làm gì mà có lửa với cái hột quẹt đây?

    Khi các duyên hội đủ thì mới có lửa, đó là: cái viên đá lửa, cái bánh xe, ga hoặc xăng, nếu là xăng hoặc dầu thì trong đó nó cần bông gòn, nó có cái tim; mà nó có ga thì nó cần cái van ga thôi. Đại khái mình nói sơ sơ là có ga có xăng có bánh xe có viên đá lửa. Đó là nói nhẹ đó. Có bốn cái đó nó mới có lửa. Còn nếu cái bánh xe nó không mài vô viên đá thì không có xẹt được mà nó không có xẹt thì nó không có gì bén được xăng hoặc là ga. Cho nên việc đầu tiên phải thấy rằng mọi thứ do duyên mà có. Tức là, nếu thiếu duyên thì không có gì hết mà duyên có đủ thì mọi thứ có. Như: Tiếng đàn không có trên ngón tay, tiếng đàn không có trên sợi dây. Nhưng khi ngón tay sợi dây chạm vào nhau thì nó mới bật lên tiếng đàn. Khi ngón tay rời khỏi sợi dây thì tiếng đàn ở đâu? Phải không? Nếu chỉ có ngón tay và chỉ có sợi dây mà mình không có ý khảy đàn. Là cũng không ra. Và đàn con nít chạm vào nó khác người lớn chạm vào. Đúng không? Một đứa con nít nó chạm vào thì nó không có ra gì hết chỉ có nghe “tưng tưng tưng” thôi nhưng người lớn chạm vào thì nào Pasodobe, Chachacha, Tango, Bolero tùm lum hết. Trong khi đứa con nít nó chạm vào không ra cái gì hết. Cho nên mình thấy có tiếng đàn mà cho mình nghe là phải nói là quá trời duyên luôn. Mấy tay mà Từ Công Phụng, Vũ Thành An với ngón tay mấy cha bán vé số bắc mỹ thuận nó khác. Hiểu không? Cho nên tiếng đàn không có trên ngón tay, không có trong sợi dây đàn. Nhưng khi nó cộng với sợi dây đàn, nó cộng với ngón tay, nó cộng với ý muốn chơi đàn, cộng với kiến thức nhạc lý, kiến thức cầm phổ với tất cả những nhân duyên ấy ta mới có tiếng đàn. Nếu thiếu đi một trong những điều kiện này thì ta không có tiếng đàn để nghe. Cho nên cái đầu tiên, Chánh Kiến của Đạo Phật là gì? Cái đầu tiên là phải thấy: Mọi sự do duyên mà có. Mà cái đó không có đơn giản như vậy, nó còn phải xa thêm mức nữa.

    Khi mà anh hiểu mọi thứ do duyên mà có thì anh trừ được đoạn kiến. Bởi vì đoạn kiến gồm có ba, phải ghi thêm cái này nữa: Một là vô nhân kiến, cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có. Đó gọi là vô nhân kiến. Thứ hai là vô hành kiến, cho rằng không có thiện ác gì hết. Thích thì cứ làm thoải mái. Thích thì chiều. Thiều thì chích chứ không có thiện ác gì ở đây hết. Đó là vô hành kiến. Có hiểu không? Thứ ba là vô hữu kiến, là cái gì mình không thấy được, mình không chứng minh được thì không có thật. Suy nghĩ vậy đúng hay sai ta, hả?

    Bởi vì, nếu lý luận như vậy thì máy bay không có thật. Bởi vì tôi không có cách nào mà chứng minh được một cục sắt mà bay hết trơn. Hiểu không? Thế là tôi phán một xanh lè là: Máy bay không có thật. Bởi vì là Trẫm không, với trình độ lớp ba của Trẫm, Trẫm không thể nào Trẫm hiểu được cái nguyên tắc vật lý để điều động một khối vật chất mấy chục tấn mà nhấc khỏi mặt đất. Trẫm không chứng minh được điều đó. Mà khi Trẫm không chứng minh được thì điều đó không có thật. Đúng không?

    Cho nên đoạn kiến là gì? Đoạn kiến là gồm có ba: vô nhân kiến cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, thứ hai là vô hành kiến cho rằng không có thiện ác gì hết. Thứ ba vô hữu kiến, cái gì tôi không chứng minh được, tôi không hiểu được, tôi không thấy được, tôi thi cái đó không có. Ba cái này cộng lại được gọi là đoạn kiến. xong chưa?

    Còn thường kiến là sao? Thường kiến cũng có ba: Một là tin vào sự hiện hữu của một cái tôi, có một cái linh hồn đi từ đời này sang kiếp khác. Một cái tôi của Bà A, một cái tôi của Bà B, Bà C, Bà E, có một cái tôi, một linh hồn đi từ nơi này sang nơi khác. Mà lẽ ra mình phải hiểu là không có gì gọi là Marxist, là Soliste. Mà tất cả là sự cộng ghép, cộng hưởng, cộng sinh, cộng tác nó mới có. Thí dụ như : được gọi là Ông A bà B là nó do sáu thứ cộng lại là: đất nước lửa gió hư không và thức. mà đằng này mình lại không biết cái đó. Mình cho rằng là có một cái tôi nào đó nó hiện hữu từ đời này sang đời khác. Đó là cái thường kiến thứ nhất.

    Cái thường kiến thứ hai là tin vào sự hiện hữu của một đấng chí tôn quyết định, an bài, sáng tạo ra muôn loài, ví dụ như : Chúa Trời, Thánh Alla, Thượng Đế. Được chưa ? Thượng đế, Chúa Trời, Alla, Ngọc Hoàng thượng đế gì đó. Tức là sự hiện hữu của một đấng chí tôn an bài, sắp đặt mọi thứ.

    Thứ ba, tin vào sự hiện hữu tồn tại một cảnh giới vĩnh hằng bất tử. đời đời bất diệt.

    Tin vào ba cái này nè được gọi là thường kiến.

    Mà Thường với Đoạn cộng lại là Tà Kiến. Đúng không ta ? Mà Tà Kiến đi ngược lại với Chánh Kiến đúng không ? Mà Chánh Kiến được định nghĩa rất đơn giản : Một, cái thấy về lý nhân quả. Thứ hai là cái thấy về lý Tam Tướng.

    Thấy lý nhân quả là sao? Là thấy rằng: mọi thứ do duyên mà có. Khi duyên hội đủ thì mọi thứ mới có. Nếu mình chết rồi mà duyên luân hồi nó chưa hết thì tiếp tục đi nữa. Còn đằng này cái anh đoạn kiến nghĩ là anh thấy chết rồi là hết anh không xét thêm nữa. còn anh Chánh kiến thì anh thấy rằng dầu tắt thở nhưng cái nhân duyên mà tái sinh nó còn đó thì nó vẫn chưa có dứt. Như các vị thấy, tôi hay ví dụ có những loại cây mình chặt ngang nó chết luôn. Có những loại cây mình chặt ngang nó nằm xuống đất nó tiếp tục mọc nhánh thêm nữa. có biết cái đó không ? Ví dụ như cây dừa, cây cau á mình chặt ngang là nó đi luôn. Nhưng mà cái cây gòn á, mình chặt ngang nó nằm xuống đất, nó mọc nữa. Và có những loại cây rất là lạ, nó phát triển như thế này nó mới mọc rễ, rễ bò lên đất, rồi cái rễ đó lại ra cây mới. Có biết cái này không ? Nhiều lắm. Nhiều cây quái đản lắm. Chẳng hạn như bên Úc nó có loại cây nó đẻ ra.... Có những loại cây mà mình không có biết nha. Cho nên hễ nhân duyên còn thì mọi thứ tiếp tục hiện hữu. Duyên hết thì mọi thứ hết.

    Khi mình hiểu mọi thứ do duyên mà thì mình trừ được cái đoạn kiến.

    Rồi cái thứ hai, những gì đã có phải mất đi, thì mình trừ được cái thường kiến.

    Sẵn ở đây tôi cũng nói luôn. Ai đó mà tin rằng có một đấng chí tôn thì bản thân cái niềm tin đó là một sự u mê. Vì sao ? Vì Chính Đức Phật đã xác nhận: “Này các tỳ kheo, nếu một đấng chí tôn sáng tạo ra muôn loài thì ta nói rằng đó là một con người rất tàn nhẫn, đã tạo ra một thế giới vui ít buồn nhiều, tràn đầy máu lệ. » Hiểu không ? Nếu Đức Chúa Trời tạo ra mọi thứ thì Đức Chúa Trời tạo ra làm sao mà tám mươi phần trăm thế giới là máu lệ không à. Chúa tạo chi mà Hít le rồi Mao Trạch Đông chi vậy ? nếu Chúa tạo vậy để Chúa thử thách loài người thì sản phẩm của Chúa bị lỗi. có hiểu không ? sản phẩm của chúa bị lỗi. Như ông Henry Ford, ổng chết, ổng lên gặp Chúa ổng nói : Sản phẩm của tui nó vẫn là ưu việt hơn sản phẩm của Chúa. Chúa tạo ra đàn bà nó nhiều cái trục trặc quá đi.

    Chúa nói : ta biết ta sai nhưng mà hầu hết đàn ông đều xài đồ của ta.

    Tui bị khổ tâm sản phẩm của chúa, chứ cái xe hơi tui không có khổ tâm đâu. Thầy chùa không có tóc cũng khổ tâm vì sản phẩm của chúa nhiều lắm. Chiều nay tôi có hẹn với sản phẩm của chúa lúc 5 giờ nè. Mà hẹn gặp tui, mà hẹn như thế này: “ con tìm được đường thì con tới. mà không được đường thì sư đi uber tới gặp con”. Hồi nãy tôi nằm ngủ mà tôi nhớ tới tui tức. Bà làm như mỗi lần bả gặp tôi như bả xức thuốc rửa tội hay ban gì cho tôi. bả gặp mình mà bả hẹn thấy ghét vậy đó. Nếu mà tình đầu, hay là tình cuối là chia tay: “Em đến gặp anh đêm ba mươi mà em đến không được anh đi uber”. Okay. Tôi nói chuyện

    Tức quá đi. Hẹn đi uber mà địa điểm thì không có. Lạ thiệt. đúng

    Đúng là dân Bắc Tông, vì Bắc Tông có cái câu “ưng vô sở trụ” hẹn không có chỗ mới ra cái tùy duyên. Quá kỳ.

    Khi mà mình tin có một đấng chí tôn tạo ra muôn loài là mình đã vô minh là vì sao? Vì Cái Đấng đó quá ác đi. Tạo ra thế giới mà nó quá nhiều cái vấn đề. Còn nếu mình cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có thì lại là một cái vô minh nữa. bởi vì chúng ta còn nhớ: Nguyên tắc của trí tuệ là gì? Là cái gì cũng phải suy lý. Đúng không? Ta muốn phủ nhận cái gì thì ta cũng phải tìm lý do, mà ta muốn tin cái gì ta cũng phải tìm lý do. Mà tôi bảo đảm, tôi đoan chắc bà con những ai mà không tin này không tin kia là bởi vì họ không tìm ra lý do để chứng minh nó có. Cho tới bây giờ họ đang hì hục chưa tìm ra lý do để chứng minh nó không. Nghe hiểu không? Cho nên nói là mọi thứ do ngẫu nhiên mà có bản thân nó là vô lý. Bởi vì mình tìm trong trời đất có cái gì trong cái thấy của mình là không có lý do xuất hiện không? Không có. Nó có đủ điều kiện là nó ra. Kể cả những chuyện mình nói là vô lý nhất thì bản thân cái vô lý ấy cũng là điều kiện để nó có mặt. Chẳng qua là mình không thấy được cái điều kiện của nó mà thôi.

    Như vậy thì, không tin vào cái sự của một Đấng Chí tôn, thứ hai là phủ nhận mọi thứ ngẫu nhiên mà có. Cái thứ ba là phủ nhận Thiện Ác.

    Cái vấn đề lớn nhất của người Phật tử khi tìm hiểu giáo lý là không hiểu đúng sâu, không hiểu đúng từng từ ngữ. Khi chúng ta có vấn đề ngay trong từng từ ngữ thì từ đó nó mới dẫn đến vấn đề nông cạn trong vấn đề giáo lý. Tôi ví dụ, như chữ Thiện, chữ Ác. Tất cả phật tử mình nghe nói chữ Thiện ai cũng nghĩ là điều lành, đạo đức. thật ra, Thiện ở đây là Technical, thiện là khéo. Quý vị mở trong tiếng hán ra: thiện xạ, thiện chiến có nghĩa là khéo, giỏi. Chữ Thiện ở đây nó không có nghĩa là đạo đức, là lành, là hành giả tu hành tâm linh như mình hiểu. Như vậy, chữ Thiện trong Phật giáo rất là hay, là Kusala, hay là chữ kosala có nghĩa là skilled, là khéo. Nghĩa là sao? Để có được cái mát của máy lạnh thì nó phải đáp ứng một số nguyên tắc vật lý, có đúng không ta? Để có được cái ấm của máy thì chúng ta phải ứng dụng một số nguyên tắc vật lý. Thì chúng ta mới gọi là máy ấm. làm đúng cái đó nó mới ra cái ấm, làm đúng cái đó nó mới ra cái lạnh. Cũng là dòng điện đó mà tại sao nó dẫn ra chỗ kia ra lò nướng, nó dẫn ra chỗ kia thì ra freezer. Nghe hiểu không ta? Cũng dòng điện đó thì nó tạo ra ánh sáng. Cũng dòng điện đó mà tạo ra bao nhiêu thứ năng lượng cho máy móc tùm lum hết. Ghim vô một cái là đằng kia cái máy hát nó hát, đằng kia điện nó cháy là cái quạt nó không quay. Nghe kịp không? Bởi vì tất cả những cái đó nó đi đúng với nguyên tắc vật lý thì nó quan trọng. thì trên đời này mọi thứ đều là tương đối, đều là có cặp, đều là parallel hết á. Ví dụ: có nóng thì có lạnh, có xa có gần, có cao có thấp trên dưới trong ngoài mập ốm trắng đen đẹp xấu. có đúng không ta? Trên đời đã có pháp hữu vi là có cặp. Tại sao? Bởi vì chính nó có cặp thì chúng nó mới đắp đổi cho nhau nó làm nên cái gọi là thế sự Vô thường. Ở đây ai học tí ti về vật lý có biết đỉnh – đáy không? Thế giới này nói cho cùng nó là sóng và hạt đúng không? Ánh sáng và âm thanh nó đi đỉnh – đáy đỉnh- đáy. Có đúng không? Hiểu hả? Đó. Và. Hễ ở đâu có núi cao thì đó có vực sâu. Chỗ nào đỉnh càng cao thì đáy càng sâu. Đó là luật âm dương âm dương âm dương. Hiểu chưa? đỉnh đáy đỉnh đáy, sóng và hạt lên xuống. Vì tụi nó phải có như vậy đặng tụi nó mới thay đổi đắp đổi cho nhau được. mọi thứ nó tồn tại trên sự đắp đổi và sự luân phiên, người ta gọi cái sự đắp đổi đó bằng cái tên là Vô thường. Cho nên khi ta tin có một thế giới vĩnh hằng, là ta đã tào lao rồi. Bởi vì, Hạnh phúc là gì? Định nghĩa mà, Hạnh phúc là giải thoát cho đau khổ. Hạnh phúc chỉ có mặt khi đau khổ có mặt. Hiểu không? Hiểu hả? Nó phải bị lạnh nó mới có ấm, có nực nó mới có mát, chứ còn nó cứ khơi khơi vậy hoài tôi không biết sướng chỗ nào. Tôi là thầy chùa, nhưng khi còn tré tôi cũng biết yêu chớ. Thì theo tôi thấy, tôi cảm nhận, tôi kinh nghiệm thì cái mà đáng sợ nhất là khi ở gần nhau không muốn nhìn nhau và không có gì để nói. “Buồn như trong một ngày hai đứa không gặp mặt, buồn nhưng khi gặp mặt không còn gì để vui”. Buồn như trong một ngày hai đứa không gặp mặt. Tôi sợ cái câu đó lắm. mà tôi từng khen cái bài đó là cái bài về khổ đế hay nhất thế giới. không gặp nó cũng buồn mà gặp rồi thì nó không có gì để nói. Đó là cái nó boring vô cùng. Rồi có nhiều khi điều kiện tan vỡ cho một cuộc tình, một cuộc hôn nhân đôi khi nó khởi sinh từ một lý do rất đơn giản là chúng ta không có gì mới cho nhau. Chúng ta chỉ có chừng đó thôi. Nàng hé môi là chàng biết nàng sắp nói gì. Chàng nhúc nhích là nàng biết chàng muốn gì. Cái đó nó chán lắm. nó phải là một cái gì đó nó bất ngờ. một yếu tố bất ngờ Đó là nói nhẹ. Còn nói nặng là phải có một yếu tố đối lập nó mới làm nên kịch tính. Có hiểu không? Nó có trông đợi, thì gặp nó mới mừng, nó đói ăn nó mới ngon, nó khát nó uống nó mới đã. Đàng này nó êm đềm quá. Nó không có ..., không có gì gây sốc. Thì lâu ngày nó boring, nó là mono.. đơn điệu á. Cho nên nói mình tin cái gì vĩnh hằng là mình đã sai ngay từ căn bản. Bởi vì thế giới này là sự đắp đổi, sự luân phiên, là cho và nhận, là đến và đi, là một chuỗi dài của những cặp đối đãi. Có biết chữ đối đãi không? Đối đãi ở đây không phải treatment mà là sự qua lại đó.

    Cho nên người Phật tử có chánh kiến là, đầu tiên phải thấy rằng: Mọi sự do duyên mà có. Rồi thứ hai có rồi đều phải bị mất đi. Thì với hai cái nhận xét này. Với cái nhận xét cho rằng mọi thứ do duyên mà có ta được trừ cái đoạn kiến. thấy rằng đã có rồi phải mất thì ta trừ được cái thường kiến. Bỏ được hai cái thường và đoạn ta có được chánh kiến.

    Và học giáo lý duyên khởi là ta cùng một lúc loại bỏ được hai cái này.

    Bởi vì trong giáo lý duyên khởi dạy rất rõ: Mọi thứ do duyên mà có, đúng không? Còn cái thứ hai: Có rồi phải bị mất. Ví dụ, do vô minh không thấy được bốn đế là gì. Sáng hôm qua không biết tôi định nghĩa bao nhiêu lần rồi đúng không? Bốn đế còn nhớ không?

    Bốn đế là gì? Cái đế đầu tiên là mọi thứ ở đời là khổ. Thứ hai, sự đam mê trong khổ là chính nguyên nhân khổ. Định nghĩa vậy mới ghê: mọi thứ là khổ, rồi thứ hai: thích trong khổ là tạo ra khổ, thứ ba muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa, và sống bằng ba cái nhận thức trước chính là con đường thoát khổ. Thì do không hiểu những cái này nên mới tạo ra các nghiệp thiện ác. Như vậy thì rõ ràng thấy đầu tiên do có này rồi có kia là mình thấy do duyên rồi đó. Cái thứ hai đã có rồi phải mất là sao? Có nghĩa là khi mình vô minh trong bốn đế, có lúc mình gặp minh sư thiện hữu thì mình tạo các nghiệp lành, công đức, phước thiện. Khi mình gặp bạn xấu thì mình tạo các việc xấu. mà tạo các việc lành thì ta có được các tâm đầu thai đi về cõi lành, làm các việc xấu thì ta có tâm đầu thai đi về cõi khổ. Mà khi đã đi về cõi lành cõi khổ thì điều kiện sinh hoạt sáu căn mình khác nhau, phải không ta? Cái đứa nhà giàu thì nó được thấy được nghe được ngửi được nếm cái thứ mà nó thích. Cái đứa nhà nghèo thì nó phải thấy phải nghe phải ngửi phải nếm cái mà nó không thích. Đúng không? Có nhiều người tui biết cả năm trời họ không biết mì gói là gì. Đúng không? Đói lắm thì kêu nhà hàng đưa mì xào giòn ăn đỡ vậy thôi. Mùa trái cây thèm quá kêu người làm đi mua chôm chôm mà không có thì thôi mua sầu riêng về. Sầu riêng monton của thái không có thôi mua đỡ sầu riêng Mã Lai đi con, nó dẻo. Nghe nhà giàu đi chợ thấy ghét lắm. ăn đỡ đi con. Không có tôm hùm mua đại lobster, không có lobster mua tôm càng đi con, ghét lắm. Cả đời nó được thấy nghe ngửi nếm đụng toàn là sáu trần như ý. Còn có cái tên cả đời toàn là bất toại không. Cái chén ăn nhìn đã thấy tội rồi, nó mẻ mà không còn chỗ để mẻ thêm. Muỗng thì nó cong vòng vậy đó. Rồi đũa tùm lum. Tôi đã từng ở những cái chỗ mà nhà to bốn phía. Cái trần cách cái đầu mình non thước. rồi ở dưới thì xi măng trám chỗ có chỗ không lộm cộm như răng bà già. Còn bên ngoài thì mùi cống rãnh, tiếng xe ba gác, tiếng con nít đá banh, tiếng vợ chồng nhậu nhẹt đánh chửi, bụi bay mù trời giữa trưa tanh rình. ở thị nghè á.

    Tôi từng có những ngày tôi đi học chỗ đài truyền hình, sở thú. Tôi về ăn cơm thị nghè. Tôi ngồi ăn cơm thế này nè, mà tôi nghe con mèo có kêu “nghèo”. Nghe nè, tôi mới nhìn xuống, một con chuột cống cỡ này, gần bằng cái đường kính cái chuông, mà nó không có lông. Con mèo nó đang ngủ con chuột đi ngang nó quẹt cái, con mèo nó thấy ghét nó nản quá nó “nghèo” cái nó đi luôn. Mà con chuột nó cách mình có thước à. Mà tui đang ăn cơm. Con chuột nó không có lông, ghẻ không à. Chuột sao sờ mông được, sờ mông là con kia. Có hiểu không? Cái hoàn cảnh nó vậy, nó nực vậy rồi còn gặp cái con kia nữa.

    Một lần ở thị nghè, ở nhà phật tử nóng quá. Tôi hết cách rồi. đem quạt máy vô quạt nó thấy hơi nóng thôi. Tôi còn có một cách tôi lấy cây bông tắm tui lau cái sàn gạch, rồi tôi chun xuống sàn tôi nằm. Mới nằm có chút xíu mình nghe kịch kịch dòm ra con nữa. thôi tui leo lên giường luôn. Chuột sống mà nó còn kêu chit chit mà nó kêu kịt kịt á, đến cái mức mà nó đổi ngôn ngữ luôn mà. Một buổi trưa kia có một con chuột mẹ, mấy con chuột con đang nằm trong ổ, có con mèo nó đi ngang thì mấy con chuột con nó run hết rồi. cái chuột mẹ kêu, yên tâm, để mẹ xứ cho. Nó đi ra khỏi hang nó kêu “ngao ngao”, thì con mèo nó nghĩ đây có con mèo khác rồi, nó đi luôn. Con chuột mẹ mới đi vô “các con thấy không biết ngoại ngữ nó lợi” Có hiểu không? Tức là khi nó kêu ngao ngao thì con mèo kia nó biết là có mèo ở đây rồi làm gì có chuột, mà nếu không có chuột thì ghé đây làm cái gì. Mà nó không biết là con chuột nó nói ngoại ngữ thôi. Là biết ngoại ngữ nó lợi vậy đó.

    Thì tôi quay trở lại, buồn ngủ quá kiếm chuyện để cười.

    Bởi có cái ông Việt kiều ổng về Việt Nam, ổng về được mấy bữa cái ông quay lại, bạn bè gặp ông, ổng đi phi trường Los: “có khỏe không? Sao nhìn ốm nhách vậy?” “trời đất ơi, tao bữa nay tao nhậu mười mấy năm tao không bị bệnh mà về bển có tuần lễ tao bị bệnh. Bệnh gan. Tao nhìn đâu tao cũng ứa gan hết trơn á.” ở đây nhậu mười mấy năm rượu mạnh mà không có bị, về thấy không là bệnh gan. Nhìn là mình ứa gan, xốn mắt.

    Okay.

    Cho nên là cái vô thường ở đây là gì? Là tùy vào điều kiện ra sao mà cái ảnh hưởng là cái gì, là vô thường nghe kịps không? Sáng nay do tôi gặp bạn lành, môi trường lành thì tôi có tâm lành nhờ vậy tôi làm được việc lành. Chiều nay tôi gặp bạn xấu xíu làm chuyện xấu thì tôi làm chuyện xấu. Nghe kịp không? Như vậy thì do vô minh trong bốn đế nên tôi làm các việc thiện ác, nhưng do các điều kiện khác nhau nên có lúc tôi làm ác có lúc tôi làm thiện. và chính vì tôi tạo đủ cả hai nghiệp thiện ác cho nên tôi có đủ cả hai cái tâm đầu thai, đó là tâm đầu thai về cõi lành và tâm đầu thai về cõi khổ. Thì cái nào nó chín muồi trước thì tôi đi về đó trước, nghe kịp không? Ví dụ như tôi tu cả đời, mà đến lúc ngáp ngáp tôi tắt hơi nhằm lúc cái nghiệp ác nó trổ thì tôi tu cả đời nhưng mà tôi vẫn đi xuống. cả đời tôi ác ôn gian hùng nhưng mà tới lúc tôi tắt thở nếu nhằm cái lúc quả lành nó trổ thì tôi vẫn về trời làm đại gia như thường.

    Thì đầu tiên mình phải thấy được mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Nó quan trọng lắm. hôm nay bà con đến gặp tôi, bà con nghe buổi đầu, bà con thấy đúng rồi Đạo Phật là nó như vậy. Nhưng mà mai này bà về một hai tháng dân tu thiền ngồi nghiệm thì thấy giáo lý duyên khởi nó quan trọng cỡ nào. Học giáo lý duyên khởi để thấy rằng: trong từng phút ta đang âm thầm kiến tạo một chốn về cho mình mai này. Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với vô minh, tham ái và tà kiến. Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với trí tuệ và chánh niệm. Trong từng phút trôi qua ta đang mở rộng đường về trời và xuống địa ngục. Mặc dù theo trong kinh thì đường về cõi trời kinh sách dạy đầy ra đó mà ít người hỏi thăm, còn đường xuống địa ngục không ai dạy mà đứa nào cũng rành hết trơn.

    "Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn" tức là đường về trời có mà không ai hỏi

    "Địa ngục vô môn, hữu khách tầm" nhưng đường xuống địa ngục không ai dạy mà lúc nào cũng đứng đầy đó.

    Cho nên, có học giáo lý duyên khởi để thấy nhiều chuyện rất quan trọng. Chuyện thứ nhứt, thế giới này chỉ là đồ lắp ráp không thôi. Một đời người nó được ráp bằng bốn thứ thiện ác buồn vui. Cái thiện đời này là nhân vui cho đời sau. Ác đời này là nhân khổ cho đời sau. Vui đời này là quả của cái lành của đời trước. Khổ, buồn đời này là quả của cái xấu của đời trước. Nghe kịp không? Có thấy được bốn cái đó, nhớ đi nhớ lại bao nhiêu đó. Lên lầu xuống lầu, đi vô nhà tắm đánh răng mở lò rửa chén làm gì cũng nhớ bao nhiêu đó. Nhớ là cái gì khó chịu bây giờ là quả xấu đời trước, cái gì dễ chịu bây giờ đều là quả lành đời trước. Ta tham sân si bây giờ là nhân khổ đời sau, Từ bi hỷ xả ngày này chánh niệm trí tuệ ngày này là nhân vui đời sau. Nếu đủ duyên thì ta chứng thánh giải thoát. Nếu không đủ duyên thì trên đường luân hồi nó cũng được dễ chịu.

    Thật ra, xét cho kỳ cùng thì các quả lành của bố thí trì giới nó chỉ cho ta những cái căn phòng máy lạnh trên con đường luân hồi vạn lý mà thôi. Trước sau cũng phải đi trên con đường đó, nhưng ai có điều kiện có cái phòng máy lạnh nhìn ra trời xanh mây trắng nắng vàng cũng dễ chịu hơn.

    Trưa nắng chang chang mà chạy cái xe hồi nãy muốn chết luôn. Chạy tới đây máy lạnh nó mới chịu làm việc mà mấy người đẩy tui ra chỗ nắng ngồi. Chỗ mát thì nó ngồi nói chuyện líu lo mà tôi ngồi nó nóng trào máu. Tôi nói trong bụng: cũng là đi xe mà ai ngồi chỗ mát thì nó dễ chịu, mà ngồi chỗ nắng cũng quãng đường đó mà ôi thôi nó là một cái đọa đày. Sẵn đây tôi nói luôn biết đâu trước mặt tôi có những người tàng long ngọa hổ có những người Bồ Tát dấu mình. Mà nói vậy thôi chớ không có đâu.

    Ngộ người ta chửi cũng cười nữa.

    Đường về Phật quả rất xa xôi đầy bất trắc nhưng mà do cái lòng đại bi nghĩ đến chúng sinh nên Bồ Tát không sợ xa. Và do đại trí Bồ Tát thấy mọi thứ chỉ là ảo. Do thương chúng sanh và do thấy mọi thứ ảo nên Bồ Tát không sợ khó. Đó là nói trên lý. Còn nói trên tình thì sao? Thời gian tu hành ba la mật, tu hành các hạnh lành mà càng nhiều a, thì đường luân hồi của Bồ Tát nó sao ta? Không phải, nó trơn tru hơn. Đẻ ra ngồi trên đầu người ta không à. Giàu hơn. Khỏe hơn. Đẹp trai hơn. Dễ tu lắm nó không có mặc cảm. còn cái tướng xấu hoắc như vậy, đi giảng thấy người ta ngáp cũng tủi nữa. Có lúc tui buồn ngủ quá trời mà thấy thầy Pháp Hòa là tui khỏe luôn á. Cho nên trong kinh nói: Bồ Tát do Đại Bi, Đại Trí mà không ngại dấn thân đã đành rồi, nhưng mà đó là nói về lý. Còn nói về sự, thì càng về sau con đường Bồ Tát đi nó càng trơn tru. Mà cái thứ càng phú quý càng sanh lễ nghĩa lắm. ví dụ như, các vị mà bảnh quá người ta chửi quý vị quý vị dễ nhịn lắm. tin tôi đi. Hiểu tôi nói không? Chứ mình nghèo, mặc cảm. cứ thử bữa nay quý vị mới vừa trúng độc đắc thử coi coi quý vị ba đứa, đứa tốt nghiệp Yale nè, đứa tốt nghiệp havard, stanford bốn đứa nó mới vừa báo tin mời mình đi mừng bằng tốt nghiệp của nó nè, còn mình ông chồng ổng mới đi cafe mua vé số trúng mấy cái mà mega mấy trăm triệu mà tự nhiên có ai đó mình đi ngoài chợ bà nào đó nói gì mình mình dễ tha thứ lắm, vì bữa nay “lòng bà đang sướng”. hiểu không? Còn cái thứ mà tiền bạc khó khăn, mất job, bịnh hoạn,rồi ông chồng già cả nhăn nheo con cái hư đốn lúc đó nó dễ buồn rồi tủi thân dữ lắm. mà Bồ Tát càng về sau thì càng trơn tru; càng trơn tru, hanh thông

    Và trong kinh nói, càng về sau thì Bồ Tát bồ đề tâm càng dũng mãnh, do đó bao nhiêu chuyện khó Bồ Tát dồn hết cho khúc sau. Chuyện khó làm nhất là Bồ Tát dồn cho khúc sau. Ví dụ như, mới bảy tuổi mà tự nhiên dám, bảy tuổi mà trong đầu có những suy nghĩ cực kỳ khó tin. Thứ nhứt, thấy rằng mọi thứ ở đời không có gì tin được hết. tại thấy người già người bịnh á. Thứ hai, bảy tuổi mà nhìn đâu cũng thấy ai cũng đáng để mà thương hết. thấy trên đời không có người để mà mình ghét. Thấy trên đời chỉ có người đáng thương và dễ thương thôi. Bảy tuổi mà thấy vậy. Thứ ba, bảy tuổi mà dám tuyên bố: “Ai xin gì tôi cũng cho, kể cả cái mạng này” Bảy tuổi thôi. Bồ Tát Thích Ca mình. Mà tại sao ngài lại ghê gớm như vậy? là vì lúc đó gần rồi. lúc đó là coi như là nhéo không biết đau mà cù không biết nhột nữa. đó là “đao thương bất nhập mà bách độc bất xâm”. Còn cái thứ mà mới nguyện, nghe nói xin gì cho nấy, nó làm cho cái xà lỏn cũng không cho mặc, nó lấy luôn cái xà lỏn luôn, lấy tay bụm như Adam Eva vậy đó. Cho nên là là, à mà tôi nói mới nhớ chuyện này.

    Là bữa đó hai thằng con chiên của đạo chúa nó hỏi nhau : mày biết quốc tịch của Adam với Eva không ? - Có. Hai người đó mặt mũi dân Châu Âu dân Âu Mỹ chứ. Một là dân CuBa hai là dân Đông Âu. – Mày dựa vào đâu mày nói như vậy ? Bởi vì áo quần không có, chỉ có một trái táo mà dám gọi là vườn địa đàng thì chỉ có xã hội chủ nghĩa thôi. Ao quần không có, chỉ có một trái táo mà dám gọi là thiên đàng thì chỉ có tụi cộng sản chứ không có đâu. Nếu cái mặt mũi đó thì chỉ có dân Đông Âu với Cuba thôi chớ không có đâu hết.

    Dến đâu rồi ? tôi nói mà tôi quên mất tiêu rồi.

    Rồi, cái Phật đạo. Đại trí, chính vì thấy mọi thứ là Ảo, sướng hay khổ là ảo. khen chê vinh nhục là ảo xa gần là ảo lâu mau là ảo vì kẻ trí mới thấy được như vậy nên Bồ tát không ngán thời gian. Không ngán gian khổ. Vì đại bi với tấm lòng của người mẹ, Bồ Tát nghĩ rằng phải giúp được càng nhiều con càng tốt.

    các vị biết các vị mới thương nè. Nhiều khi các vị thấy người việt nam mình thấy ghét bằng trời như vậy đó, nhưng mà chỉ cần đổi kiếp họ làm mẹ của mình họ dám chết vì mình. Các vị biết không ? có biết chuyện đó không ? Tại vì mình học đạo, mình nghe giảng mình « Dạ. » « Dạ » chớ mình cũng không có tin lắm chuyện đó. Nhưng khi mà mình tin chuyện đó thì mình thấy ai trong đời cũng đáng thương. Như cái bà đó nhìn bả thấy ghét vậy đó, nhưng mà bây giờ mình chui vô làm con bả là bả dám chết vì mình, bả lo lắng đủ chuyện. Còn cái chuyện mẹ giết con là hơi hiếm. mà đa phần là mẹ chết vì con thì nhiều, nha. Mà không phải kiếp kế này đâu, mà nhiều kiếp quá khứ bả đã nhiều lần bả chết cho mình rồi. Thậm chí có những lần mà « hai đứa chia tay nhau trên bến giang đầu vào một buổi chiều mưa rét mướt. em đi rồi không biết ngày nào em trở lại » không ngờ dòng đời xô đẩy, hai đứa mất nhau trong đời và cuối cùng không thấy nhau nữa, rồi qua nhiều kiếp sanh tử, hai đứa thành tử thù trên thương trường, chiến trường và chính trường, chỉ muốn giết nhau. Mà không nhớ rằng lần hai đứa gặp nhau cuối cùng đã từng thề non hẹn biển đủ điều hết. hiểu không ? Bồ Tát thấy cái điều đó, Bồ Tát không có giận ai hết. Bồ Tát nhìn ai cũng là tình nhân, ai cũng là mẹ là cha là con là những người rất mực dấu yêu. Chính vì cái dòng luân hồi xô đẩy mà mình mất nhau, mình lạc dấu nhau trong đời. Bây giờ nhìn nhau mình chỉ ứng xử với nhau bằng nước mắt thôi. Cho nên trong cái nhìn cùa Bồ Tát, ai Bồ Tát bao dung được hết. Ai Bồ Tát cũng đem vào lòng. Cái giá trị của một con người nó không phải nằm ở chỗ anh nhận được gì mà là nó nằm ở chỗ cho ra cái gì. Đúng không ? Tui có bao nhiêu tiền không quan trọng, mà tui có khả năng cho quý vị được bao nhiêu. Cái đó mới quan trọng, nha. Và cái giá trị của Bồ Tát nằm thêm ở chỗ nữa là : tim ngài chứa được bao nhiêu người. Cái sức chứa của trái tim mỗi người chính là giá trị của người đó. ở đây có một người mà tôi phải vinh danh đó là cô Bảy... cô này sẵn bữa nay tôi nói huỵch toẹt con người mè hè của cổ. Cổ rất là nóng tính. Cổ nóng tính vô cùng. Nhưng mà cổ là mẫu người mà khi tôi đi xa thuyết pháp tôi hay nhắc mà tôi không có nói tên. Cổ nóng tính vô cùng nhưng mà cổ là người dễ thỏa hiệp, dễ năn nỉ. Cứ gây cổ, chửi cổ cho đã, xong rồi năm tháng trôi qua bị khổ tới kéo áo cổ, miệng lầu bẩu nhưng cổ vẫn giúp. Cái đó là rất khó tìm. Còn lịch sự cho lắm nhưng mà để bụng là không được. Cô Bảy này là thắng hạnh á. Tức là cổ giận bằng trời nhưng mà, mà dĩ nhiên các vị không có tin là tôi không có ăn tiền cổ tôi không có làm quảng cáo. Cổ là người rất đặc biệt, rất là nóng tính. Cổ có thể nổi cơn cổ phang mà coi như đập tường á, nhưng mà cổ có khả năng bao dung rất là rộng đó là cái điểm mà mình phải tán thán và học hỏi.

    và một người nữa, là cô Ng. Nga .Cổ lớn tuổi mà nói kiểu gì cũng không giận, có thể là do cổ không hiểu cũng không chừng. Phải nhìn nhận trong cái đời đi dạy học của tôi, thì cái người như cô nguyên nga rất là hiếm, tuyệt chủng từ lâu. Có tuổi rồi có gia đình có thân phận đàng hoàng mà nhiều khi ổng nhỏ tuổi hơn mình mà ổng mắng xối xả, mà giận lắm cúi xuống cái vậy thôi, rồi nhăn răng ra cười, học tiếp. Thì cái chuyện này là rất đặc biệt. Bên thụy sĩ tôi có biết một cô, kiếp trước cổ, tôi ngồi thiền tôi soi, kiếp trước cổ là pháo đại, cổ nổ dữ lắm, cái tật hay khoe dữ lắm, nhưng mà cổ có cái hạnh đặc biệt là không bao giờ giận. Hồi đầu tôi tưởng nàng giả bộ, mà sau này tôi biết là cái dây thần kinh giận bả dứt từ hồi nào không tự ái, không có biết giận, người ta nói móc nói xiên nói xỏ nói huỵch toẹt nói thẳng vô mặt nói như tạt nước thì làm như không hiểu, bả nghe ngoại ngữ vậy đó, rồi thì thôi. Người không biết giận. Ngộ lắm. Thì cái đó là những cái mà mình phải tán thán. Các vị thấy tôi có gì kỳ không ? Lát tôi ..tiếp. Bởi vì người khác chính là tấm gương lớn nhất của mình. Có biết tấm gương không ? tấm gương là mình nhìn họ mà nhờ họ mình nhìn mình.

    Cho nên học giáo lý duyên khởi, chuyện đầu tiên là để thấy mọi thứ do duyên mà có. Thứ hai, mọi thứ do lắp ráp mà có. Do duyên mà có là chuyện khác, mà do lắp ráp mà có là chuyện khác. có nghĩa rằng là khi mình thấy mọi thứ là đồ ráp thì cái khác với cái chuyện xem họ là ai đó. Nhớ không ?

    Tôi nhớ tôi đã kể tại cái pháp hội này câu chuyện mà tôi thích, thích lắm, mà tôi thấy các vị cứ trơ trơ.

    Dó là đi thuyền trong đêm tối, bị một cái thuyền khác tông vào. Nếu ta nhìn lên cái chiếc thuyền kia không có người thì ta không có giận, đúng không ? hiểu chưa ? nhưng nếu mà trên chiếc thuyền kia có người, thì lại chia hai trường hợp. cái người trên đó là ai, bạn thân khác, người lạ khác. người khác giới khác đồng giới khác, nếu mà là mình nam mà gặp đứa tông là nữ mà nữ xấu khác nữ đẹp khác. có hiểu không ? mà nó chưa chồng là khác mà nó có người khác rồi là lại là khác á. Có hiểu không ? có nghĩa là cũng bị tông thuyền mà có giận hay không là nó tùy thuộc cái trên thuyền chứ không phải là bản thân cú tông, không phải bản thân chiếc thuyền mà còn là cái đi kèm với chiếc thuyền. Nghe kịp chưa ?

    Nói như vậy có nghĩa là bản thân mọi sự vật, mọi sự việc nó xảy đến với mình, bản thân nó chưa là gì hết. Nhưng mà cái nhận thức, cái đánh giá của mình còn tùy thuộc vào vô số những chuyện khác đính kèm. Nghe kịp không ? Ăn bánh xèo mà không rau nó kỳ dữ lắm. Như vậy thì bản thân bánh xèo nó chưa đủ mà phải có rau, phải có nước chấm, có đúng không ? có nhiều món không ra gì mà nó ngon nhờ nước chấm. có đúng không ? và tôi thì có một cái điều đặc biệt, tôi ăn gì thì ăn mà cơm ngon, thì tôi ăn cái gì cũng ngon, chỉ cần một chén nước tương đàng hoàng mà cơm dẻo, thơm nấu đừng quá khô quá nhão là trẫm rất là thích, còn cho trẫm ăn đồ ngon gì thì ngon mà cơm nó là gạo cũ á, gạo mà cứ « hai con một hột » tôi sợ lắm. Gạo cũ nó bị gãy. Gạo bị gãy, nó không có nhựa nó không có dẻo. Rồi cơm mà nghe nó hơi mốc mốc đồ ăn thì đầy hết. tôi nhìn vô là tôi đã thấy mốc, là mất sáu chục điểm rồi. Dọn cơm mà tôi thấy cái tô cơm nó dẻo, hột dài, trắng mà không quá khô không quá nhão, chẳng hạn như nhà này là một chuyện rất là lạ. Nhà này là chỗ rất là hiếm mà nấu cơm tôi rất là thích đó là : khô như tôi thích. Đa phần tôi lại nhà phật tử chín mươi phần trăm nhà phật tử là bắt tôi ăn cơm nhão. Tôi hỏi chứ « sao nhão vậy ? », bảo chứ « nó mềm » chỉ trả lời như vậy. Nhưng mà tôi thích ăn cơm khô. Mà neếu được cho tôi ăn gạo thái jasmine mà longren thì tôi thích. Các vị nghe kịp không ? Tức là một bữa ăn hoàn chỉnh tùy người mà nó lệ thuộc vào nhân duyên gì. Hiểu chưa ? Có người ăn bánh xèo nó ngon vì nước chấm ngon nhờ rau hoặc bánh xèo phải giòn mới được. bánh xèo đổ dày quá ăn nó lầy lắm. nói như vậy không có nghĩa là ngày mai bắt ăn bánh xèo nghen. Cái nhà này mà lỡ lời nó quất cho ăn trào máu luôn. Bữa nào tôi kể về giấm, chắc dọn cho mỗi ông một tô giấm. Cũng lo. Nói chuyện gì cũng phải lựa lời. Nói gì cũng chiều hết trơn á. Mình thuyết pháp mà năm đứa nó .....

    Các vị biết chuyện Kinh Kha không ? tức lục quốc muốn ám sát Tần Thủy Hoàng mà tìm hoài không ra người rồi cuối cùng giao cái trọng trách đó cho Thái tử Đan của nước Yên. Thái tử Đan tìm được mười mấy người mà mỗi người đều có cái nhược điểm. Cái người hoàn hảo nhất chính là Kinh Kha. Mà ổng trọng thị Kinh Kha tới cái mức mà Kinh Kha không thể từ chối trọng nhiệm đó. Có nghĩa là, ổng mời Kinh Kha vào, thì Kinh Kha thấy có cái ao cá trong cung có cá bơi bơi, Kinh Kha mới lấy cái hòn đá liệng cá chơi. ổng cho bưng nguyên mâm vàng, nói : « nói tráng sĩ dùng liệng đi, chứ đừng liệng sỏi dơ tay » vàng vụn á, cho ổng liệng cá chơi. Thì đang ngồi chơi, có một cái cô người hầu đẹp lắm, cổ bưng ra một mâm trà mâm rượu cho ổng, thì Kinh Kha cũng tiện cái miệng nói « Bàn tay đẹp quá ! » Lát sau ổng đi vô phòng, thì có người bưng vô nguyên cái tráp, ổng mở ra thì là cánh tay của cái cô kia . Có nghĩa là khen là tặng khen là tặng. Hên, mà ổng nói cái bồn cầu nó tháo đem vô là chết. đại khái như vậy. thì, học giáo lý duyên khởi để thấy rằng : Mọi thứ do duyên mà có, có rồi lại mất. Học giáo lý duyên duyên khởi để thấy rằng : Mọi thứ do lắp ráp. Học giáo lý duyên khởi để thấy rằng : thế giới này không có gì là một. và mọi thứ giống như một cây chuối. Được gọi là cây chuối là bởi vì do nhiều bẹ ráp nên. Nghe kịp không ? Trong kinh nói : Năm uẩn là gì ? trước hết tôi phải trả lời cái duyên khởi. Duyên khởi là gì ? Duyên khởi là hành trình sanh và diệt của năm uẩn, có đúng không ta ? Duyên khởi là hành trình sanh và diệt của năm uẩn. Mà năm uẩn là gì ? Thứ nhất, đó là Sắc uẩn. Tất cả những gì thuộc về vật chất trong thân gọi là năm uẩn. Thọ uẩn là tất cả những feeling dễ chịu khó chịu của thân tâm. Hành uẩn là khía cạnh thiện ác của tâm. Còn tưởng uẩn là khía cạnh kinh nghiệm, hồi ức, kiến thức thì khía cạnh đó được gọi là tưởng uẩn. Có hiểu không ta ? tại sao tôi nói cái này là cái dùi chuông mà tôi không nói cái này là cây đũa bếp ? Bởi vì đó là kiến thức, đó là hồi ức, đó là kinh nghiệm. Chính kinh nghiệm, chính hồi ức, chính kiến thức cho tôi biết rằng cái này là cái dùi chuông, không phải cây đũa bếp, miền Bắc gọi là cây đũa cả phải không ? đó, chính kinh nghiệm, hồi ức, kiến thức cho tôi biết đó là đàn bà chứ không phải đàn ông, chính hồi ức, kiến thức cho tôi biết cái này cái nọ, nghe kịp không ? cái đó được gọi là tưởng uẩn. đó là khía cạnh nhận biết thông qua hồi ức, kinh nghiệm tích lũy. Và thức uẩn là cái biết đơn thuần của sáu giác quan.

    Quý vị biết có ba cái biết căn bản : cái biết của thức, cái biết của tưởng và cái biết của trí.

    Cái biết của thức là cái biết của mắt tai mũi lưỡi, nó chỉ chụp hình chứ không có đánh giá gì hết.

    Nhưng mà cái biết của tưởng là gì ? sau khi con mắt nó chụp hình xong, nó đưa vô trong cái bộ chip ở trong, nó nói : đây là cái tô. Nghe kịp không ? khi mà nó nói « đây là cái tô » là cái biết của tưởng uẩn. Còn cái biết của thức uẩn là chỉ chụp hình thôi chứ nó chưa có thể định danh, định hình vật đó là cái gì. Nó đưa vô trong, cái trong mới nói đây là cái tô. Mà ai dạy cho nó biết đây là cái tô ? cha mẹ, xã hội, gia đình, học đường, kiến thức sách vở. đúng không ta ? chính những cái nguồn đó nó dạy cho mình biết đó là cái tô chứ không phải cái dĩa, không phải là cái chén. Các vị có biết rằng, trong thế giới ngôn ngữ, cái ngôn ngữ nào, đất nước nào, dân tộc nào nó giỏi về âm nhạc thì những từ vựng về âm thanh của họ rất là nhiều, phong phú, như tiếng Ý. Họ có giọng nam trầm nữ trầm nam cao nữ cao. Có biết cái đó không ta ? ba cái teno, soprano. Vì những cái ngôn ngữ khác nó không có phong phú như vậy. Và, ở đất nước nào mà hội họa phát triển thì từ vựng về màu sắc nó rất là phong phú. Chỉ riêng màu trắng không là nó có trăm cái màu trắng. Ngay cả tiếng Việt mình thấy màu trắng cũng có rất nhiều màu trắng. Ngay cả màu xanh mình thấy : hoặc là aqua blue green rất là nhiều. Thì đất nước nào dân tộc nào mà nó giỏi về hội họa là từ vừng về màu sắc của nó rất là giàu. Đúng không ? tưởng uẩn là gì ? tưởng uần là chồng chất bởi những kiến thức đó đó. Nghe kịp không ? ví dụ, mình nói màu trắng, thì cái người nào họ biết nhiều về hội họa thì khái niệm về màu trắng của họ rất là giàu. Mà người giỏi về âm nhạc, giỏi về nhạc lý đó thì họ có rất là nhiều khái niệm, kiến thức về cái gọi là âm thanh. Đó được gọi là tưởng uẩn. Hiểu hả ? Còn với người nấu ăn thì kiến thức của người nấu ăn về món ăn nó phong phú hơn người bình thường rất là nhiều. Họ có thể nói chuyện với nhau mà mình nghe mình có thể không hiểu đó. Hoặc dân thợ bạc nó có cái ngôn ngữ riêng của đồ bạc vì khái niệm gắn liền với từ ngữ. Các vị biết cái đó không ? khái niệm gắn liền với từ ngữ. Nhớ cái đó hả ? người mà ngôn ngữ giàu là họ biết được nhiều thứ. Mà mỗi cái biết là một concept, một cái idea. Chính cái concept, cái idea nó cho phép từ ngữ họ nó phong phú. Những người họ ấm a ấm ớ, ngôn ngữ họ nghèo thì con concept họ ít. Cho nên cái tưởng uẩn là cái nôi đẻ ra nền văn minh của nhân loại. mình tưởng văn minh nhân loại là khảo cổ, hội họa, kiến trúc, tùm lum tưởng nó ghê gớm. Nhưng thật ra nó là thế giới của tưởng uẩn.

    Cho nên, cái này chắc phải ghi thêm : tưởng uẩn nó có ba. Tưởng uẩn có ba, đó là : Dục tưởng, thiền tưởng và quán tưởng. Dục tưởng là gì ? là những cái biết của mình về thế giới vật chất, về âm thanh, màu sắc, hình dáng, ánh sáng, dài ngắn, về không gian, về thời gian, đó được gọi là dục tưởng. Hiểu hả ?

    Dục tưởng là những hồi ức của mình về thế giới vật chất.

    Còn thiền tưởng, bữa nay ghi đã luôn. Thiền tưởng là, là thôi nha. không có ghi gì hết, giờ tôi giải trước. Người sống trong cõi dục thì họ ghi nhận thế giới này qua sáu căn. Và từ đó, thế giới trong mắt của người sống Thế giới trong mắt của người mười giới nó có thiên hình vạn trạng, gồm có : nam nữ, đực cái, trống mái, sông núi, kênh rạch, đại dương. Rồi trời đất trăng sao hoa lá tùm lum hết. nghe kịp không ? và chính vì nó đa đoan như vậy cho nên người hưởng dục nó bị chia trí không có tập trung, còn cái người ly dục tu thiền á, thì thế giới của họ chỉ có còn mười thứ thôi. Các vị thử tưởng tượng : một bên thế giới có vô số thứ để biết, mà biết ở đây là gồm có thích và ghét, đúng không ? Một bên thì nó có vô số thứ để nó thích và ghét. Một bên nó chỉ có mười thứ thôi. Các vị tưởng tưởng coi cái mức tập trung của nó. Một bên là số 10 một bên là countless, unlimited. Các vị nghĩ coi nó khác nhau cỡ nào. Quá nhiều. Chỉ cần một tỷ mà so với số 10 là thấy dễ sợ rồi. Còn đàng này là vô số mà so với mười thì các vị nghĩ. Cho nên đối với người không có tu thiền, mở mắt ra là nhà cửa nam nữ xe cộ bla bla còn với người tu thiền thì thế giới này nó chỉ có mười thứ thôi. Dó là : xanh vàng đỏ trắng đất nước lửa gió hư không ánh sáng. Nó biết có mười thứ đó thôi. Nó ăn rồi nó cứ « đất đất đất... » nó niệm tới lúc mà nó nhắm mắt lại nó cũng thấy đất. Và khi nó đắc thiền bằng đề mục đất, nó nhìn cái dòng sông nó nói « mình đi trên đó đi ta » cái là cái chỗ đó thành con đường cho nó đi. Là vì sao ? vì qua một thời gian dài tu thiền, cái tâm của họ biến mọi thứ thành đất như họ muốn. lúc đó các vị nghe như phim kiếm hiệp sư phụ nói với đệ tử : « con cứ luyện đến mức kiếm và người là một » có biết cái đó không ? có nghe cái đó không ? « con học kiếm đến mức mà cái gì trong tay con cũng là bảo kiếm hết á » bởi có nhiều cao thủ mà khi đối phương đâm nó chỉ lấy hai ngón tay nó kẹp lại thôi quý vị biết không ? dĩ nhiên cái đó là chuyện trong phim. Nhưng mà đối với người học Phật thì cái đó là chuyện rất là hay. Đến một lúc người với kiếm là một thì nó đưa cái ngón tay lên kẹp thanh kiếm của đối phương, lúc bấy giờ đây là hai thanh kiếm chứ không phải hai ngón tay. Hoặc như, Biện Trang là một cao thủ về bắn cung của trung quốc xưa. Tôi đi xa riết mà lát tui quên là quý vị nhớ dắt tui về nha. Là ổng bắn rất là giỏi. có người tới xin học với ổng. ổng mới lấy trái bưởi để cách xa 100 mét. ổng kêu cứ nhắm bắn trái bưởi. bắn hoài bắn hoài bắn riết tới một ngày bắn được trái bưởi, ổng đổi bưởi qua cam. Rồi từ cam chuyển qua trái chanh, rồi từ trái chanh chuyển qua trái chùm ruột. Ổng nói « con nhìn sao mà tới hồi cái chùm ruột nó bằng trái bưởi con cho thầy hay » thì nhắm hoài nhắm riết. Đúng. Khi nó tập trung nó thấy bằng trái bưởi nó nói « thầy ơi bằng rồi » thì ổng mới bỏ trái chùm ruột ra, ổng mới bỏ cái hột me đó. (Mở lớn lớn cho nó nghe vui, có bả đó bả nghe nó kỳ.) ổng để cái hột me, ổng nói « con nhìn bao giờ mà cái hột me bằng trái bưởi con cho thầy hay » và cuối cùng rồi đó ổng lấy cái kim ổng để đó ổng hỏi thằng học trò « có thấy hay không ? con bắn bay cái đầu kim được không ? » nghe hiểu không ? Cái chuyện này có thể là quý vị có quyền không tin nhưng mà cái đáng để lưu ý của cái chuyện này không phải là chuyện tin hay không tin mà là cái kỹ thuật từ trái bưởi xuống tới trái chùm ruột rồi tới được cây kim. Hiểu không ?

    Thì ở đây, đối với người tu thiền cũng vậy. Buổi đầu khi mình còn chưa tập thiền cái đầu nó còn lăng xăng, còn bị chia trí, bị phân tâm bởi rất là nhiều thứ. Nhen. Ví dụ như mình còn có cái để thích, trong cái thích có vô số thứ. Mà hễ có vô số thứ để thích thì có vô số thứ để ghét đúng không ? các vị tưởng tượng nó chia trí dữ lắm. Chia trí dữ lắm. Các vị không có tu thiền các vị không có biết, cái đầu của quý vị nó bấy hết trơn à là bị chia đủ thứ chuyện. Vô ngồi mới biết là nó nhớ tùm lum. Thử đi thì biết. Như mặt hồ nó lắng xuống á. Mình thấy hơi bị nhiều. Nên tại sao mà hành giả có nhiều hình thức nhiều khi ngồi thiền một lúc nghe cơ thể nó đau đớn giống như bị chẻ xương là tại sao vậy ? thì đó là lúc họ đang là con người mới. Chánh niệm và trí tuệ nó đang biến thành con người mới. Qua cái giai đoạn mà đau như đau đẻ vậy đó, có người họ đau họ thấy cái bắp như bị cái khăn mà ai đó vắt, có người họ đau như cái xương bị chẻ, có người họ tả cái đau giống như ai lấy kim mà chọt vô cái khớp mà gõ vậy. Đau đến mức như vậy. Nhưng mà thật ra cái đó là ảo, không thật. Giống như con nhện nó hồi sáng vậy đó. Mà phải qua được giai đoạn đó. Từ đó về sau ngồi phê luôn. Ngồi không có biêt mệt. Mà phải qua được cái giai đoạn Quỷ môn quan, Giai đoạn thập tử nhất sinh đó rồi thì khác, nhưng mà nói như vậy không phải ai cũng như vậy. Không phải ai cũng phải qua cái giai đoạn đó. Có nhiều người họ nhanh lắm. Họ chỉ nghe Phật nói một câu họ là đắc không có ngồi xếp bằng, không có. Tùy vào cách tu ba la mật, nhen. Lúc tu đắc lâu hay mau nó khó hay nó dễ.

    Thì ở đây cũng vậy, ở đây tôi đang nói. Thế giới này đối với người không tu hành thì nó gồm vô số thứ để mình ghét và thích. Chính vì vậy ta sống trong vô số cái thích ghét đó, ta bị chia trí. Nhưng riêng đối với người tu thiền thì thế giới chỉ còn có 10 thứ nữa thôi. Chính vì vậy, khả năng tập trung của họ rất cao. Và nhờ khả năng tập trung ấy cho nên họ thấy những thứ mình không thấy được, họ nghe được những thứ mà mình không nghe được. Khả năng thấy được đó gọi là Thiên nhãn. Khả năng nghe được thứ người thường không nghe được gọi là Thiên nhĩ. Nghe kịp không ? rồi cái khả năng hiểu được tâm người gọi là Tha tâm thông. Cái khả năng nhớ được kiếp trước gọi là Túc mạng thông. Cái khả năng hiểu được nghiệp quả tuần hoàn thì gọi là Sanh tử thông. Nghe kịp không ? Cái khả năng mà biến hóa dời non lấp biển hô mưa gọi gió thì gọi là Biến hóa thông. Thì khả năng đó không có gì khó hiểu hết bởi vì thân và tâm họ đã làm một. Bước đầu, thân tâm là một. Bước tiếp theo Trời Đất với họ là một, muốn có núi là có núi muốn có sông là có sông. Nghe kịp không ? Nhưng trong kinh nói, lúc chia xá lợi Thế Tôn làm tám phần. Vua A-xà-thế được một trong tám phần. Vua thỉnh chư tôn túc trưởng lão, gồm có : Ngài Ca Diếp, Ngài Anan, Ngài Anurudha về dự lễ tôn trí xá lợi vào tháp. Thì trong khi đó, ngài Ca Diếp, đệ nhất đầu đà được xem là đại diện lớn nhất trong tăng, Ngài bưng cái tháp vàng đựng xá lợi Thế Tôn đặt vào trong lòng tháp, chính ngài tôn trí đèn và hoa bên cạnh và ngài chú nguyện thế này : « Từ hôm nay cho đến 218 năm sau, xin đèn này đừng tắt, xin hoa này đừng héo, và dầu có trời long đất lở, động đất thiên tai xin lòng tháp hãy yên vị như thế đừng thay đổi cho đến bao giờ Vua A Dục nhìn thấy cái tháp này thì mới tính » Ngài chú nguyện xong, Ngài lùi ra lễ tháp ba lạy, và vua A-xà-thế cho người seal cái tháp lại. vua A – xà- thế sống -cũng được ít lâu sau đó khi sắp già thì cũng bị con giết, con vua A – xà- thế làm vua ít lâu thì bị cháu nội giết, cháu nội làm vua ít lâu thì bị cháu cố giết, cháu cố làm vua ít lâu thì bị cháu sơ giết. Tổng cộng là bảy đời như vậy. Dân chúng thấy dòng họ này ngộ quá, quởn quởn là con giết cha, họ mới đảo chánh. Hiểu không ? Nó đưa cái dòng khác lên. Qua hết cái đời đó. Thì sau qua nhiều triều đại sau này đến đời vua A Dục là một triều đại khác. Vua A Dục ác lắm. Chuyện nó dài nhưng tôi chỉ kể vắn tắt là ác lắm. nhưng mà được một vị sa-di giống như là A - la- hán thần thông cảm hóa Vua thành một Phật tử. việc đầu tiên Vua muốn làm là, tại vua nghe pháp thích quá, mà bây giờ Vua muốn đảnh lễ cái người nào là Thế Tôn, là Chánh Đẳng Giác, là Cha lành của ba cõi, là bậc thầy đã dạy nên cái giáo pháp hay ho này. Vua muốn lắm. Cái vị sa-di này dắt Vua đi đảnh lễ, « Đây là tháp của tôn giả Xá Lợi Phất – đệ nhất trí tuệ, đệ nhất thinh văn » « Đây là tôn giả Mục Kiền Liên ...bla ..bla.. » tới cái tháp của Đức Phật, thì vị Sa-di nói « Đây là Tháp thờ xá lợi của Thế Tôn. Thầy của các vị tôn giả. Thầy của ba cõi. Tứ sanh từ phụ » Vua chảy nước mắt. Vua quỳ xuống đảnh lễ và Vua thấy cái tháp bị đổ nát. Hai trăm mười mấy năm rồi, đổ nát rêu phong. Thì Vua mới xin được làm tháp mới. Nói xin chứ thật ra ổng là Vua mà. Mà muốn làm Tháp mới thì mình phải rước xá lợi ra chứ đúng không. Thì khi ổng cho người khai tháp ổng mới chết điếng luôn : đèn vẫn cháy, hoa vẫn tươi như vừa đặt cách đây hai phút. Thì đó là thần thông. Người không có học đạo biết kiến thức khoa học lơ mơ thì họ có quyền không tin. Nhưng người biết vật lý một chút xíu xìu xiu có biết về cosmophology, biết về physics một chút thì có lẽ họ tin chuyện này : trong một cái điều kiện khí hậu nhiệt độ đặc biệt nào đó cái tuổi thọ stable của mọi thứ nó sẽ khác đi một chút. Có hiểu không ? ví dụ như người ta thử rằng : một trái cà chua tươi mà đem vào lòng kim tự tháp đó, thời gian mà nó tươi giòn nó gấp 10 lần để ở bên ngoài. Tôi muốn nói cái gì ? một chuyện nữa, thỉnh thoảng người ta bắt gặp những chiếc tàu ma đã mất tích mấy chục năm mà đồ đạc trên đó còn nguyên mà bao nhiêu sóng gió giông tố trên biển mà tại sao mọi thứ trên tàu nó không bị hư ? và cái đám thủy thủ đoàn trên đó nó đã đi về đâu ? thì người ta đành phải nghi ngờ là chiếc tàu đó trong một thời gian dài đã ở vào một cái góc không gian nào đó mà nó không có bị ảnh hưởng bởi xuân hạ thu đông nắng mưa lạnh nóng. Cái đó nó quá cái tầm suy nghĩ của mình. Cho nên ông Ai-xtai Einstein ổng mới nói rằng : kiến thức không quan trọng bằng imagination. Cái knowledge nó không bằng. Vì cái kiến thức của mình nó lè tè lắm nhưng cái tưởng tượng, suy diễn nó cho phép mình đi xa, nó chắp cánh cái biết của mình xa hơn rất nhiều. hiểu không ? cho nên, nó có những, ví dụ như thần thông dùng là sức mạnh tâm linh chính sức mạnh tâm linh nó đã tạo ra environment đặc biệt cho cái vật đó. Có hiểu không ? và mình chưa khai thác được hết các cái nguồn energy, các vị có biết chuyện đó không ? mình khai thác chưa có hết. cái biết của mình về mặt đất nó không là gì so với ở dưới lòng đất, và cái biết trên lục địa nó không bằng cái biết trong lòng biển và sự khai thác hết mức sức mạnh của gió của nước của nắng nhân loại bây giờ vẫn bị hạn chế. Các vị biết chuyện đó không ? Hôm nay người ta vẫn còn lệ thuộc dầu hỏa Trung Đông mà. Phải có đến một ngày, đến một ngày mà người ta không còn xài dầu lửa nữa mà người ta chỉ còn sức điện từ gió nước và nắng thì nhân loại mới khá được. Còn bây giờ trên lý thuyết thì đúng, cả ba cái nguồn đó : thủy điện, phong điện, và điện do dầu lửa thì phải nói là đến bây giờ ai cũng biết là thế giới có nhiều cái nguồn điện do nước, do nắng và do gió nhưng mà nói vậy thôi, bây giờ chưa khai thác hết thì cũng vậy. cái nguồn năng lượng thứ tư mà nhân loại chưa biết đến đó là tâm thức. thì theo trong kinh thì mọi thứ vô thường theo phương hướng đỉnh và đáy. Trong kinh nói, mọi thứ cực thịnh thì tất suy mà suy hết mức thì lên đỉnh. Cùng tắc biến biến tắc thông thì mọi thứ nó vận hành theo mô hình đỉnh và đáy. Nhân loại có lúc phát triển về tâm linh thì lại xuống về vật chất mà khi phát triển về vật chất thì nó xuống về tâm linh. Cái thời kỳ này là đỉnh về vật chất mà tâm linh nó rất là tệ. Cho nên ở vào thời kỳ vật chất phát triển cao, người ta chỉ có thể phát hiện được năng lượng về vật chất chứ người ta không thấy được năng lượng tâm linh. Hiểu không ? Giờ tin cái đó chưa ? nhưng mà thời Đức Phật, vật chất nó không bằng bây giờ thì tâm linh nó phát triển. Giờ tôi kể các vị nghe cái chuyện này, các vị nghe có quyền không tin nhưng mà nói pháp thì cũng phải nói thiệt chứ, bắt tui giấu hoài. Ngài Huyên Trang. Ngài Huyền Trang là thế kỷ thứ 7 đó. Là trước khi Ngài đi thỉnh kinh Ngài đi ngang mấy cái Tây Vực thì bão cát quá trời lớn đi. Có lúc thì bão cát có lúc thì bão tuyết. thì Ngài mới thấy có lửa xa xa Ngài mới tới xin qua đêm. Người thì lạnh cóng, đói nữa thì cái ông chủ của cái lều, chứ không phải cái nhà đó ổng có cái lò lửa ông đang làm bánh mì, nướng thịt ổng ăn. ổng mời ngài vô. ổng hiếu khách lắm. Tại ổng biết Ngài lỡ đường, nhà ổng đón khách kiểu vậy hoài à. Rồi ổng chỉ chỗ cho nằm, uống sữa tươi sữa cừu sữa dê gì đó rồi ăn chay thì có bánh mà ăn mặn thì có ba cái đồ thịt, thì ổng đang làm bếp thì đứa bé con ổng nó khóc quá khóc đi. Đứa bé nó khóc mắc thở. Thì ổng liếc mắt ổng thấy.. mình ở nhà người ta mình thấy con nít khóc mình cũng thấy khó chịu vậy đó, cái lều thì bằng cái lỗ mũi mà nó khóc bằng 128 đề xi Ben chịu không nổi. biết đề xi Ben không ? thì bà vợ bà liếc bà thấy ngài, bà lại bả nắm thằng nhỏ, nắm ngay cái cổ vậy nè, giống như con mèo mẹ. Cái lò đang cháy, bả liệng nó vô trỏng, bà đậy nắp lại, cái bà làm bếp tiếp, bả dọn tỉnh bơ. Thì ngài rụng rời. có hiểu tôi nói gì không ? con nít nó khóc mà Ngài thấy tội nghiệp Ngài tính lại Ngài dỗ, mà con người ta mình đụng tới thì không có tiện, thì Ngài đang ngại ngại mà bả cầm thằng nhỏ bả liệng nó trong lò. Thì liệng trong lò là coi như thằng nhỏ tắt đài đúng không ? liệng vô đó nó tắt rồi. xong bả làm bếp xong, bả mới mời Ngài Ngài ăn hết nổi, Ngài cứ dòm vô cái lò không à. Cái bả « à hiểu rồi. hiểu rồi » bả thò tay vô lôi thằng nhỏ ra, bả phủi bụi thảy ra nó bò lổm ngổm nó chơi. Thì ra đó, là cái bộ lạc đó nó sở hữu một cái thứ bùa nhiều đời. Là để tránh kẻ thù đó, kẻ thù mà tới thì tất cả chui vô trong lửa nằm thì kẻ thù thấy lửa cháy thì còn gì nữa hiểu không ? mà ông tổ là ngày xưa ổng là một đạo sĩ ổng rất giỏi bùa. ổng vì thương mấy người đệ tử, giống như giờ tui thương vợ chồng .. đi. Thì trước khi tui tịch tui dạy cho một cái món mà phòng thân. Có nghĩa là sau này tụi con có gây lộn đốt nhà thì hai đứa chun vô vậy đó. Thì hai vợ chồng này mới sanh con đẻ cái lập ra một cái bộ lạc trên núi và cứ truyền với nhau cái bùa đó. Có nghĩa là, hồi đầu thì họ dùng để tránh kẻ thù, rồi từ từ là để giải quyết mấy cái vụ rắc rối, như là con nít khóc thì cho nó vô trong đó luôn. Xong rồi thì lôi nó ra, phủi phủi tiếp. có những cái chuyện mà nó quá mức, mà tui kể tui ngại. Ngại là bà con năm châu nghe nói ông này sao hôm nay ổng chuyển qua phong thần. Như bên Hà Tiên mình, Hà Tiên - Việt nam á, có một cái truyền thuyết. Hôm nay mình vô trong thạch động mình gặp cái tảng đá mà nó dài, hình con cá sấu. Thì đó là một vị sư sa-di, sư nhỏ, sư giỏi bùa lắm. thì lâu lâu vậy đó, sư rùng mình thành con cá sấu cho ta coi vậy đó. Nhưng có một điều thế này, mỗi lần mà người ta muốn thấy vậy đó, thì sư có dặn. Sư đưa một ly nước sư tụng kinh, sư nói : « coi cho đã rồi lấy cái này tạt vô người của sư đặng sư quay lại hoàn hình » Thì có cái bữa sư rùng mình xong thì nó thấy bự quá nó sợ, giục cha cái chén, chạy luôn. Rồi ổng thành cái con đó tới giờ luôn. Thì chuyện đó có hay không trời biết. nhưng mà hiểu không ? có nghĩa là thế giới thần thông, thế giới tâm linh là một cái thế giới mà mình không biết hoặc một lần khác. Trong một kỳ thi tuyển Lạt Ma của Tây Tạng á, thì sau 20 năm học thì ông thầy mới nói « Đã tới lúc là tụi con thi tốt nghiệp rồi, thi ở đây là ngày mai bốn giờ nghe tiếng chuông thì tụi con lên thi hết nghe. Nhưng mà khoan, trước khi thi phải chuẩn bị. Thì ổng phát cho mỗi đứa một cục than. Cục than nấu bếp. ổng phát cho mỗi đứa cục than xong xuôi rồi chia tay « bốn giờ lên nghe con » mỗi đứa đi về. Thì cái thằng trưởng lớp á, tiếng Tàu nó kêu là Trưởng tràng nó mới vừa về tới, gió thổi vù vù, gió tuyết lạnh lắm. thì nó vô nó đốt lửa, nó nghe tiếng người con gái ở ngoài « Lạnh quá Thầy ơi ! » thì ổng mới he hé cửa thấy con nhỏ đẹp quá đi. Thì « vô đây có lửa nè con, vô đi con ! » nó vô thì cái mình nó bị ướt á. Rồi nó ngồi run run. « có đói không ? » lấy miếng bánh khui cho nó ăn rồi hỏi thăm này kia vậy đó. « thầy có cần sữa gì, mai mốt có sữa cừu dê con cúng thầy » rồi cái tâm sự sao, ông thầy chết. ông thấy ổng chết. có biết chết không ? thì sáng hôm sau lúc mà đánh chuông lên á, đánh chuông lên để mà thi á thì hai trăm ông tăng mà tăng sinh á lên thi. ông nào ông nấy như mo cau, ông nào ông ấy mặt đen thui à. Ong này nhìn ông kia nguyên cái mặt thằng cha kia than không à. Thì ông này nhìn ông kia cười thì ông kia ông ngạc nhiên ổng dòm lại mình. Hai trăm ông đều than hết. Thì ông Thầy ổng nhìn nói « Rồi » « Chứ cục than hồi tối thầy cho đâu ? » thì tụi nó móc ra thì có cục còn nhiều nhiều, có cục mòn hết. thì ra hai trăm ông đó về phòng riêng á đều là thấy một cô mà cái cô đó chính là cái cục than mà ông thầy ổng phát. Hiểu không ? thì ôm ấp hun hít sờ mó mà không biết cục than. Hỏi nguyên cái cục than mà ôm nó hỏi sao mà không đen thui được. Hiểu không ta ? Bà đó cái mặt bả đen như cục than vậy đó. Có hiểu không ? ông Thầy ổng dùng cái thần thông ổng thử. ổng thử ổng phát mỗi đứa cục than, chỉ có cục than mới biết là thiệt hay giả. Thì cũng trang nghiêm nhưng mà tui mà đêm đó chắc tui cũng đen xì chứ chịu sao nổi. Tui đọc cái đó mà tui còn run. Tui sợ, nói « chết cha mình mà đêm đó chắc mình thành cái mặt trăng như là Bao Công luôn á » thì ổng thấy ra chùa toàn Bao Công không. Giờ hiểu chưa ? có nghĩa là có những thế giới mà ta không thể hiểu được. Sẵn đây tôi cũng nói luôn. Dừng có ăn rồi mà nhắm mắt chổng mông chửi Mật Tông. Đúng, Mật Tông từ góc độ Nam truyền nguyên thủy thì Mật Tông không có phải là chính thống. Nhưng mà bên Mật Tôn họ có những cái hay nhất định mà ta không thể phủ nhận. Ví dụ như : Họ sử dụng, nguyên thủy họ sử dụng các cái câu Mật chú mà đó là chữ viết tắt của những giáo lý. Chữ viết tắt của giáo lý các vị có biết không ? ví dụ như : Khổ - Tập – Diệt – Đạo thì Khổ là Dukkha, Tập là Samudaya, Diệt là Nirodha, Đạo là Magga. Thì chữ Dukkha họ lấy chữ Du, Samudaya họ lấy chữ Sa, Nirodha họ lấy chữ Ni, Magga họ lấy chữ Ma. Thì cộng lại Dukkha – Samudaya – Nirodha – Magga họ lấy thành DuSaNiMa họ lấy ra họ đọc. Người đệ tử nghe DuSaNiMa là người ta hiểu đó là Khổ Tập Diệt Đạo. Còn bên Thái có cái loại bùa, bùa để đi khất thực. Quý vị có nghe « tứ vật dụng »không ? thì cái tứ vật dụng, y của ông sư là Civara, còn cái bát khất thực là Pindapata. Chữ Civara là họ lấy chữ Ci, còn Pindapata là họ lấy chữ Pi rồi cái chỗ ở ông sư là Senasana họ lấy chứ Se, còn thuốc chữa bệnh là gilana ... họ lấy chữ ghi. Như vậy thì, tứ vật dụng đọc tắt lại là CiPiSeGi. Họ cứ đọc riết vậy. Đi bát họ đọc. Trước khi đi bát là họ viết bốn chữ, vừa đọc vừa viết. Đi bát nó cúng ăn mỏi miệng luôn. Ngộ lắm. tự nhiên đi nguyên đám nó nhìn cái mặt ông đó sao bữa nay nó sáng hơn mấy ông khác cái bát nó lấp lánh lấp lánh nó nhìn nó khoái. Còn mầy ông không ghi cái bát nó set như cục đất sét bên đường. Nhưng mà tui ghi đó thì cái bát tui nó sáng lắm. Nhìn tui đi làm như tui hơi ngộ ngộ vậy đó. Thì nó cứ tập trung nó để bát tui, về tui ăn mà banh miệng luôn. Dó là Chú thuật hiểu không ? Thì Nguyên thủy đó, cái gọi là chú là viết tắt của giáo lý. Ví dụ như, có bốn cái, có bốn cái thao tác mà người học đạo cần phải nhớ đó là : SuCiPuLi. Su là sunati nghe cho kỹ. Ci là Cinteti là nghĩ cho kỹ. Pu, chữ Pu là Pucchati là hỏi cho kỹ li là likhati là ghi chép cho kỹ. Nghe kịp không ? Su là Sunati là nghe. Ci là Cinteti là não, Pu là pucchati là phải đi hỏi hỏi thầy hoặc hỏi bạn Li là Likhati là phải ghi chép. Như vậy thì. Từ cái chỗ đó tăng sinh học lấy bốn chữ đó họ làm chữ bùa. Họ nói đọc cái đó học bài mau thuộc hơn. Giống như con nít học sinh Việt Nam nó lấy lá thuộc bài nó ép vô học cho mau thuộc vậy đó. Nhưng mà tôi có nghe cô giáo già cổ nói, thật ra là lá thuộc bài nó không có cái gì hết, nó lấy nó làm dấu bookmark thôi à. Nghe hiểu không ? Biết bookmark không ? thì ở đây cũng vậy, từ từ họ mới lấy cái chữ viết tắt đó đó họ mới lấy làm thành bùa mỗi lần đọc vậy là nó nhớ giáo lý. Nhưng mà theo trong kinh Phật của mình thì cái gì mà tập trung lâu ngày thì nó thành nguồn sức mạnh có biết không ? cũng ánh nắng mặt trời nhưng mà nhiệt lượng nó bị lan tỏa không có tập trung. Nhưng mà với cái magnifier, lấy cái magnifier cái kính lúp á thì nó gom lại thì nó làm cho cháy. Thì đây cũng vậy. cái tâm nó lăng xăng lăng xăng mình không có tập trung được sức mạnh của tâm lực. Tâm lực là cái nguồn kinh khủng lắm. nguồn kinh khủng lắm. đấy. Cho nên là cái chuyện thần thông hay chú thuật á là tui khen bên Tây Tạng là tui khen :buổi đầu họ làm gọn giáo lý để họ học, rồi từ từ họ mới phát hiện ra khi tập trung thì sẽ có được tâm lực. Từ đó, khi họ có được tâm lực thì họ có những cái năng lực mà người bình thường không có. Thí dụ như khi mình sống chánh niệm lâu ngày, tui nói chậm cho nghe nha. Ta sống chánh niệm lâu ngày cái khả năng đọc hiểu tâm lý người khác dễ hơn người bình thường rất nhiều. các vị ở đây có thể không tin, nhưng tôi tuyệt đối tin chuyện đó. Sống chánh niệm là làm gì biết đó, làm gì biết đó. Sau một thời gian mà cũng tùy người hỏi bao lâu trời biết, tùy đứa ai biết, căn cơ mà. Nhưng mà đến một lúc nào đó ngồi nói chuyện biết người ta nghĩ gì. Còn tu thiền hơi thở có cái hay là biết trước ngày chết. vì nó theo dõi riết nó theo dõi riết nó biết cái lực thở này này không thể sống quá ba ngày, trừ ra cái chết vì tai nạn thì người ta không biết đúng không ? Nhưng nếu chết vì tuổi già chết vì bệnh thì họ biết, tự nhiên họ biết thôi. Với cái kiểu thở này này không quá ba ngày, tự nhiên họ biết vậy đó. Cho nên họ có thể nói đệ tử thu xếp đi chiều mai Thầy đi. Thì mình nghe mình tưởng họ đắc cái gì. Chưa hẳn. Vì họ tu thiền lâu ngày họ nhạy hơn người bình thường. Nghe kịp không ? nhạy hơn người bình thường. Giống như tôi biết có những người quen họ họ ngộ lắm, họ ăn vậy nè, họ ăn chung với mình vậy đó, mà họ hỏi cái người nấu bộ bà xài bột nấm hả, có hiểu chữ bột nấm không ? mà tại sao họ hỏi kỹ ? vì họ biết chín mươi chín phần trăm bột nấm là xài đồ tàu, đồ Trung Quốc. Họ rất ghét đồ Trung Quốc, cho nên khi họ ăn họ là dân nấu ăn giỏi nữa, khi họ ăn họ nhai nếm « bộ xài bột nấm hả ? » giỏi. ngày hôm qua tôi kể cái chuyện ông ăn mày uống trà, nhớ không ? Trong nguyên cái ấm trà có một cái vỏ trấu mà ổng vẫn nhận ra. Có nghĩa là cái gì đó khi mà tập trung lâu ngày họ sẽ đạt đến một trình độ ảo diệu là tinh tế hơn người bình thường. Mà khổ thay bà con mình cứ cơm gạo áo tiền cơm gạo áo tiền cái đầu nó bị trơ hết trơn. Nói không tin cứ mắt chữ o mồm chữ a vậy đó. Mà trong khi không có tu hành cái khỉ mốc gì hết. Lâu lâu nghe thầy bà về nhà tới học mà một là không hiểu hai là khổng nhớ, ba là hoài nghi mà bốn là thắc mắc. chửi không hiểu chửi nhăn răng ra cười. Nửa đêm tức gọi phone chửi. Chửi cô đó mà cô không biết. Bả có cái hạnh hiểu chậm. oke. Có cái hạnh hiểu chậm.

    Tưởng có ba, một là dục tưởng có nghĩa là sự quẩn quanh trong thế giới và các thiền tưởng. Đó nãy giờ là do cái ông nội thiền tưởng này nè. Có nghĩa là thế giới của họ càng đơn giàn nhường nào thì khả năng tập trung và bén nhạy của họ càng cao. Và cái thứ ba là thế giới của quán tưởng, là sao ? Quán tưởng là tu thiền á, tu thiền là mình cứ để tô nước trước mặt mình mình cứ niệm nước nước nước thời gian sau mình muốn biến cái gì thành nước cũng được hết hiểu không ? còn đất là mình cứ niệm đất đất đất là chỗ nào mình muốn nó thành đất là nó thành đất. Hiểu không ? đó là thiền tưởng.

    Quán tưởng là gì ? Quán tưởng đó là, Tứ niệm xứ buổi đầu thì gọi là Quán tưởng. Mình đắc Đạo bằng trí chứ không đắc bằng tưởng, nhưng buổi đầu phải tu bằng tưởng trước, là sao ta ? Đang đi biết là đang đi, trong a tỳ đàm thật ra không hề có đi, trong a tỳ đàm chỉ có sự chuyển động của bốn đại mà thôi. Nghe kịp không ? trong a tỳ đàm chỉ có sự chuyển động của bốn đại thôi. Nhưng buổi đầu tu tứ niệm xứ cái đầu nó đơ không hiểu bốn đại là cái khỉ gì cho nên mình cứ niệm là đi, đang ăn biết là đang ăn. Hiểu không ? rồi quán thể trược biết đây là tóc lông móng răng da thịt gân xương tủy thận tim gan mật đàm mủ máu mồ hôi phẫn nước tiểu...bla..bla thì buổi đầu mình phải dựa vào những cái đó là đồ giả. Nhưng mà đến một ngày nào đó, trí tuệ chánh niệm nó chín muồi thì lúc bấy giờ mình evaporate. Evaporate là cái gì ta ? là Bốc hơi. Mình không nhìn nó là tóc lông móng nữa mà lúc đó mình thấy rằng. ở đây chỉ có danh và sắc thôi. Cái vật chất mà mình đang nhìn là sắc, mà cái đang nhìn nó là danh. Danh sắc này do duyên mà có, có rồi phải mất. Đắc quả ngay chỗ đó. Có hiểu không ? Danh sắc này là khổ đế. Mà cái thấy được nó vô ngã vô thường chính là đạo đế. Hiểu không ? Thấy được như vậy là chứng đến đế, mà nói trên nguyên tắc vậy thôi. Chứ người đắc nó không phải như vậy, nhưng phải nói để biết nó là cái gì. Chứ bà con cứ mơ hồ, đắc là cái gì ? Không có. Như vậy. Nhưng mà cái thấy của người đắc, dĩ nhiên, nó khác. Nó không phải sanh bằng nhưng nó không có chỏi lại cái giáo lý, lý thuyết mà mình đã học. Hiểu không ? Giống như hôm qua tôi đã nói, Mình sử dụng bản đồ, con đường đó mình chưa có đi nhưng mình sử dụng bản đồ. Mình cứ men men mình thấy chỗ đó cong cong quẹo quẹo chỗ đó có cái ngã ba rồi tới ngã tư. Ngã tư này quẹo phải ngã tư này quẹo trái. Chỉ thấy làn mực nó vẽ vậy thôi. Nhưng mà bước ra ngoài đời mình mới thấy, ồ cái con đường nó có cái ngã ba mà nó có cái quán cafe starbucks nè, có mall có walmart nè. Trên bản đồ nó không có vẽ vậy. Nghe hiểu không ? thì đây cũng vậy. Trên mặt lý thuyết thì ta thấy là quán tưởng là gì ? là cái buổi đầu á, cái buổi đầu á là mình phải xài bằng thế giới tục đế chế định. Nghe kịp không ? Ở đây tui nói cầu may chứ bà con hiểu được là tui chết liền. thế giới nó có hai cách nhìn : nhìn từ góc độ chân đế và tục đế. Góc độ tục đế là mình nhìn vỏ ngoài của sự vật, ví dụ như mình nói đó là đóng đất, đó là cái nhìn tục đế. Nhưng mà cái nhìn chân đế, thì mình biết đó là cái gò mối, trong đó gồm có rất nhiều con mối. có hiểu không ta ? Cái nhìn tục đế là cái nhìn vỏ ngoài. Nó là đống đất thôi, tôi đang ví dụ. Mai mốt đi nói, Sư Giác nguyên nói cái đống đất là tục đế cái gò mối là chân đế là thấy bà nội. tôi đang ví dụ thôi. Nói chuyện với cô mệt quá đi. Bây giờ tôi hiểu sao cô không có giận. có hiểu đâu mà giận. thì a là, cái nhìn bên ngoài thì gọi là tục đế, thí dụ như : mình nói đây là ly nước là tục đế, mình nói đây là ly H20 là chân đế. Bây giờ hiểu chưa? nhưng bây giờ mà ra tiệm nước nói H20 nó có biết đường nó bán không ? thế là đành phải kêu ly nước. Thì buổi đầu mình tu mình đâu có tứ đại gì người ta nói ba xạo, không có. Tôi thù nhất là Hành giả tu ba mớ mà nói là quán chiếu. Quán mền quán mùng thì có chứ có mà quán chiếu, biết cái khỉ gì mà nói dóc, không có quán gì hết á. Học giáo lý dùm cho tôi, rồi sống chánh niệm. đối với tôi, tu học chỉ là cái đó thôi. Nếu anh tu thiền chỉ, thì anh vẫn học giáo lý, rồi anh tập trung tu thiền chỉ samatha, nếu anh tu thiền quán, vẫn học giáo lý rồi sống chánh niệm không có việc thứ ba để làm. Học giáo lý và tu thiền chỉ, hoặc học giáo lý để mà tu thiền quán. Mà tu thiền chỉ là gì, là tập trung vào hơi thở, niệm niệm hoặc là xanh vàng đỏ trắng xanh xanh xanh đỏ đỏ đỏ trắng trắng trắng đất đất đất nước nước nước, đó là thiền chỉ. Còn thiền quán là làm gì biết nấy. Chớ đừng có quán chiếu, không có biết gì đâu quán. Nhưng mà sẽ có một ngày, trên cái nền tảng của chánh niệm ấy, tự nhiên nó bừng nó thấy những điều mà trước đây ta chưa có thấy. Còn chưa gì hết mà ta bày đặt quán chiếu thì cái ta thấy là cái tào lao và muôn đời sống trong cái tưởng, tin tôi đi. Có hiểu không ? và Tôi không phải là hành giả, không phải là thiền sư, nhưng mà tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì tôi đang nói về Vipassana cho bà con trên toàn cầu đang coi tôi. Những bài học mà tôi chiếu rộng rãi trên thế giới và có rất nhiều chư tăng tôn túc cũng coi kinh. Thì tôi nói bà con đừng có quán chiếu quán mùng gì hết, làm ơn học giáo lý căn bản dùm cho tôi, rồi sau đó sống chánh niệm. thì bà con làm gì biết nấy tự nhiên nó bật nó sáng ra. Thí dụ, tôi nói thế này, muốn biết mẹ thương mình cỡ nào thì học cho giỏi, lấy chồng, sanh con thì lúc đó thì tự nhiên biết mẹ cực với mình cỡ nào mới biết à. Hiểu không ? chứ ngồi mà tưởng tượng, chỗ ráo con nằm chỗ ướt mẹ, chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn rồi cù lao mang nặng đẻ đau cứ tưởng tượng mình không có thương mẹ nổi. Nhưng, cứ học cho giỏi, nha. Học cho giỏi biết chữ biết đọc biết viết, rồi biết cái cộng trừ nhân chia, rồi học hết trung học cho tôi, rồi lấy chồng rồi đẻ con rồi chăm con á, nó mới lòi ra, « a làm mẹ là cực như thế này nè » Chứ còn tự nhiên mà ngồi, còn mặc áo trắng, còn thắt nơ tím, tóc dài, ôm cái cặp, cứ ngồi mà « tình mẹ là sao ta ? là.. » luôn luôn sai. Có hiểu không ? tứ niệm xứ là cái gì ? con năn nỉ bố mẹ làm ơn học giáo lý dùm. Học giáo lý dùm. Rồi sống chánh niệm. Đừng làm thêm gì nữa hết. Nhưng mà phải học giáo lý. Còn không học giáo lý không có biết bốn đế là gì. Nội mấy chữ căn bản thôi, Thiện là gì, ác là gì, rồi Nhân là gì, Quả là gì, Hạnh phúc là gì, Đau khổ là gì, mấy cái này mà không biết Tứ đế, Duyên khởi mà không biết, Bát chánh đạo kêu nói ấm a ấm ớ, thì cái thứ này đã dốt như là cái con gì tôi nói tới cái con gì luôn á, mà tôi nói ta giận, thôi, nói con được được. Rồi tới hồi vô thiền mà quán. Tôi thù cái đó dữ lắm. Tôi thù cái này nữa này. Đi qua học thầy bà gì bên Thái về, mà cái mặt ta nói thấy gớm, đen thui vậy đó, mà thầy dạy : Đang đi biết là Sắc đi hay là Danh đi, sắc ngồi hay danh ngồi, họ tưởng cái đó là hay, họ tưởng cái đó là rốt ráo, mà thật ra họ vẫn bị kẹt trong cái chế định, vì cái Sắc và Danh vẫn là tục đế. Mà cứ tưởng vậy là cao siêu. Rồi còn họ hiểu Bát Chánh đạo á, Chánh niệm có nghĩa là làm gì biết nấy, không được sơ sẩy, thất thoát, cho nên là mình phải làm chậm để niệm cho đủ không sót sát na nào. Múc miếng cơm lên sợ nó rớt chánh niệm. Cơm rớt không lo mà lo rớt chánh niệm. Trời ơi, các vị về shwe Oo Min có thấy nó ăn mà tôi ghét luôn. Nó đi mà nó giống như nó mới xuất viện. Tôi thấy tu tôi quý lắm, nhưng mà tu cái kiểu đó tôi ghét quá đi. Tôi kể hoài cái chuyện là một cái bà bả hiểu lầm lời thầy. thầy nói thế này « Đang đi kinh hành mà thất niệm thì mình niệm lại từ đầu » thì bả nghe như vậy bả đang đi bả bị thất niệm bả đi thụt lùi. Bả lùi lại cái chỗ hồi nãy bà thất niệm á, bắt đầu bả mới niệm. thì nhiều hành giả đi chung với bả thấy lạ quá, mà không dám hỏi. cuối cùng mới cử ra một cái bà dạn nhất là cái bà Vy Nga này nè tới hỏi. hỏi chứ « Bồ ơi Bồ, Bồ cho tui hỏi chứ tu kiểu gì ngộ quá » thì bả mới nói, bả nghiêm mặt, không có cười như quý vị đâu, bả nghiêm « cô quên lời thầy rồi sao ? Khi mình tu chánh niệm mà bị thất niệm là mình làm lại từ đầu » mình thất niệm ở đâu là mình lùi lại cái chỗ mà mình thất niệm mình niệm lại từ đầu. Bả hiểu lời thầy như vậy, mà bả cứ re-tua hoài, bả đi xong bả lùi, ai cũng đi cái đường kinh hành, một đường kinh hành, mà bả đi mà có nhiều người không ai dám đi sau lưng bả, vì không biết bả thất niệm lúc nào. Thất niệm là bả re-tua là đụng trúng. Bả hiểu lời thầy vậy. Khổ. Nó không học giáo lý. Cho nên nó hiểu giáo lý kiểu như vậy. Cho nên tôi lạy các vị, các vị đừng có quán chiếu quán mùng gì hết. Cứ sống chánh niệm cho tôi nhờ. Cái « quán từ đầu là sao ? » có hiểu mà, phải không ? tôi đang đi tôi biết là tôi đang đi chánh niệm, bước trong chánh niệm, biết.

    1:32:07

    02/07/2020 - 11:43 - vuihtv

    Nên nhớ cái này. Cái chữ mà « tôi thở ra tôi biết rằng tôi đang thở ra » tôi nhớ tôi đã giải thích cái này ai còn nhớ cái này không ? tiếng Pali là một ngôn ngữ có chia, chia động từ á. Cho nên khi Đức Phật nói rằng : « Tỷ kheo đang thở ra biết rõ rằng tôi đang thở ra. » thì cái khi mà Ngài diễn tả cái đó, Ngài chia cái động từ thành « Tôi thở » thì các học giả, các dịch giả khi mà họ dịch thì họ cũng phải dịch sát « Tỷ kheo đang thở ra biết rõ rằng tôi đang thở ra » mà trong tiếng Pali, cái Tôi thở nó khác với anh thở, nó thở, các anh thở. Dộng từ nó chia. Ví dụ như : chữ nó suy nghĩ là cinteti, nhưng mà họ suy nghĩ là cintethi anh suy nghĩ là cintesi, các ông suy nghĩ là cintetha, tôi suy nghĩ là cintemi, mà chúng tôi suy nghĩ là cintema. Có nghĩa là ti – si - tha – mi – ma. Còn tiếng Việt nam mình : tôi ăn anh ăn chúng mình ăn tụi bây ăn bọn nó ăn, tất cả đều viết chữ « ăn » hết á. Mà tiếng Pali thì không. Tiếng Pali thì nó ăn là bhunjati, tụi nó ăn là bhunjanti, anh ăn là bhunjasi các anh ăn là bhunjatha, tôi ăn là bhunjami chúng tôi ăn là bhunjama. Nhiều lắm : La tinh, Ý. Nhiều thứ tiếng. Rồi

    thì họ mới chia cái đuôi. Chính vì vậy, tiếng Pali vì nó chia nhiều như vậy cho nên khi mà Đức Phật Ngài diễn tả « Tỳ kheo đang thở ra biết rõ rằng : « Tôi đang thở ra » thì cái chỗ đó phải chia chữ phải không ? thì dịch giả họ dịch chỗ đó thấy động từ chia ở ngôi thứ nhứt thì cũng phải dịch là « Tôi thở ». Nhưng thật ra đó là một hiểu lầm rất là lớn. đó là vấn đề ngôn ngữ thôi, chứ còn mình đang đi mình đi bằng cái sự cẩn trọng chứ không phải đi với tâm niệm rằng tôi đang đi. Các vị hiểu cái này không ? tôi nói nè. Hồi nãy bể cái ly đó nhen, tôi hốt chưa có hết, thì quý vị đi bằng cái sự cẩn trọng. Thì cái sự cẩn trọng đó chính là niệm. chứ không phải là đang đi mà niệm « tôi đang đi » cái đó là ba trợn. cái đó là ba trợn. những cái thằng ba trợn nó mới vừa đi vừa nói : Tôi đang đi. Chứ nó đang ngồi à ? cho nên ở đây cẩn trọng bằng cách khác. thò tay vào một cái chỗ mà mình không biết có cái gì bất trắc hay không nghe kịp không ? thì thò vào đó với tất cả sự cẩn trọng, đúng không ta ? Thì đó là chánh niệm. Mình đưa cái bare foot, bàn chân trần của mình, vào một cái đám cỏ mà mình không biết có cái gì ở đó, thì mình đưa bàn chân xuống với tất cả sự careful, thì mình gọi đó là chánh niệm, hiểu chưa ? một người con gái mới về nhà chồng, ăn uống, nhai nuốt làm gì cũng ý tứ. thì cái ý tứ đó được gọi là chánh niệm. Hoặc Phật nói : một người tử tù mà đội lên đầu một cái thau nước đầy, Vua nói : Nhiễu ra một giọt sẽ bị chặt đầu. Người tử tù đó phải tập trung làm sao cho dầu đừng đổ gọi là niệm. Hiểu không ? Chớ không phải là « Tôi đang đi biết là tôi đang đi » nói nguyên văn luôn « tôi đang đi » « Tôi đang thở ra » không phải. chỉ cần mình thở ra với tất cả sự chú ý. Thở vào với tất cả sự chú ý nghe kịp không ? thì như vậy gọi là Niệm. Đó là những cái hiểu lầm rất là lớn mà hành giả không biết. và cái « Niệm lại từ đầu » nghĩa là sao ? mình đang đi mà mình nghĩ tầm bậy, mình phát hiện ra « ố ô, phóng dật nha » thì bắt đầu niệm tiếp. coi như phần quên là bỏ. chớ không phải là mình re-tua trở lại. Cái đó là kỳ dữ lắm. Mà nó hiểu vậy đó. Nhớ cái đó tối quan trọng. Hoặc những cái chuyện nho nhỏ mà mình không biết. Khi bị đau đớn, chỉ ghi nhận rằng : « khổ thọ đang có mặt », hoặc « cơn đau đang có mặt ». nó khác với cái chuyện là « mình đang bị đau » khi mình thấy rằng mình đang bị đau có nghĩa rằng, đó là cơn đau của mình. Mà khi có hai cái mình nó gắn liền thì cơn đau sẽ bị duplicate. Duplicate là cái gì ta ? – nhân đôi, dạ. mà chỉ cần ghi nhận cơn đau đang có mặt thì tình hình có khác. vì sao ? vì lúc đó mình với nó không có mắc mớ gì hết. còn tôi đang bị đau là mình rước cái đau vô nhà mình. Hiểu không ? nó khác nhau nhiều lắm. cái lắt léo là sao phải học giáo lý, là để tránh mấy cái đó đó. Mình tránh mấy cái hiểu lầm đó đó. Nó quan trọng lắm. Với, nhớ một chuyện nữa. tất cả những gì quý vị có được được hay là bị nha trong thời gian tu tập tuệ quán, tất cả những cái đó chỉ là thứ mình nhìn. Rồi nó đến đi là chuyện của nó. Chứ ở đây không có sự đánh giá và sử dụng label, dán nhãn. Không. Không. Ví dụ như, lúc này mình chánh niệm tốt hơn hôm qua nhiều lắm. Đó là label. Hiểu không ? sao lúc này ngồi nó dở quá. Tôi xuống cấp. đó là label. Tinh tấn. biết. nó đến hay không. Cứ nhắm mắt. cứ niệm ghi nhận. mình như thế nào biết rõ như vậy. mình như thế nào đừng có đánh giá, kệ cha nó, lúc này nó lên xuống gì kệ nó. Rồi thấy nó xuống bắt đầu cái tâm nó buồn. Bậy ! thấy nó lên cái tâm nó kiêu ngạo. Bậy ! cái nào cũng vậy hết, cứ nhìn nó thôi. Cho nên tôi nói : Chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui, biết đạo rồi thì làm lành lánh dữ, tới lúc hành đạo thì cái giống gì cũng chỉ để nhìn thôi. Có hiểu không ta ? có hiểu ba cái này không ? mà khi Phật tử ở cái giai đoạn trốn khổ tìm vui mình không nói, chứ cái giai đoạn mà làm lành lánh dữ là cái mặt nó hất lên trời rồi. bố thí nhiều thấy ghét lắm. học giáo lý nhiều mặt thấy ghét lắm. cho nên vô chùa thấy mặt Phật tử nào mà hất hất lên là biết liền, một là tên này giỏi giáo lý nè. Hai là tại gia làm phước nhiều nè. Ba là ngồi thiền giỏi nè. Bốn là chắc giữ bát quan thường nè. Tôi hứa luôn. Bảo đảm. make sure luôn. Ga- răng –ti. Là cứ vô chùa mà thấy em nào mặt thấy ghét là em đó công đức trùng trùng đó. Còn cái em nào mà mặt nó khiêm tốn là nó chưa có gì hết. trong khi đó phải ngược lại mới đúng. Cái thứ mà nó tu dữ dằn là cái mặt nó rất là đơ, nó rất là khờ, nó rất là bư. Nó hiền lắm. Còn cái thứ tào lao mình nhìn là mình biết. Cái thời mạt pháp nó ngược lại. Cái tên nào mặt thấy ghét là đạo hạnh tràn đầy. nó có ba mớ là mặt nó thấy ghét. Thật ra chúng ta có bố thí trì giới hành thiền bao nhiêu đi nữa, thì tất cả công đức chỉ là thuốc chữa bệnh , quý vị có biết không ? không có cái đứa nào mà nó ba trợn đến mức mà nó khoe với người ta mỗi ngày nó uống 300 đô – la tiền thuốc hết. hiểu không ? mà đứa nào nó đi khoe « em bị ung thư nè. Một ngày em uống 300 tiền thuốc » thì cái đứa đó nó vừa là bị ung thư mà vừa là bị khùng nữa. tôi nhớ có cái bà đó bả đi bác sĩ mà bả nói, « trời ơi, bác sỹ biết không ? dạo này em ăn mà em bị đánh rắm hoài, mà được có cái là không có thúi. » Bác sỹ nói là « vậy là bà bị cả cái tai mũi họng luôn rồi đó. Nãy giờ tôi muốn chết luôn mà bả không có biết ! » bả cứ thụt thụt thụt đều đều mà bác sỹ ổng lịch sự ổng không có dám. Mà bả cứ làm đều đều đều vậy đó. Mà bả còn tự hào, « đánh rắm được cái không có mùi » có hiểu không ? bác sỹ mới nói « bà không phải một chứng đâu. Bên đường ruột của bà có vấn đề rồi, mà bên tai mũi họng nữa. bà phải chữa tùm lum chứ không phải một thứ đâu »

    tôi ôn lại, biết ở đời này có ba kiểu biết, đó là biết của thức, biết của sáu giác quán. Ghi rồi. ghi rồi, chỉ ôn lại thôi. Cái biết thứ hai là cái biết của tưởng, là cái biết thông qua kinh nghiệm hồi ức kiến thức. cái biết thứ ba là cái biết của trí, có nghĩa là khả năng phân biệt tốt xấu nên hay không nên. Nghe kịp không ? cái biết của thức là cái biết của sáu giác quan : thấy nghe ngửi nếm đụng. Cái biết thứ hai là cái biết của hồi ức, cái biết gọi là không có cái sáng tạo. cái biết theo lối mòn gọi là cái biết của tưởng. Cái biết thứ ba là cái biết của trí, là biết suy lý. Thì hỏi thật bà con, bà con tự nghĩ coi trong đời sống thường nhật, thì bà con xài cái nào nhiều nhất ? Tưởng nhiều. Không. Thức nữa chứ. Tức là xài hai cái đầu á. Còn cái biết bằng trí bà con ít xài lắm. Trong ba cái biết đó, tôi mới nói đến cái biết bằng tưởng. Cái biết bằng tưởng có ba nhớ không ? đúng là nhìn không có tấm bảng nó rối. bây giờ trước hết nè, cái biết có 3 :

    - Cái biết bằng thức

    - Cái biết bằng tưởng

    - Cái biết bằng trí

    Mà cái biết bằng thức có 6 : ghi kịp chưa ? tức là biết qua sáu giác quan.

    Thứ hai, biết bằng tưởng, có 3. Xong chưa ?

    Rồi cái biết bằng trí là cũng có 3 : Văn – Tư – Tu

    Nghe hiểu không ?

    Mà trong cái Văn nó lại là tưởng đó. Khổ như vậy. Biết qua văn nó lại là tưởng nhưng vẫn phải kể chứ biết sao giờ.

    Bây giờ có nghe kịp không ? Giờ học như con nít đi : « cái biết gồm có 3 là : biết qua thức gồm có sáu là qua sáu giác quan mắt tai. Thứ hai là biết bằng tưởng gồm có ba, đó là dục tưởng thiền tưởng và quán tưởng. Cái biết thứ ba là cái biết bằng Trí, gồm ba thứ, đó là : văn tư tu. » Đúng là bài học buổi chiều nay bao nhiêu đó là đã lắm rồi đó.

    Chiều nay tôi chỉnh đốn lại một vài cái hiểu sai của bà con. Ví dụ, thiền đó. Ví dụ cái vụ thiền hơi thở. Rất nhiều người cho đến bây giờ tự xưng ngồi thiền mà không biết một chuyện rất là căn bản đó là : Theo dõi hơi thở chứ không điều khiển hơi thở. Biết cái đó không ? nhiều người bị bệnh rất là nặng là họ điều khiển chứ họ không có theo dõi. Đàng này, nguyên cách là họ cứ để nó ra tự nhiên, nó ra hết thì tự động nó có nhu cầu đi vào, mà khi nó vào đầy thì tự động nó có nhu cầu đi ra. Mà tại sao mình không được điều khiển ? là vì : anh phải để tự nhiên như vậy để anh thấy rằng : cái hơi thở đó nó không phải là của anh mà nó là của cơ thể. Nó là nhu cầu của cơ thể. Nó không phải là nhu cầu của anh. Anh muốn hay không thì hơi thở nó vẫn có. Bằng chứng là lúc anh ngủ anh có thở không ? Đó. Thấy chưa ? như vậy có nghĩa rằng, hơi thở không phải là của anh mà nó là cái tấm thân này nè. Còn anh thích nói cái thân này là của tui thì nó khùng, nó bị ung thư. Nếu mà của anh thì nó đâu có vụ nó khùng khùng bất tử vậy. Nghe chưa ? cho nên nếu là cái thân này không phải là của anh thì hơi thở cũng không phải của anh. Mà của tụi nó với nhau không có mắc mớ gì tới mình hết. Mình chỉ ăn rồi có trách nhiệm là nhìn tụi nó thôi. Thì, nó vào đầy thì tự động nó sẽ đi ra. Và nếu chánh niệm sẽ thấy giai đoạn giữa thì nó vào đầy, nó sẽ ngưng lại chờ một chút, tức là : sanh trụ và diệt. thấy chưa ? Trụ là nó đứng : vào, ra. Và nên nhớ : Chỉ theo dõi, không điều khiển. Cái chuyện này rất quan trọng, vô cùng quan trọng. Cho nên, thứ nhất mình thấy nó là vô ngã, không phải của tôi. Thứ hai, khi mà mình theo dõi vậy đó, mình không điều khiển thì mình không có mệt. Chứ còn thiền xong mà nó mệt quá. Tôi nhớ có hai thằng khùng nó trốn bệnh viện đó nhớ không ? nó trộm được cái xe đạp thì nó chạy. Nó chạy mà hai đứa phân công nhau : đứa thì đạp, đứa ngồi đàng sau, đứa ngồi đằng trước. Thì nó chạy một hồi, thằng mà đạp nó một hồi nó mệt quá. Thì nó nói : « Tao mệt quá. Chắc đổi phiên quá. Tao đạp tao mệt quá. Mày sướng. » Thằng kia nó nói : « Bộ mày tưởng tao sướng hả ? mày đạp tao bóp thắng cũng mệt vậy ». Có nghĩa là, lẽ ra là nó chạy thong thả là nó đi xa rồi, nhưng mà thằng nọ nghĩ trong bụng là thằng kia nó lấy chân nó đạp rồi thì mình làm gì ? mình có cái tay mình thắng thôi. Thì ta nói...

    Thì ở đây cũng vậy, nếu theo dõi hơi thở mà theo cho đúng á, là tu là khỏe, tu là thanh thản. Đằng này nó bày chuyện ra cho nó rối, cho nó thêm mệt. Nha. Tôi thấy nhiều người họ càng tu càng mệt. Mà tại sao mệt ? Là tại vì kiếm chuyện. kiếm thêm chuyện để làm trong khi Phật dạy quá êm ái. Phật kêu : « Nó sao để yên nó vậy đi con, con chỉ dòm nó thôi. Con chỉ nhìn dòng nước nó trôi. Cái nào rác thì con biết là rác, cái nào hoa thì con biết là hoa vậy thôi. » Đây đứng ở trên lấy cái que khều, hoa trôi phía đây, rác trôi phía kia. Cái đó ba trợn nó mới làm. Mà nói tới khùng mới nhớ. Có hai cha con, ông bố chở con đi học. Mà mỗi lần đi ngang ổng nghe trong đó có tiếng « Chín mươi chín. Chín mươi chín » mà cả mấy tháng trời, ổng bố mới tức : tại sao cái thằng khùng nó đếm chín chín. ổng mới để con ổng đứng cổng ổng dựng xe đạp mới leo lên coi tại sao nó đếm chín chín. ổng mới vừa chui vô nó gõ cái boong kêu « một trăm » Thì ra, là có mấy người bị gạt rồi, mà coi như là nó đang chờ cái tên một trăm. Ổng tức quá tức, mấy tháng trời, cái thằng tại sao nó mê con số đó quá. Thì ổng mới dựng xe đạp ổng leo lên lúc đó nó mới gõ cái « boong » nó kêu « một trăm » ổng mới hiểu, à thì ra nó đang kiếm người. Có anh chàng, ảnh tới quán bar. Ảnh thấy phía trước quán bar có thằng cha râu ria xồm xàm, ngồi câu cá, kéo mồi thả xuống rồi rê rê. Cái vũng nước nó trong vắt à, có cái gì mà câu. Hỏi thì ảnh ngại, mà cái mặt ổng ngầu có cái sẹo vậy nè. Mà râu. Cái càng mà nó giộng một cái là vô tường luôn á. Ngại quá, mà tức quá tức là ổng câu cái gì ở đây. Cuối cùng, ảnh mới vô kêu nguyên một cốc bia bự. Nói, « anh uống đi » « Cảm ơn ». Uống. « Hỏi thiệt ông nha, ông câu gì dzạ ? » «có gì đâu, câu bia. Từ sáng giờ ông là con thứ tám rồi. » chả không có tiền mà thằng chả khoái nhậu. Chả lấy cần câu ra ngồi câu mà thứ thằng chả không ai dám hỏi hết trơn cho nên là cứ thấy tò mò là cho chả cốc. Hỏi : « câu gì? » là « câu bia. » Là chả biết rồi.

    Oke. Như vậy cái biết có ba : Biết bằng thức có sáu, biết bằng tưởng có ba, và biết bằng trí có ba. Dúng chưa ? thì cái biết bằng tưởng có ba là : mình đã học rồi, là biết bằng dục tưởng. Hồi nãy tôi có hỏi là trong ba cái biết đó mình sống bằng cái biết nào ? cái thức và tưởng. Vậy trong ba cái tưởng ta sống nhiều bằng cái tưởng nào ? quý vị mà nói thiền tưởng là tôi chết liền á. Bằng dục tưởng. Khi học vậy mình mới thấy mình nhục đúng không ? Mình lựa cái gì thấp mình xài không à. Có học mình mới thấy mình tào lao cỡ nào. Còn mình không học, làm được gì mình cũng tưởng mình hay. Có học

    Tụi Tây phương nó có câu hay lắm : Người không đọc sách là người đáng sợ, nhưng kẻ đọc một cuốn sách đáng sợ hơn. Thà nó dốt nó không biết cái khỉ gì hết nó có mặc cảm. Cái thứ nó thấy ba mớ nó thấy nó hay mới ghê chứ.

    Cho nên, khi học giáo lý rồi mình mới thấy kinh dị. Kinh dị ở chỗ là : mình đã sống ở cái thế giới thấp kém rẻ tiền cỡ nào. Và mình tu thiền, sống chánh niệm là để mình, nên nhớ, mình tu không phải là để mình nâng mình lên mà mình để không còn thấp nữa. Hai cái này khác hay giống ? Tu để chứng thánh và tu để không còn phàm nữa. Hai cái này khác hay không ? Khác. Hiểu hả ? Sao thấy nhiều người không hiểu. Tu để chứng thánh là Tu để mong được cái này cái kia. Còn tu để không còn phàm là tu để bỏ con người thấy ghê của mình. Không có cần mà có phàm không có thánh tui thấy khấn cái gì, tôi rình tôi nghe nó khấn mà « khi nào hết vô mình thì thành đạo » mình không có cần nguyện như vậy. khi hết vô minh thì tự nhiên nó thành đạo thôi chứ. « Con lạy Phật từ bi khi nào con nguyện cho con, hết vô minh thì con phải thành đạo » không có cần như vậy.

    Tu mà với cái lòng cầu chứng thánh là rất là nguy hiểm. Là bởi vì sao ? thánh mình đâu có biết mặt mũi ra sao, cho nên mình thấy cái gì lạ lạ mình tưởng là thánh. Yeah. Cho nên bây giờ Việt Nam có cái trào lưu là nhiều người cho mình đắc Nhị quả, Tam quả đông như quân nguyên trong nước. Về quận 2 nó có cái trung tâm nguyên thủy là họ hứa luôn là có certificate, sơ thiền, nhị thiền, thiền sư đóng mộc ký tên. Tôi nghe mà tôi ham về làm mớ. Có. Có luôn, ghi chứng nhận luôn là tầng mấy tầng mấy. Mà vui nhất là tầng thứ tư mà ra ngoài ta nói chửi lộn hay hơn tầng thứ nhất bởi vì nó có huệ nhiều chửi sắc hơn, chửi coi như tàn mạt hơn. Nội cái tên mà nó chửi nó không biết nó chửi có nghĩa là « phi tưởng phi phi tưởng » không chửi ấy là chửi vậy. cho nên, nên nhớ, tôi lạy mấy bố, đừng có nghĩ rằng tu để chứng thánh. Là vì mình không biết Thánh mặt mũi ra sao, mà căn bản là mình quá rành cái phàm của mình hiểu không ? Cho nên tu để không còn là phàm thì nó chắc ăn hơn rất là nhiều. Vì Phàm nó ra sao mình biết rồi. Hay là không biết luôn ? Hiểu không ? Tu để không là Phàm nó chắc ăn hơn. Cho nên, tu có hai cách : Tu là của người lụm ve chai và người đổ rác. Tu của người đổ rác là nó an toàn vì thấy rác là lụm. còn Tu lụm ve chai là lụm nhiều khi lụm nhầm lựu đạn nữa, lụm nhầm cái bịch mềm mềm ấm ấm là kẹt lắm. Biết cái bịch gì không ? Sợ quá sợ. Không biết hả ? Trời đất ơi, tôi không có mà tôi biết. Tôi sợ cái vụ đó lắm. Thương gì thương chứ còn mà nói cái vụ đó ớn quá. Tôi nhìn tôi thấy thương cha mẹ nó, cha mẹ là cỡ nào cũng...

    Cho nên tu có hai cách là một là tu kiểu đổ rác và hai là tu lụm ve chai. Thì mình thấy tu kiểu đổ rác là nó chắc ăn hơn, an toàn hơn. Tức là thấy cái gì bậy thì bỏ. và nên nhớ, cứu cánh của Đạo Phật là bỏ được cái gì chứ không phải có được cái gì. Khi anh bỏ hết thì tự nhiên cái có của anh nhiều vô cùng. Lúc anh không bận tâm anh sẽ được cái gì. Mà tôi chỉ xin anh bỏ càng nhiều thì, có nhớ chiều hôm qua tôi nói, đây là công thức bằng vàng mà bà con phải ghi nhớ : « Khi có một thứ được thêm vào, thì sẽ có vô số thứ bị lấy ra »

    Còn nhớ cái đó không ?

    Khi có một cái thiện được thêm vào thì có vô số cái ác được lấy ra.

    Khi có một cái ác được thêm vào thì có vô số cái thiện được lấy ra.

    Các vị có thể không tin. Ngày hôm qua tôi có chứng minh là cái tật nói xấu á. Mình tưởng cái đó là tội nhẹ nhưng mà không. Cái quả ác của nói xấu nó làm cho mình tan hoang cuộc đời mà mình không biết. Có những người đẻ ra mà thị phi trùng trùng. Rồi như cái tội bỏn xẻn, sanh ra là nghèo, sanh ra là cơ hội làm bậy, nó càng làm bậy nó càng nghèo. Nói chung, bất thiện nó đẻ ra bất thiện. Mà cái thiện nó là điều kiện tốt cho cái thiện. Khi mình sanh ra mình giàu mình đẹp mình giỏi mình khôn ngoan mình có uy tín thì mình mới có điều kiện để tiếp xúc với nhiều thành phần cao cấp trong xã hội. còn sinh ra đói nghèo bệnh tật thì cơ hội để mà tiếp xúc với thiên hạ, nhân sĩ bốn phương là rất hạn chế. Cứ quần quật quần quật. không có nói chuyện gì hết. Nội cái chuyện mà có điều kiện tới đây học giáo lý nó không có dễ, nếu mình nghèo. Các vị biết làm hai job ba job không ? tôi không biết điều kiện quý vị tới đâu nhưng mà tôi nhìn ở đây có thể phân ra làm ba hạng : Một, tu rồi, quởn không có đi đâu. Hai, là cái giờ này là giờ không nhận được job, Ba là có thể là vì cái lòng hiếu học. Lâu lâu ổng về tranh thủ tới nghe, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Và tôi cũng nói rõ là, cái giáo lý mình học như thế nào đó hành thế nào đó mà nó đủ để thay đổi con người của mình, cho nên có bốn lý do mà chúng ta không có nên tự đắc tự kiêu tự mãn với cái kiến thức của mình, có nhớ bốn cái đó không ? một, là có vô số người hơn mình. Thứ hai, cái biết của tu đà hườn, tu đà hườn này giống tu đà hườn kia, cái biết bốn đế giống nhau. Nhưng cái biết của phàm phu về bốn đế không có ông nào giống ông nào hết. Có hiểu không ? vì cái biết của Thánh nhân nó có chuẩn mực, nó có cái standard, còn cái biết của phàm phu nó không có standard. Hai vị thuộc lòng Tam Tạng hết nhưng mà tôi bảo đảm hiểu của hai vị không thể nào giống nhau hết. Vì sao ? Vì cái nền tảng tâm thức, nền tảng tri kiến, tâm tư, tình cảm, kiến thức, môi trường, giáo dục học đường, bối cảnh sinh trưởng hai cha khác nhau. Cho nên, khi viết sách hai cha có thể na ná nhau nhưng trong thâm tâm hai cha khác nhau. Đây là lý do vì đâu bên Miến Điện có quá nhiều thiền sư. Nha. Cho nên, cái thứ nhất, có tới một tỷ người hơn mình. Cái thứ hai, cái biết đó nó không đủ để thay đổi con người mình một cách toàn diện, vì nếu mà cái biết đó có thể thay đổi con người mình thì đâu có còn như thế này. Thứ ba là mình không thể mang cái biết đó đi qua chỗ khác. có hiểu không ? bây giờ tắt thở thành con trùng con dế là ba cái vụ bài vở này là coi như xong. Mình học là mình nhớ chỉ gieo duyên thôi. Đời sau kiếp khác sanh ra, có điều kiện học Tam Tạng học nhanh hơn người khác, chỉ vậy thôi. Chứ không thể nào, mình nhớ lại hết. Không có. Nhớ nha. Cho nên, thứ nhất, cái biết này có nhiều người hơn mình. Thứ hai đó là, cái biết này không đủ để thay đổi mình. Cái thứ ba là, mình không thể mang cái này qua cái chỗ khác, phải không ? và cái thứ tư, cái biết này hoàn toàn có thể mất tiêu trong một sớm một chiều. thí dụ như, bị một cái tai nạn nào đó, bùm, xong. Hiểu không ? nó rất là.. chứ Tu Đà Hườn không có. Tu Đà Hườn không thể nào bị mất trí, Tu Đà Hườn không thể nào bị say rượu, Tu Đà Hườn không thể nào vì một lý do sinh lý hay tâm lý mà thay đổi nhận thức. cái này tôi phải khẳng định một ngàn phần trăm nha. Xin nhắc lại, Tu Đà Hườn, người đắc sơ quả, tầng thánh thấp nhất, tuyệt đối không thể vì một lý do nào mà thay đổi nhận thức của mình về Tứ diệu đế, về Bát Chánh Đạo, về Tam Bảo. nhưng Phàm phu thì có tới một ngàn lẻ một cái lý do để mà thay đổi nhận thức. chỉ cần té nó gõ cái bang một cái, nó chết, còn nó không chết cứ ngồi cười cười là xong. Hôm nay ngước mặt nhìn trời, đưa tay vô miệng xem đời phù du. Học xong, cái té cái cười cười. Có những người đang ngon lành, tự nhiên uống lộn thuốc. Khùng. Tôi nói hi vọng cái người đó không có cái dịp nghe đâu. Bên Dallas uống lộn thuốc khùng mấy năm sau đó tự nhiên nó hết. Bị sốc á, bác sĩ chữa không được. Tự nhiên, có người nói do nghe kinh, nhưng mà tôi nói, nó khùng nó nghe cái gì nổi nói nghe, mà do cái nghiệp nó hết. Ba năm là nó tỉnh lại. Thì nói chung phàm phu mình nó có ngàn lẻ một lý do để mà thay đổi nhận thức. chưa kể có cái vụ này nữa. tình cảm có thể làm mình thay đổi nhận thức, kiến thức có thể làm mình thay đổi nhận thức. Có biết không ? Tình cảm có thể là tôi thương cái cô đó quá, cái cổ rỉ tai rỉ tai riết rồi tôi theo cổ luôn. Từ thương cổ tôi chấp nhận cái tín ngưỡng của cổ. Có không ta ? Ví dụ mình thương cổ, cổ cứ rỉ rỉ tai « con nói thầy nghe. Kinh Phật con cũng nghiên cứu kỹ, con biết nói chung Vĩ nhân thế giới trong lòng con chỉ có Phật thôi. Con đồng ý với Thầy thôi. Nhưng mà thầy nghĩ kỹ lại coi, Phật cũng là do Chúa tạo ra, cho Chúa với Chùa gom về một mối đi. » Mình thương cổ quá, mình thấy hay hay. Hồi đầu, là nhớ không ? là tâm thức đối kháng, sau đó là miễn cưỡng, ba là thỏa hiệp, cuối cùng là đồng thuận. Nhớ bốn cái step rất là quan trọng, mà nhiều tôi suýt đạo Chúa bộ, bỏ chùa thành Chúa. Cho nên,

    Nhà thơ ghé bước nhà thờ

    Ngó lên tượng chúa nhà thơ nhớ Chùa

    Là nó rất là dễ. Mình thương ai là. Tôi có biết một vị thầy bên Tây. Nói Pháp mà không dẫn chứng thì bà con nghĩ chuyện phong thần, mà nói dẫn chứng thì nó cũng hơi nhạy cảm. Có một vị sư Nam Tông bên tây, rất là cực đoan. Vị đó nói về chay mặn, nó về tịnh độ, nói về Di đà, nói về Quan Âm, nói về Địa Tạng, Thế Chí Phổ Hiền mà vị đó phang coi như là không thương tiếc. Nhưng mà về sau, có một cô đệ tử, cô đi chạng hảng : một lúc hai đạo. hiểu không ? mà không biết cổ thuyết phục thế nào mà vị này cuối cùng cũng chạng hảng theo. Vị này tin rằng, vị này định nghĩa về Quan Âm theo hướng Nam Tông. Đó là một vị Bồ Tát cũng sẽ thành Phật vậy đó. Tức là phiên dịch sao mà mấy ông kia vô Nam Tông hết. Tức là không có chống nữa nhưng mà không có tin theo cái kiểu của người Bắc truyền. Nhưng mà tin cái Bắc truyền theo hướng của Nam truyền hiểu không ? tức là hồi đầu mình chống ông hàng xóm nhưng mà rồi mình thương con gái ông hàng xóm cho nên mình làm sao đưa ổng lên ông nhạc là xong rồi, ngồi chung bàn. Mặc dù là mình còn gì đó hơi lợn cợn, lấn cấn nhưng mà bây giờ mình đã là rể rồi. khiếp như vậy. trong kinh nói rằng trong dòng luân hồi nó có nhiều cái đáng sợ đó là cơ hội gặp minh sư thiện hữu rất hiếm, cơ hội gặp tà sư ngoại đạo rất dễ, cơ hội gặp sống hiền rất hiếm. cơ hội sống ác, rất dễ. vì sao ? là vì cái sức hút tự nhiên, cái gravity của phiền não nó mạnh lắm. sức hút luân hồi của mình đã đi nhiều kiếp, nó quay nó tạo ra quán tính. Nó tạo ra từ trường, sức hút mạnh lắm. nó hút nhiều đời. nó quay nhiều đời nó tạo ra sức hút, giống ly tâm á. Thì tất cả đều hút vô Tâm của Phiền não hết. Một vị Phật là một vị Bồ tát là cái người một ngày đẹp trời thấy ra là ủa, sao mà ai cũng bị rút vô tâm vậy ta, rồi nhảy ra. Nhảy ra để thành Phật. Và nhìn vào trong cái đám đang bị quay coi đứa nào nó nhìn ra ngoài nó muốn ra thì mới thò tay kéo nó ra. Hiểu không ta ? còn không mình cứ tiếp tục quay. Theo cái lực nó rút vô tâm. Trong kinh nói là, lâu lâu mới có một người là sattasava có nghĩa là tinh hoa của chúng sinh, thấy kỳ quá vậy ta, sao tất cả theo lối mòn, nhảy trở ra, nhảy khỏi cuộc chơi đó. Biết chơi nhảy dây không ? muốn cũng phải đúng lúc mà muốn ra cũng phải đúng lúc. Thì cái vị Bồ Tát là người nhảy ra không muốn có mặt trong cuộc chơi đó nữa, kiếm cái chỗ để mà nhảy ra.

    Có nghĩa là, Ngài không tiếp tục trong cuộc chơi đó nữa, thế là Ngài ra. Còn không, mình cứ mãi hoài trong cái cuốn – hút, cuốn – hút. Các vị biết, các vị khiếp lắm rồi. có một cái chuyện mà nếu ba mươi năm về trước tôi nghe là tôi đã khác nhiều lắm. Tôi chỉ cần đêm nay về quý vị suy nghĩ lại, thích là gì, Ghét là gì. Các vị sẽ thay đổi con người nhiều lắm. Do tiền nghiệp, do khuynh hướng tâm lý, và do môi trường sống mà hôm nay cái thích của người này không giống người kia. Nghe kịp không ? Và khi không hiểu được cái này, mình tưởng cái mình thích là cái gì đó rất là ghê gớm. hiểu không ? cho nên mình không có cái gan mà mà lìa bỏ cái thế giới mình đang cắm đầu, đang gục mặt vào trong đó. Nghe hiểu không ? nói hơi nặng, mình những con heo mà đang gục mặt trong những cái thùng cám mà mình cứ tưởng đó là thế giới vàng son. Phật dạy rằng, Phàm phu thỏa mãn với những gì mình đang có, giống như con giòi trong đống phân. Nó thấy rằng, đống phân của nó to hơn đống phân của con kia. Bậc thánh là con người đứng nhìn hai cái đống phân đó. Bài kinh đó nói rất nặng, rất nặng, nhưng mà rất đúng. Cho nên, Ngài nói là kẻ phàm phu tự hào, tự đắc, tự mãn, tự kiêu, tự tôn, tự đại với những gì mình có mà họ không biết đó là niềm tự kiêu của con giòi nó đang so sánh đống phân của nó với đống phân kế bên. Bởi vì, nếu trong một cái nhìn rốt ráo triệt để nhất, thì mọi hiện hữu nó không có lý do gì để tiếp tục. biết nói nghe hiểu không ? ngày hôm qua tôi đã nói cạn lời rồi, bà con mặt cứ đơ ra. Đó là, chúng ta không có lý do gì tiếp tục tồn tại, chúng ta có sống trong một cái điều kiện đẹp nhất thơ mộng nhất lãng mạn nhất trữ tình nhất rồi thì sao ? nó cứ quay hoài. Hai đứa cầm tay nhau tiên đồng ngọc nữ bay hoài trong vũ trụ, ghé ngang những hành tinh tràn đầy ánh sáng xanh vàng đỏ tím, nhạc trời réo rắc thơm ngát, kim cương đầy cả bụm cả vốc, ngày xưa ở dưới mặt đất kim cương quý, chàng quỳ xuống trao cho nàng chiếc nhẫn « marry me » bây giờ ôm nguyên một bụm đưa cho nàng, nàng hất vô mặt. trên đó nhiều dữ lắm. có nghĩa là bao nhiêu giá trị trên mặt đất, ở một thế giới nào đó nó không còn nữa. hiểu hả. mà chính vì mình không biết cái đó, mình tưởng những gì mình có là số 1. Và khi mình có nhiều quá mình tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Hiểu không ? mà nếu mình hiểu ra, cái thích của mình chỉ là cái thích của con sâu, con gì con gì con gì con chim nó thích ăn sâu thì thấy con sâu là gia tài, số một. Bà con ở đây có ai sợ sâu không ? các vị biết sâu là mâm cao cỗ đầy của rất nhiều con thú, các vị biết không ? theo tôi biết là nhiều người nhà quê họ thích dùng con sùng, con sâu để mà câu cá. Dạ, con cá nó thích cái gì mà loe ngoe, loe ngoe mà tanh tanh là nó thích lắm. mà trong khi đối với mình, chỉ cần quý vị đang ngồi mà tôi thấy có một con sâu nó trên người quý vị là nó đã cỡ nào. Mà trong khi đó là món ăn khoái khẩu của nhiều chúng sinh. Giờ hiểu chưa ? Hiểu được cái đó mới thấy ghê gớm. và tôi nói cái này cho quý vị rùng mình, hôm nay trước mặt tôi có bao nhiêu tiến sĩ, dược sĩ, bác sĩ, nha sĩ, nhưng mà đâu có ai ngờ rằng, cái chủng tử ăn thịt sống, uống máu tươi, và ăn phân người đang hiện hữu đầy đủ trong người, từng người ở đây, quý vị có tin không ? có nghĩa là ở đây có những người không ăn được sushi, có những người không ăn được thịt tái, có nhiều người không ăn được tiết canh đúng không ? nhưng quý vị đâu có ngờ là khả năng uống máu tươi ăn thịt sống trong người của quý vị đang còn, là chỉ cần quý vị tắt thở, quý vị sanh về châu phi, vô bụng một con beo, một con sư tử thì cái khả năng ăn thịt sống nó cuồn cuộn sống dậy, hiểu không ? mình chỉ cần đi ngang một đứa bé mà chưa được thay tã mình đã nghe mùi khó chịu mà mình đâu có ngờ có kiếp mình vục mặt vào trong đống phân mà ăn. Nghe kịp không ? mà cái kiếp đó không có xa, maybe là tomorrow. Học đạo là để phanh phui teng beng mấy cái đó ra. Có những người yêu đời quá, họ nghe tôi nói, họ nói : con không có sợ. con thấy đâu đến nỗi. thì mình thương họ, mình thấy họ sống lạc quan thì mình cũng vui. Nhưng mà mình cũng lo là bởi vì, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, bò con không sợ cọp, điếc không sợ súng. Diếc không sợ súng. Bởi vì, tôi nhắc lại một lần nữa, một đời chân tu một đời làm cao tăng, chết rồi chưa chắc đi lên, vì vô số nợ cũ chưa trả dứt, có hiểu không ? một đống chủ nợ nó đang đứng ngay cái giường chết nó chờ, nó đòi. Nghe hiểu không ? Hên, thì quả lành đến rước đi, mà xui thì quả xấu đến rước đi. Trong kinh nói, quả xấu đối với mỗi người nó giống như kẻ thù chờ chực sẵn để hại ta, quả lành với mỗi người giống như thân nhân chờ đợi người xa về. hiểu không ? chứ mình không biết lúc mình tắt thở đứa nào nó chờ mình ở đó, một là người thân ôm một vòng hoa tươi chờ mình bước xuống sân bay để cho ăn cỗ hay là một thằng nó cầm mã tấu nó đang chờ mình. Mình không biết. mà có cái chẳng qua, trong kinh nói, mình thiều ba la mật. Duyên lành để thoát nghèo, túng thiếu, mình không có đủ. Cho nên hôm nay khi nghe Phật pháp một là mình không muốn nghe, hai là mình nghe mà mình thấy khó chấp nhận, ba là mình nghe với một tâm thức là mau bị đầy. đứng trước một dòng sông lớn, đi lấy nước về thì không phải ai cũng có khả năng mang nước về giống nhau. Vì sao ? vì đô chứa hình như cũng hơi khác nhau. Có người họ lấy cái thùng 5 lít, có người lấy thùng 10 lít, có người lấy cái rổ đem theo. Tôi nhìn đây tôi thấy nguyên đống rổ. hiểu không ? đi lấy nước mà mỗi đứa cắp cái rổ. hiểu không ? về tới nhà cái rổ còn nước là hên, đa phần là khô queo. Di gánh nước về mà đi nước bằng rổ thì gánh nỗi gì. Có bả thì lấy chai dầu xuân thạch mang theo. Rồi có bà gánh về mà không biết xài cái gì. Có vụ đó nữa.

    Cái đám đi ra sông lấy nước nó có đủ hạng hết. có hạng lấy rổ lấy nước về, có hạng lấy chai dầu xuân thạch ra lấy nước về, có hạng gánh nguyên thùng nước về rồi không biết gánh về để làm cái gì. Có nghĩa là có những hạng học rất giỏi, khiêng được hai thùng nước, nhưng mà, cái hạng này trong kinh nói, giống như là người đi trên biển, nước bao la mà vẫn chết khát, hiểu cái đó không ? mà nói vậy thôi, dầu gì cũng có bốn hạng người :

    Hạng thứ nhứt, có học mà không hành.

    Hạng thứ hai, có hành mà làm biếng học.

    Hạng thứ ba, vừa có học, vừa có hành.

    Hạng thứ tư, là cả hai đều zero.

    Thì tối thiểu, mình học không có hành nó cũng đỡ, bởi vì mình không có tu mà mình bày cho thằng khác nó tu cũng đỡ, còn đứa không có học là chết cả hai đứa. Hai đứa ôm nhau chết chìm. Còn nếu mình học mà mình không có hành là ít ra mình cũng có cái phao liệng cho thằng khác rồi mình vẫy tay chào nhau. Mình chết đuối mình liệng thằng kia được cái phao, cái đứa mà nó không biết lội mà nó cũng không xài phao thì nó mà thằng chơi chung với nó cũng đuối luôn. Các vị có biết một chuyện là người chết đuối thường hay nắm nhau, các vị biết chuyện đó không ? cho nên, dầu là đi cứu người thân, chuyện đầu tiên là dzộng vô mặt nó trước cái đã. Chứ để mà nó nắm, nó ôm là chết cả hai. Nếu muốn nắm là phải nắm một cách khôn ngoan, dặn nó, là bây giờ you nằm yên, you để tui làm sao tui làm, còn hai nữa là you chỉ vịn hờ, chứ you hoảng you ôm chặt tui là hai đứa chúa gọi cùng một lúc. Cho nên là, cứu người cũng là một nghệ thuật. trong kinh nói, không hề có chuyện, một người đang ở trong đầm lầy lại có thể cứu được người khác. bản thân mình phải có thành tựu gì đó thì mình mới cứu được người khác, hiểu không ? thì ở đây á, phải học giáo lý, rồi bà con muốn hành thiển chỉ thiền quán, samatha, vipasssana gì đó thì là chuyện khác, nhưng mà chuyện đầu tiên nhớ dùm tôi cái này. Có người hỏi tui là, sư ơi, sao con thấy con phận mỏng phước ít trí con nó cạn con buồn quá, không biết ngày xưa con có tu hay không mà học đạo con học rất là dở. con nghe thầy giảng ba la mật mà con không biết con có ba la mật hay không. Tui nhớ tui đã trả lời, theo trong kinh là thế này, mình không cần biết ba la mật của mình, cái kiếp đó không quan trọng, mà cái quan trọng là mình testing. Testing bằng cách nào ta ? mình cố gắng mình học như có thể, mình cố gắng mình hành như có thể, nếu ba la mật nó đủ thì tự nhiên có những cái thành tựu mà mình không có lường được, hiểu không ? chứ còn cái chuyện mình thắc mắc mình có phước, con có đủ duyên đắc đạo đời này không ? cái chuyện đó không quan trọng, mà cái chuyện quan trọng nhất là « Tận nhân lực mới tri thiên mệnh » tức là làm hết sức mình đi, rồi cái phần còn lại tính sau. Mà tây nó cũng có một câu là : Trời chỉ cứu đứa nào biết tự cứu. có còn nhớ cái chuyện một ông linh mục mùa nước lũ, nguyên đám giáo dân nó nói, cha ơi cha, cha lên thuyền đi cùng tụi con. ổng nói, không, chúa không có bỏ cha. Một lát sau, cảnh sát đưa ca nô tới, nói, không, chúa không bỏ cha. Lát sau, nước ngang tới đây (cổ) trực thăng tới, nói, không chúa không bỏ cha. Và năm phút sau ổng về trời, ổng trách chúa, chúa không cứu con, thì chúa nói, chúa đã gởi cảnh sát, giáo dân và trực thăng tới, mà ảnh không có lo, không có chịu đi. Câu chuyện nó hay vô cùng. Câu chuyện đó phải xăm lên trán. Câu chuyện nó rất là hay. Có nghĩa là ổng đã hiểu sai về chúa, ổng tưởng Chúa trời là một bàn tay bằng vàng, sáng lòa từ trên đưa xuống rồi bồng ổng lên. Không phải. mà chúa hiển hiện trong mọi hình thức. Phật pháp cũng vậy. Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật pháp không rời thế gian. Mình có thể thấy bóng dáng của Đức Phật ở bất cứ mọi nơi. Lời dạy của Đức Phật phảng phất, và bàng bạc khắp nơi, mình hiểu sai về chúa trời, bên đạo chúa, còn bên đạo Phật, mình hiểu sai về Phật pháp./.