Hướng dẫn bầu trực tiếp bí thư tại đại hội

[Baonghean.vn] - Việc bầu cử trong đại hội đảng bộ các cấp là một trong những nội dung, yêu cầu về công tác nhân sự. Trong đó, việc ứng cử, đề cử trong đại hội sẽ được thực hiện theo quy chế bầu cử trong Đảng và các văn bản hiện hành liên quan.

Theo Hướng dẫn 26 - HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về “Một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, nếu danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư không đúng với đề án đã được cấp trên thông qua thì thực hiện theo các bước sau:

- Kịp thời báo cáo để xin chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp có thẩm quyền;

- Sau khi có ý kiến chỉ đạo mới thì tiếp tục tiến hành bầu cử hoặc dừng việc bầu cử này lại tại đại hội để tiếp tục chuẩn bị.

Riêng với đồng chí được dự kiến giới thiệu vào chức chủ nhiệm ủy ban kiểm tra mà không trúng cử vào cấp ủy thì cấp ủy khóa mới phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cấp trên để tiếp tục chuẩn bị. Khi đó, có thể sẽ tiếp tục giới thiệu nhân sự mới hoặc tạm dừng việc bầu chức danh này.

Lưu ý: Những nơi thí điểm đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy [gồm cả cấp cơ sở] thực hiện theo tinh thần Hướng dẫn số 34-HD/BTCTW, ngày 8/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương. Ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể xác định tỷ lệ phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, có hiệu quả chủ trương này đối với đảng bộ cấp huyện, cấp xã trực thuộc.

Việc bầu Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy trực tiếp tại đại hội về cơ bản được tiến hành theo Hướng dẫn 34-HD/BTCTW, ngày 8/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh Nguyên Sơn

Mục 3.2 [Hướng dẫn số 34-HD/BTCTW ngày 8/10/2009 của Ban Tổ chức Trung ương] về “Quy trình đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy” như sau:

[1] Sau khi đại hội bầu và công bố kết quả bầu cử ban chấp hành đảng bộ khóa mới, đoàn chủ tịch đại hội tổ chức lấy ý kiến [bằng phiếu] của đại biểu dự đại hội giới thiệu nhân sự bí thư cấp ủy trong số các đồng chí vừa trúng cử vào ban chấp hành đảng bộ khóa mới.

[2] Ban kiểm phiếu của đại hội thu phiếu, kiểm phiếu, báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại biểu đại hội với đoàn chủ tịch đại hội và cấp ủy khóa mới.

[3] Cấp ủy khóa mới họp [triệu tập viên của phiên họp này, thực hiện theo Khoản 1, Điều 22, Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW ngày 17/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X], tiếp thu ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp [ý kiến của ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh đối với đảng bộ cấp huyện; ý kiến của Bộ Chính trị đối với đảng bộ cấp tỉnh] về phương án nhân sự bí thư cấp ủy; nghiên cứu danh sách cán bộ được quy hoạch vào chức danh bí thư và phương án nhân sự bí thư khóa mới của cấp ủy cấp triệu tập đại hội; kết quả giới thiệu nhân sự bí thư của đại biểu đại hội; trên cơ sở đó mà thảo luận, tiến hành giới thiệu bí thư cấp ủy [bằng phiếu kín]. Sau đó, các cấp ủy viên khóa mới trở về các đoàn đại biểu để thực hiện việc ứng cử, đề cử chức danh bí thư cấp ủy tại đoàn.

[4] Ứng cử, đề cử chức danh bí thư cấp ủy tại các đoàn đại biểu theo trình tự:

- Đại diện cấp ủy khóa mới thông báo với đoàn đại biểu một số nội dung để các đại biểu tham khảo trước khi tiến hành ứng cử, đề cử chức danh bí thư cấp ủy bao gồm: ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp về phương án nhân sự bí thư cấp ủy; kết quả giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh bí thư của các đại biểu dự đại hội; phương án nhân sự bí thư cấp ủy do cấp ủy khóa mới giới thiệu.

- Các đại biểu trong đoàn trao đổi ý kiến, sau đó ứng cử, đề cử chức danh bí thư cấp ủy theo mẫu phiếu do đoàn chủ tịch đại hội phát hành.

[5] Đoàn chủ tịch đại hội tập hợp danh sách ứng cử, đề cử từ các đoàn đại biểu; thông báo kết quả với cấp ủy khóa mới.

[6] Đại hội tiến hành bầu bí thư cấp ủy. Tùy từng trường hợp mà xử lý như sau:

- Trường hợp danh sách ứng cử, đề cử chức danh bí thư cấp ủy của đại hội đúng với phương án nhân sự đã được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý; hoặc trường hợp đa số đại biểu dự đại hội [trên 50% tổng số đại biểu được triệu tập] đề cử nhân sự khác với phương án nhân sự đã được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý nhưng nhân sự này có trong quy hoạch chức danh bí thư cấp ủy khóa mới, thì đại hội tiến hành bầu bí thư cấp ủy, không phải báo cáo, xin lại ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp.

- Trường hợp đa số đại biểu dự đại hội [trên 50% tổng số đại biểu được triệu tập] đề cử nhân sự khác với phương án nhân sự đã được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý, nhưng nhân sự này không có trong quy hoạch chức danh bí thư cấp ủy khóa mới, thì cấp ủy khóa mới họp thảo luận, cân nhắc kỹ và biểu quyết [bằng phiếu kín] về nhân sự được đa số đại biểu đại hội giới thiệu:

+ Nếu đa số cấp ủy viên khóa mới [trên 50% tổng số cấp ủy viên khóa mới] nhất trí với phương án nhân sự được đa số đại biểu đại hội giới thiệu, thì đại hội tiến hành bầu cử, không phải xin lại ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp.

+ Nếu đa số cấp ủy viên khóa mới không nhất trí với phương án nhân sự được đa số đại biểu đại hội giới thiệu, thì cấp ủy khóa mới phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp.

- Nếu đại hội bầu chức danh bí thư cấp ủy lần thứ nhất không có đồng chí nào trúng cử thì cần thảo luận kỹ trước khi bầu lần thứ hai. Nếu bầu lần thứ hai vẫn không có ai trúng cử thì việc đại hội có bầu tiếp hay giao lại cho ban chấp hành đảng bộ khóa mới bầu bí thư cấp ủy [theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng] là do đại hội quyết định.

- Danh sách bầu bí thư cấp ủy có thể có số dư hoặc không có số dư.

BẦU TRỰC TIẾP BÍ THƯ TẠI ĐẠI HỘI: MỞ RỘNG DÂN CHỦ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa thành Kế hoạch số 141-KH/TU ngày 1/8/2019, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt nội dung chỉ thị, kế hoạch, đồng thời thành lập các tiểu ban: nhân sự, văn kiện phục vụ đại hội. Thành lập và triển khai các Tổ công tác do đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội đảng cấp huyện và cấp cơ sở; tương tự, các tổ công tác, tổ chỉ đạo cấp huyện cũng đã thường xuyên kiểm tra, giám sát cấp dưới, kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, giúp cơ sở chuẩn bị tốt hơn về văn kiện và công tác nhân sự. Chọn 02 đảng bộ trực thuộc để tổ chức đại hội điểm cấp huyện và tương đương; 35 TCCS đảng để chỉ đạo đại hội điểm, trong đó có 11 đảng bộ cơ sở được chọn thí điểm đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy.

Ngày đăng : 06/07/2020 Xem với cỡ chữ

Bản in

Trong quá trình thực hiện, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo đối với ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc để công tác đại hội được an toàn, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch, đồng thời đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Từ trước đến nay, đa số đại hội Đảng các cấp tiến hành bầu cử theo cơ chế đại hội bầu ban chấp hành khóa mới, sau đó ban chấp hành lựa chọn, bầu bí thư trong số cấp ủy viên vừa trúng cử. Có thể nói phương thức bầu cử này, có ưu điểm là bầu được người nằm trong phương án nhân sự, nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của các thành viên cấp ủy khóa mới… Tuy nhiên, cơ chế bầu này cũng ít nhiều làm giảm tính cạnh tranh trong bầu cử; phạm vi hẹp chỉ trong các thành viên cấp ủy khóa mới. Để đại hội bầu với sự có mặt các đại biểu dự đại hội thì uy tín, trách nhiệm của người được bầu được trải rộng và đánh giá toàn diện hơn; đại biểu dự đại hội được phát huy tối đa quyền của mình trong lựa chọn nhân sự lãnh đạo.

Bên cạnh tính ưu điểm của bầu trực tiếp bí thư tại đại hội, thì thực tiễn cho thấy, hình thức này cũng tiềm ẩn rủi ro và có thể khiến đại hội phải kéo dài ngoài kế hoạch nếu người được bầu không có đủ số phiếu đồng thuận quá bán; rủi ro này là hoàn toàn có cơ sở nếu chúng ta không làm tốt các khâu, các bước về nhân sự, không coi công tác nhân sự là then chốt. Chính vì thế, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị “Về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” nêu rõ việc thực hiện chủ trương thực hiện bầu trực tiếp bí thư ở những nơi có điều kiện bầu trực tiếp. Đó là những nơi việc lựa chọn người đứng đầu phải được thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch, công phu. Nhân sự được lựa chọn phải là người được thực tiễn thừa nhận, khẳng định.

Với tinh thần đó, Quảng Trị đã chọn 11 đảng bộ cơ sở [chiếm 2,2% số TCCSĐ trong tỉnh] để thực hiện thí điểm đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy; đây là những đảng bộ cơ sở trong sạch, vững mạnh, cấp ủy đoàn kết, thống nhất cao, không nảy sinh các vấn đề tiêu cực, phức tạp. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng nhờ sớm chủ động thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế-xã hội và tổ chức thành công đại hội đảng các cấp, vì vậy đại hội các chi, đảng bộ cơ sở vẫn diễn ra đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Đến thời điểm hiện tại, Quảng Trị đã cơ bản đã tổ chức hoàn thành đại hội cấp cơ sở [99%]. Đối với những đơn vị được chọn đại hội điểm và thí điểm trực tiếp bầu bí thư cấp ủy đã tổ chức thành công đại hội, đặc biệt là các đảng bộ được chọn thí điểm đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy cơ sở đã thực hiện tốt các yêu cầu, quy định của Trung ương. Công tác nhân sự của các đại hội được chuẩn bị kỹ, cẩn thận, chắc chắn trên cơ sở tiêu chuẩn, quy hoạch và phẩm chất, năng lực, uy tín của nhân sự lựa chọn. Tại các đại hội bầu trực tiếp bí thư, nhân sự trúng cử đều đúng với phương án chuẩn bị, nhân sự đại hội giới thiệu, bầu một lần đủ số lượng theo quy định; các đồng chí trúng cử bí thư cấp ủy với số phiếu bầu đạt cao [từ 96% trở lên], trong đó có 05 đồng chí đạt 100%.

Thực tiễn cho thấy, khi bí thư được đại hội trực tiếp bầu, thì uy danh, tiếng nói, vai trò của bí thư sẽ có trọng lượng hơn, lan tỏa hơn trong cấp ủy khóa mới nói riêng, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn đảng bộ nói chung. Và do đó, khi được nhiều người nhất trí giới thiệu, đề cử và bầu giữ chức người đứng đầu cấp ủy, bí thư mới sẽ có điều kiện phát huy tốt hơn vai trò trách của mình trước Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương. Việc bầu trực tiếp bí thư tại đại hội không chỉ góp phần nâng cao vị thế, uy tín cầm quyền của Đảng trong tình hình mới, mà còn bảo đảm cho cơ chế bầu cử trong Đảng không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, phù hợp với trình độ dân trí ngày càng cao và xã hội văn minh; phù hợp với xu hướng phát triển dân chủ hiện nay. Chủ trương này không những là tiền đề mở rộng dân chủ, củng cố sự đoàn kết, thống nhất mà còn là xu hướng tất yếu, phát huy trách nhiệm và quyền dân chủ trực tiếp của đảng viên; góp phần tạo nên sự thống nhất giữa ý đảng với lòng dân trong việc lựa chọn người đứng đầu cấp ủy đảng đồng thời đứng đầu HĐND, UBND. Đây cũng là nhân tố tích cực, điểm sáng trong “bức tranh” đại hội cơ sở.

Thiết nghĩ, Trung ương cần tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai chủ tương này theo diện rộng từ đại hội đảng bộ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.Hải Yến- VPTU

Lê Thùy Trang

Lần xem: 813

Go top

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề