Hồn ở đâu bây giờ nghĩa là gì

        Vũ Đình Liên bước vào Thơ mới với tấm lòng cảm thương chân thành mang nặng niềm hoài cổ. Trong đó, "Ông đồ" là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

        Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đối dỏ. Nhưng nay, cũng thời điểm khi đào nở, ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

                                   "Năm nay đào lại nở                                                

                                    Không thấy ông đồ xưa".

        Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác "đào lại nở". Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Tết đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm tết, đón chào năm mới đầy hi vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là " cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không còn nữa, trong mỗi dịp tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Giờ đây chỉ là sự trống trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái "di tích tiều tụy đúng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhấn chim cuộc sống oủa các ông đổ Vũ Đình Liên xót xa:

                            "Những người muôn năm cũ

                             Hồn ở đâu bây giờ?"

        Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh "Những người muôn năm cũ" và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay.  Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

        Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái "vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng -  tấm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.

Ngô Thị Phương Anh Trường THCS chuyên Ý Yên

Loigiaihay.com

Đề bài: Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Hồn ở đâu bây giờ nghĩa là gì

Bài văn mẫu Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ

Bạn đang xem: Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ

Bài làm:

Vũ Đình Liên bước vào Thơ mới với tấm lòng cảm thương chân thành mang nặng niềm hoài cổ “Ông đồ” là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

“Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đối dỏ. Nhưng nay, cũng thời điểm khi đào nở, ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”.

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Tết đến,

xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm tết, đón chào năm mới đầy hi vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là ” cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không còn nữa, trong mỗi dịp tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Giờ đây chỉ là sự trống trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tụy đúng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhấn chim cuộc sống oủa các ông đổ Vũ Đình Liên xót xa:

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và

thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ”Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái “vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng – tấm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.

——————-HẾT——————-

Bên cạnh Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Cảm nhận về bài thơ Ông đồ hay phần Bình giảng 2 khổ thơ trong bài Ông đồ nhằm củng cố kiến thức của mình.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn:

Dòng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?

Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:

Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?

 Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn?

Hồn ở đâu bây giờ nghĩa là gì

TẾT NÓI CHUYỆN LINH HỒN…


“Năm nay đào lại nở

Không thấy Ông Đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Hồn ở đâu bây giờ nghĩa là gì

Bài thơ được đặt trong dòng ‘Thơ Mới’ bên cạnh các tác phẩm nổi tiếng của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Xuân Diệu…

Tuy nhiên thời thế đã thay đổi và người ta không chỉ buồn bã khi chỗ ông đồ xưa vẫn ngồi đã trống vắng mà còn cảm hoài, thậm chí đau đớn, vì bao nhiêu chuyện, bao nhiêu cảnh đời đã mất hẳn.

Cảnh các ông đồ nho ngồi viết thuê chữ, câu đối Tết mỗi độ xuân về cứ mai một dần đến lúc chỉ còn là hoài niệm…

Nhưng đối với tôi, hai câu cuối làm tôi trăn trở khôn nguôi:

“Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

“Hồn” ở đây, ngoài ý nghĩa hồn thơ, cốt cách, văn phong, văn hóa, triết lý cuộc đời, nhân tình thế thái, tinh túy của tác phẩm, sự sống còn của bài thơ… mà dưới nhãn quan của người tin Chúa, thì “Hồn” phần linh của con người nó đang ở đâu, khi Ông Đồ không còn hiện hữu. Đây là một câu hỏi lớn, một vấn nạn muôn thủa mà con người không có lời giải đáp thỏa đáng, duy chỉ có Thánh Kinh lời mặc khải từ Thượng Đế con người mới hiểu thấu được.

Đời người ngắn ngủi chóng qua, và đáp số cuối cùng là sự chết, thi sĩ Tản Đà ghi lại mấy vần thơ đầy bi quan, ông ngẫm nghĩ đời người mỏng manh như cánh phù du của các loài hoa cỏ như sau:

“Hoa ơi! hoa hỡi hoa hời!

Đang ở trên cành bỗng chốc rơi

Nhụy mềm cánh úa

Hương nhạt màu phai

Sống chữa bao lâu đã hết đời”.

Thưa các bạn thân mến!

Một tia sáng lóe lên cuối đường hầm, một niềm hy vọng lớn lao được kích hoạt, một thiên lộ được khải tỏ, một con đường đã được mở ra trong Chúa Cứu Thế Giê-su, một câu trả lời đầy thẩm quyền của Đấng tạo hóa, cho câu hỏi:

“Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”  được trả lời  sau đây:

Hồn ở đâu bây giờ nghĩa là gì

Khi linh hồn ra khỏi thể xác, thì con người mất sự sống, tức là họ đã chết, họ sẽ về bên kia thế giới, thử hỏi lúc này linh hồn sẽ đi về đâu? Mọi người đang dò tìm và Huy Cận cũng không ngoại lệ.

Trong một bài thơ có tên Huy Xuân, nhà thơ Huy Cận viết tặng cho Xuân Diệu khi ông còn ở Sầm Sơn 27/07/1986, rất tiếc Xuân Diệu chưa nhận được, vì ông ra đi trước đó 7 tháng, sớm quá:

“Biển lớn băng qua ấy biển đời

Biển vào vũ trụ ánh sao mời

Diệu dò thế giới bên kia trước

Khỏi lạ đường đi Cận tới nơi”.

Trịnh Công Sơn thì than thở trong một bài hát có tên Đời gọi em biết bao lần:

“Đi về đâu hỡi em

Khi trong lòng không chút nắng”… …và rồi Trịnh Công Sơn ra đi ngày 01/04/2001 mà không hề chuẩn bị cho chuyến ra đi đời đời của mình.

Phan Khôi, một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo kỳ cựu, một học giả uyên thâm, người cùng giáo sĩ Candman đã bỏ ra ít nhất năm năm để dịch thuật Kinh Thánh ra Việt ngữ cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và hoàn thành năm 1926, gần 100 qua tín hữu Tín Lành trong nước và hải ngoại đều yêu mến bản Kinh Thánh truyền thống này, vậy mà ông chưa từng tiếp nhận Chúa, tiếc lắm thay!

Kinh Thánh lời Đức Chúa Trời cho biết:

– “…và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó.” Truyền-đạo 12:7

– Khải-huyền 14:13, “Tôi nghe có tiếng đến từ trên trời rằng: Hãy viết lấy: Từ rày, phước thay cho những người chết là người chết trong Chúa!”

Sự chết cho người không tin Chúa là một thảm họa là một án phạt, sự chết thể xác dẫn đến sự chết tâm linh và sự chết đời đời phân rẽ với Đấng Tạo hóa mãi mãi ở nơi cực hình. Sự chết của người tin Chúa là một giấc ngủ chờ đợi sự cứu chuộc của Chúa Jêsus-Christ để bước vào sự sống vĩnh cửu, khi ngày Chúa Jêsus-Christ tái lâm chung kết cõi đời.

… Một cụ già nằm trên giường bệnh được chuyển đi trên hành lang trong một nhà thương, bà ngoáy cổ lên và nói với cô y tá:

“Các cô ơi! thông cảm cho… vì tôi đã ngoài 93 tuổi rồi”… bà thổn thức:

“Tôi không trẻ lại được nữa, vì đời người là một con đường một chiều đi từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, trên con đường đó không ai có thể trở lại được.”

Nhưng thưa quý vị cùng các bạn!

Con đường một chiều không phải là một con đường cụt không lối thoát, mà là con đường dẫn đến một hướng nhất định. Mời bạn bước vào con đường ấy – Chúa Jêsus Christ đã phán:

“Chính Thầy là đường đi chân lý và sự sống, không có ai đến với Thượng Đế mà không qua Thầy”. Giăng 14:6.

Vậy, quý vị và các bạn đã nghe lời nầy, mà bằng lòng tin nhận Chúa Jêsus-Christ ngay hôm nay, thì Ngài sẽ ngự vào lòng Qúy vị và các bạn ngay tức khắc. Ngài sẽ ban cho quý vị và các bạn một cuộc sống vĩnh phúc.

Mời bạn bước vào cuộc sống mới như như lời Ngài đã hứa:

“Nhưng hễ ai đã tiếp nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép để trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” Giăng 1:12.

Ước mong qúy vị và các bạn tìm gặp được Chúa trong cuộc đời ngắn ngủi ở trần gian này. Lời Chúa hứa là thành tín, vẫn còn nguyên vẹn trong Thánh Kinh:

“Các ngươi tìm và gặp Ta, khi các người tìm kiếm ta cách hết lòng”. Giê-rê-mi 29:13

Kính chúc qúy vị và các bạn một năm mới 2021 nhiều may mắn và gặp được Chúa xuân đích thực trong cuộc đời của mỗi một chúng ta!

Hồ Ga-li-lê- Xuân 2021.