Hội thi văn nghệ 20-11 tran dang ninh nam dinh

Ngày 20/11 – Ngày nhà giáo Việt Nam từ lâu đã trở thành một ngày lễ trọng đại, không thể thiếu trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là dịp để mọi người tri ân và tôn vinh, gửi lời chúc và những món quà ý nghĩa nhất đến những nhà giáo – người lái đò đã dìu dắt bao thế hệ học trò nên người. Đây là dịp lớp lớp các thế hệ học trò lại bồi hồi hướng về những người thầy, người cô của mình với những tình cảm đong đầy nhất.

Hòa chung không khí đó sáng ngày 20/11 Ocean Edu Nam Định đã tới tặng hoa cho các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP Nam Định và gửi lời chúc đến các thầy cô giáo của các trường.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại trong ngày 20/11:

Tham gia meeting chào mừng ngày 20/11 và tặng hoa trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Tham gia meeting chào mừng ngày 20/11, tặng hoa và chụp ảnh kỷ niệm với hiệu trưởng trường THCS Trần Đăng Ninh

Tham gia meeting chào mừng ngày 20/11 và tặng hoa trường tiểu học Chu Văn An

Tặng hoa trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tặng hoa trường tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng hoa trường THPT Nguyễn Khuyến

Tặng hoa trường tiểu học Nam Vân

Tặng hoa trường THCS Hoàng Văn Thụ

Tặng hoa trường THPT Trần Hưng Đạo

Tặng hoa trường THCS Quang Trung

Tặng hoa trường THCS Phùng Chí Kiên

Tặng hoa trường THCS Lương Thế Vinh

Nhân ngày hiến chương các nhà giáo Việt nam, Ocean Edu xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Ocean Edu Nam Định hy vọng trong thời gian tới các thầy cô sẽ luôn ủng hộ và đồng hành với các chương trình của trung tâm.

Những năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Học sinh Trường Mầm non Sao Vàng biểu diễn tại lễ tuyên dương thành tích học sinh giỏi thành phố Nam Định năm học 2018-2019.

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong [thành phố Nam Định] hiện có gần 20 câu lạc bộ sinh hoạt đa dạng các loại hình; trong đó tiêu biểu là các câu lạc bộ: Văn học dân gian, sáng tác văn học, nghệ thuật [ca - múa - nhạc], nhảy hiện đại… Câu lạc bộ nghệ thuật của trường gồm 50 thành viên có năng khiếu hát, múa, biểu diễn nhạc cụ. Ngoài biểu diễn các tiết mục ca múa hiện đại, một số thành viên câu lạc bộ còn hát các điệu dân ca. Câu lạc bộ tham gia hầu hết các hoạt động văn nghệ của trường nhân dịp khai giảng năm học mới, kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam [20-11]… Hoạt động hiệu quả, sôi nổi, câu lạc bộ góp phần nuôi dưỡng, chắp cánh ước mơ cho những thành viên có thiên hướng lựa chọn con đường nghệ thuật trong tương lai. Vào tháng tám hàng năm, nhà trường tổ chức “Ngày hội câu lạc bộ”; các câu lạc bộ tham gia triển lãm hoạt động trong năm qua, tuyển thành viên mới và kêu gọi tài trợ. Bên cạnh đó, nhà trường duy trì hoạt động trong giờ ra chơi bằng hình thức thi “Vũ điệu trẻ” vào thứ ba, thứ năm hàng tuần. Các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả đã tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.

Nhiều năm qua, Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo [thành phố Nam Định] luôn trong “tốp” đầu về tỷ lệ học sinh giỏi môn Ngữ văn và hội thi văn nghệ cấp tỉnh. Góp phần vào kết quả trên, từ năm 2013, Ban giám hiệu trường đã chỉ đạo tổ Ngữ văn thí điểm phương pháp dạy văn theo hình thức “Sân khấu hóa” tác phẩm văn học. Từ năm 2015 đến nay, phương pháp này được nhân rộng ở các khối lớp học. Để tổ chức các chương trình sân khấu hóa tác phẩm văn học, các giáo viên phụ trách chuyên môn chuẩn bị kỹ việc lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ từng thành viên, vận động kinh phí từ nguồn xã hội hóa… Các lớp cử đại diện để bốc thăm tác phẩm văn học trong chương trình học của từng khối, sau đó chuyển thể tác phẩm văn học thành tiểu phẩm, kịch, múa dân gian, múa đương đại, múa bóng, ngâm thơ, kể chuyện; nhạc kịch... Đặc biệt, trường còn mời diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Nam Định bồi dưỡng, hướng dẫn để học sinh có kỹ năng biểu diễn nhập vai trên sân khấu.

Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nam Định chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong môi trường học đường. Để phát triển phong trào văn nghệ, vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ [8-3], Ngày thành lập Đoàn [26-3], Ngày Nhà giáo Việt Nam [20-11], các trường học đều tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật. Riêng với bậc mầm non, các nhà trường đã thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các hoạt động tập thể như: Tổ chức hội diễn, giao lưu văn nghệ giữa giáo viên các nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ như: Cuộc thi bé kể chuyện, hát hay cấp trường nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi [1-6], Tết Trung thu, Tháng hành động vì trẻ em, Ngày hội đến trường của bé… Các trường học đều thành lập các đội văn nghệ với số lượng từ 10-20 học sinh, sinh hoạt đa dạng các thể loại: ca múa nhạc, kịch, chèo, hát dân ca. Tiêu biểu là các trường mầm non: Sao Vàng, 8-3, Hoa Sen…; các trường tiểu học: Trần Quốc Toản, Chu Văn An, Phạm Hồng Thái, Lê Quý Đôn; các trường trung học cơ sở: Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Lý Tự Trọng…

Huyện Nam Trực hiện có 6 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên, 33 trường mầm non, 33 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở. Ở tất cả các trường học đều thành lập các đội văn nghệ. Trường Trung học phổ thông Trần Văn Bảo là đơn vị có phong trào văn nghệ mạnh. Hàng năm trường đều tổ chức thi văn nghệ giữa các khối lớp 10 và lớp 11; tổ chức chương trình văn nghệ lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa như chương trình rung chuông vàng, đố vui để học… Phong trào văn nghệ tại các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non trong huyện cũng phát triển sâu rộng, tiêu biểu như trường tiểu học: Nam Mỹ, các trường mầm non: Nam Chấn, Nam Dương, Nam Hoa, Nam Thịnh; các trường Trung học cơ sở: Nam Hồng, Nam Thắng...

Ở huyện Nghĩa Hưng cùng với học sinh, hầu hết các trường học đều có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động và yêu thích văn nghệ. Để ủng hộ các hoạt động văn nghệ ở một số địa phương, phụ huynh học sinh đã tự nguyện đóng góp, mua tặng các thiết bị: loa, đài, âm ly để phục vụ các hoạt động chuyên môn, đồng thời hỗ trợ các hoạt động văn nghệ của trường. Đồng chí Phạm Hiền Giang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nghĩa Trung cho biết: Hoạt động văn nghệ được nhà trường tổ chức xuyên suốt theo kế hoạch năm học, bao gồm hai hình thức: Tổ chức đội văn nghệ giáo viên và xây dựng phong trào ca hát thường xuyên trong các lớp học, tạo điều kiện phát triển năng khiếu cho các em. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức chương trình văn nghệ lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khoá cho các bé như: Hội thi “Bé khỏe, bé ngoan”, “Bé khéo tay”, “Trình diễn thời trang cho bé”…

Để các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong trường học được tổ chức hệ thống, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đưa các loại hình văn nghệ dân gian vào trường học; thành lập các câu lạc bộ văn hoá văn nghệ. Hàng năm, các cấp học đều tổ chức đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ”, “Liên hoan đàn và hát dân ca”, “Tiếng hát hoa phượng hồng”…, thu hút nhiều học sinh và giáo viên tham gia. Nhiều trường học còn phát động giáo viên và học sinh sưu tầm các bài đồng dao, hát chèo, hát văn để đưa vào giảng dạy, tổ chức thi các làn điệu dân ca trong giáo viên, học sinh. Bên cạnh đó, hội thi “Giai điệu tuổi hồng” do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 2 năm một lần thu hút đông đảo học sinh trung học phổ thông tham gia biểu diễn các thể loại ca, múa, nhạc. Phong trào văn nghệ trong các trường học phát triển đã khẳng định hướng đi đúng của các trường học trong thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện./.

Chủ Đề